Mía Đường Lam Sơn
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Mía Đường Lam Sơn
Năm 2023

Mía Đường Lam Sơn

  • Email:
    info@thuonghieuvietnoitieng.com
  • Điện thoại:
    0964 807 488/ 0983837488 (Ms. Ngọc)

Thương hiệu Việt nổi tiếng - Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn. Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn. Công suất 1.500 tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp. Nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong cả nước. Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Nhà máy đường

Thời kỳ 1980 – 1988: Năm 1980 nhà máy bắt đầu xây dựng, thời gian xây dựng kéo dài hơn 5 năm, năm 1986 nhà máy đi vào sản xuất, đây là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới. Nhà máy thiếu vốn, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600 công nhân không có việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc phá dỡ chuyển đi nơi khác.

Thời kỳ phát triển 1989 – 1999: Đây là thời kỳ mười năm sáng tạo đổi mới từ Nhà máy phát triển thành Công ty. Nhà máy đã phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ hợp tác của các nhà khoa học, đặc biệt là bắt đầu từ việc xác định gắn bó với dân, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu là vốn, kỹ thuật, thị trường, vùng nguyên liệu được phát triển bền vững. Hiệp hội mía đường Lam Sơn, một mô hình kinh tế hợp tác mới liên kết giữa nông nghiệp gắn với công nghiệp, liên kết các thành phần kinh tế, tạo ra một mô hình liên minh Công – Nông – Trí thức, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía rộng, xanh tươi trù phú trên phạm vi 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá. Sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất, văn hoá xã hội của nông dân, công nhân được cải thiện và ngày càng nâng cao, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng Lam Sơn được đổi mới. Công ty trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh Công – Nông. Năm 1999 Công ty và Tổng giám đốc Lê Văn Tam (nay là Chủ tịch HĐQT) được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Trụ sở Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn

Thời kỳ 2000 – 2007: Ngày 06/12/1999 Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn từ ngày 01/01/2000, vốn điều lệ ban đầu: 186 tỉ đồng, đặc biệt là nông dân trồng mía cũng được mua cổ phần (22,5%), đây là lần đầu tiên ở nước ta người nông dân tham gia làm chủ doanh nghiệp. Hơn 8 năm qua sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân tăng từ 18-20% năm, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động, cổ tức đều tăng, vượt các mục tiêu đề ra. 

Các Nhà máy đường, Nhà máy cồn được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, ngành nghề kinh doanh được mở rộng. Thương hiệu Lasuco được vang xa và in đậm trên thương trường trong nước và ngoài nước, được Nhà nước khen tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý và các giải thưởng lớn của quốc gia, quốc tế.

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Lễ ký kết

Trụ sở chính với diện tích 46 héc ta tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng đất Lam Sơn lịch sử. Phía Đông giáp quốc lộ 15A và cách 4 km là sân bay quân sự Sao Vàng. Phía Tây giáp Đường Hồ Chí Minh, cách 3 km là đập Bái Thượng, cách 12 km là công trình thuỷ lợi thuỷ điện Hồ Cửa Đặt. Phía Bắc là Sông Chu, cách 3 km là Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Phía Namtheo đường Hồ Chí Minh cách 22 km là khu du lịch sinh thái quốc gia Bến En.

Ngày 09/01/2008: Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS.  Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, CNLĐ trên 1 nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao.

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Nhà máy đường Lam Sơn

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiền thân là nhà máy đường Lam Sơn (31/03/1980.), được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1999. Với hơn 35 năm kinh nghiệm hoạt động và sản xuất mía đường và nông sản trong nước và xuất khẩu ra thế giới, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luôn hy vọng mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm đứng đầu về chất lượng đi liền với việc an toàn sức khỏe.  Hơn thế nữa công ty muốn mang đến sứ mệnh nâng cao chất lượng đời sống và sự phát triển của nền kinh tế.

Lasuco tiên phong về áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và trồng trọt, công ty chúng tôi luôn không ngừng thay đổi để phù hợp và tạo ra những giá trị cho khách hàng cùng với cộng đồng. Với đội ngũ giám đốc, kỹ sư và công nhân lao động trên 1000 người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14.9%, 100% công nhân được lành nghề và trên 50 % là thợ bậc cao được đào tạo một cách bài bản về chuyên môn, những công trình nghiên cứu cùng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VASS) và các dự án hợp tác với các nước lớn như Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, công ty đòi hỏi ở chính bản thân mình sự hội nhập để học hỏi nhằm mang lại năng suất đi cùng với chất lượng, với hy vọng nâng tầm ngành mía đường và nông sản nước nhà.

Thân thiện với môi trường là sự cam kết lâu dài của công ty với cộng đồng cũng như là  chìa khóa dẫn đến sự phát triển bền vững của công ty chúng tôi, cơ sở vật chất có đủ điều kiện để kiểm soát môi trường với việc xử lý triệt để nước thải, ứng dụng bã thải mía, lá mía sản xuất than sinh học và viên nén nhiên liệu chất lượng cao phục vụ thị trường phân bón và chất đốt. Khu công nghệ cao được xây dựng đáp ứng 5 tiêu chí của chính phủ vừa đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật.

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Mía Lam Sơn

Lịch sử hình thành

  • Ngày 12/01/1980: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn; Công suất 1.500 tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp; 
  • Ngày 28/04/1984: Bộ Trưởng Bộ Công nghệ Thực phẩm (nay là Bộ NN & PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy Đường Lam Sơn. 
  • Ngày 02/11/1986: Nhà máy đường Lam Sơn đi vào sản xuất vụ đầu tiên 
  • Ngày 08/11/1994: Bộ Trưởng Bộ NN & PTNN ký quyết định số 14/NN/TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty Đường Lam Sơn 
  • Tháng 10/1995: Thành lập Hiệp hội Mía đường Lam Sơn trong đó Công ty Đường Lam Sơn giữ vai trò thành viên sáng lập. Hiệp hội là đầu mối giữa Doanh nghiệp-Nông dân-Trí thức, nơi gìn giữ lòng tin của bà con nông dân để hỗ trợ, thúc đẩy các chương trình trồng trọt, nhân giống, mở rộng vùng nguyên liệu mía cho nhà máy. 
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Khai trương hệ thống rau quả sạch Lam Sơn
  • Ngày 21/10/1996: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án Nhà máy đường Số II theo quyết định số 775/TTg với tổng mức đầu tư 451,098 tỷ đồng. Vụ 1998 -1999 dự án đã đi vào hoạt động đưa năng lực sản xuất của Công ty lên 6.500 TMN, gấp 2,6 lần trước đầu tư. 
  • Năm 1999: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn. Vốn điều lệ 150 tỷ đồng với thí điểm mô hình bán cổ phần ưu đãi cho người trồng mía. Từ ngày 01/01/2000 Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp. 
  • Năm 2004: đưa dự án Nhà máy Cồn số 2 công suất 25 triệu lít/năm với tổng mức đầu tư 163 tỷ đồng vào sản xuất, sau gần một năm xây dựng, lắp đặt. 
  • Ngày 09/01/2008: Cổ phiếu mã LSS của Lasuco chính thức được niêm yết và giao dịch tại sàn chứng khoán Hose theo quyết định chấp thuận số 182/QĐ-SGDHCM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. 
  • Ngày 08/03/2012: Công ty hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án nâng công suất Nhà máy đường số 2 từ 4.000 TMN lên 8.000 TNM với công nghệ tiên tiến gắn với Nhà máy điện 12,5MW, đưa tổng công suất toàn Công ty lên 10.500 TMN
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Mía đường Lam Sơn

Lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh: 

  • Công nghiệp đường, cồn, điện, nước uống có cồn và không có cồn. Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc. Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu. 
  • Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm. Chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm, kinh doanh thương mại, khách sạn, ăn uống. Xuất nhập khẩu các sản phẩm trên và máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 
  • Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp; nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị. Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp. 
  • Kinh doanh các ngành nghề không bị pháp luật nghiêm cấm 

Địa bàn kinh doanh của Công ty: 

  • Chủ yếu thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

Vị thế công ty

Hiện tại, toàn Công ty có 20 nhà máy đường, được trang bị công nghệ hiện đại và tiên tiến, với tổng công suất chế biến 7.000 tấn mía/ngày và sản lượng đường đạt bình quân 110.000 tấn/năm. Cạnh đó, công ty còn có 11 đơn vị sản xuất trực thuộc, là các nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm khác như: bánh kẹo, cồn thực phẩm, rượu xuất khẩu, sữa tươi, thức ăn gia súc, phân bón vi sinh tổng hợp. Bình quân mức tăng trưởng hàng năm của Công ty đạt từ 15-20%, tích luỹ vốn của doanh nghiệp đạt bình quân từ 10-15% , với mức lợi tức của các cổ đông hàng năm đạt bình quân trên 10%. 

TVC giới thiệu Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn

Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn cho biết: Trong năm 2008, Công ty đặt kế hoạch sản xuất đạt 1,2 triệu tấn mía, 125 ngàn đến 130 ngàn tấn đường; phấn đấu đến năm 2010, sản lượng đường sẽ đạt 200-250 ngàn tấn (tăng gấp 2 lần hiện nay), với tổng doanh thu đạt mức 3.500 tỷ đồng (trong đó xuất khẩu đạt 200 tỷ đồng), nộp ngân sách nhà nước 160 tỷ đồng/năm. 
  • Thúc đẩy công tác trồng mới và chăm sóc mía vụ 2009/2010 đảm bảo đạt 850.000 đến 900.000 tấn 
  • Nâng cao năng lực và hiệu quả công nghiệp chế biến mía đường theo dây chuyền mới. 
  • Phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu mở rộng các hoạt động dịch vụ - thương mại nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Địa chỉ: Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ

2. Khách hàng mua đại lí liên hệ:  0936 344 369

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !