THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG
Nón Ngựa Phú Gia Chính Hãng

Nón ngựa Phú Gia từ lâu là một trong những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Theo các nghệ nhân, nghề bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 18. Ngày xưa, nón ngựa chỉ dành cho vua quan đội. Đặc biệt nón ngựa gắn với nhà Tây Sơn, thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghiêm của bá quan trong triều.
TVC giới thiệu Cơ Sở Đỗ Văn Lan - Nón ngựa Phú Gia
Ông Đỗ Văn Lan (sinh năm 1947) là nghệ nhân kỳ tài tại làng nghề, người giữ “lửa “. Dưới bàn tay tài hoa, khéo léo bậc thầy ông đã làm nên những sản phẩm vô cùng giá trị và độc đáo. Gia đình ông đã truyền qua 4 đời, từ thời ông cố, ông nội, đời bố và tới ông Lan. Ông Lan cùng vợ (bà Tâm- sinh năm 1951) có với nhau 6 người con. Nhưng chỉ có 4 người con gái là đang theo nghề làm nón. Và tiếp tục gìn giữ phát triển làng nghề để không bị mai một.
Sản phẩm nón ngựa của nghệ nhân Đỗ Văn Lan được nhận Chứng nhận của UBND tỉnh về Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2010, 2014. Năm 2008, 2010 và 2012, nhận Giải thưởng đã có thành tích đóng góp vào sự thành công của Hội chợ và Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Nguyên liệu để làm nón là cây giang (một loại tre từ Phú Yên), rễ dứa và lá kè (một giống cọ). Muốn có các nguyên liệu này người dân phải vào rừng sâu thu hoạch rồi bán ở chợ phiên. Sau khi mua về, các nghệ nhân phơi khô để chuẩn bị làm nón.
"Bước tiếp theo là chuốt thẳng lá kè. Để lá thẳng đều, tôi dùng một bọc vải chứa cát bên trong, xòe lá trên miếng gang thép nóng nổi rồi vuốt nhẹ để lá thẳng đều", nghệ nhân Đỗ Văn Lan (75 tuổi), đời thứ 5 trong gia đình có truyền thống làm nón ngựa, nói. Để làm ra chiếc nón ngựa, nghệ nhân phải thực hiện 10 công đoạn, từ tạo sườn cho đến thêu thuyền, kết lá… Bà Hà Thị Thu đang chằm lá vào sườn nón nói rằng nếu làm đúng kỹ thuật nón có thể để được hơn 100 năm.
Hiện làng còn khoảng 300 gia đình làm nghề, nhưng chỉ có vài hộ làm hết các công đoạn để hoàn thiện nón, các gia đình còn lại chỉ nhận gia công.
Để chiếc nón bền chặt người nghệ nhân phải chăm chút trong từng đường kim mũi chỉ. "Ngày xưa nón chỉ bán cho quan lại, các vị có chức sắc nên ông bà rất tự hào, chúng tôi từ nhỏ đã học làm nón, với nữ giới khó nhất là khâu thêu nón", bà Nguyễn Thị Tâm, một nghệ nhân trong làng cho hay.
Những mẫu hoa văn "long, lân, quy, phụng" được thêu trên nón biểu thị quyền uy của người đội thời xưa. Nhìn vào hoa văn có thể biết phẩm hàm của vị quan đang đội. Đỉnh nón được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, ly, quy, phụng.
"Nghề chằm nón ngựa Phú Gia" vừa đón nhận bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia hồi tháng 9 vừa qua. Nón ngựa Phú Gia hiện là một trong số quà tặng cho du khách đến Bình Định, với giá bán 100.000 - 500.000 đồng một chiếc.
Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch tỉnh Bình Định cho rằng, nón ngựa Phú Gia là một kiệt tác của nón lá. "Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã khẳng định giá trị bền vững và sức sống của làng nghề, tôn vinh và biểu dương cộng đồng dân cư, nhất là các nghệ nhân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản", ông Giang nói.
Nghệ nhân 6 thập kỷ lưu giữ “linh hồn” của làng nón ngựa Phú Gia
Dù đã bước sang tuổi 76 nhưng nghệ nhân Đỗ Văn Lan (xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã có gần 60 năm gắn bó với nghề làm nón ngựa Phú Gia.
Cách TP Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Bắc, làng nón ngựa Phú Gia thuộc thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có tuổi đời hơn 300 năm. Nhắc đến làng nón ngựa Phú Gia thì không thể không nói đến nghệ nhân Đỗ Văn Lan, bởi ông là nghệ nhân có tuổi đời làm nón lâu nhất làng.
Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan, nón ngựa Phú Gia không giống với nón lá của làng Chuông (Hà Nội) bởi sự dẻo dai, chắc chắn và phù hợp khi cưỡi ngựa trong đội quân của vua Quang Trung.
Xưa kia, nón ngựa Phú Gia được sản xuất phục vụ cho giới phong lưu, quyền quý; nhất là những chiếc nón bịt bạc, chạm trổ hình rồng phượng trên đỉnh nón. Hình ảnh các lý trưởng, chánh tổng ngồi trên lưng ngựa đội nón ngựa bịt bạc trên các nẻo đường làng đã trở thành ký ức ở làng quê Bình Định trước những năm 1945. “Nón ngựa Phú Gia khi gặp nắng, mưa đều rất rắn chắc”, nghệ nhân Đỗ Văn Lan nhấn mạnh.
Muốn làm được khung nón chắc, người làng Phú Gia thường phải lên tận nguồn An Tượng để chặt cây giang đem về chẻ ra thành từng miếng cật dày hoặc mua ở chợ nón Gò Đăng.
Chợ nón Gò Đăng hình thành từ thời Tây Sơn, họp từ nhá nhem đến khi hửng sáng sẽ tan. Tại đây chỉ bán các vật liệu thô và các nguyên liệu làm nón. Dưới ánh đèn dầu le lói, các hoạt động buôn bán được diễn ra tấp nập song vẫn đủ để người mua, kẻ bán xem được chất lượng sản phẩm; nhìn thấy đồng tiền giao thương qua lại.
Mỗi chiếc nón ngựa Phú Gia là sự kết tinh giữa vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ và bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân; chỉ có nghệ nhân bậc thầy mới có thể làm ra chiếc nón ngựa vừa có giá trị kinh tế vừa mang tính nghệ thuật cao.
Nguyên liệu sau khi thu mua, chuẩn bị sẽ được nghệ nhân Đỗ Văn Lan bắt tay vào công đoạn sản xuất. Ông chia sẻ: “Lá kè rất dai để hàng chục năm cũng không có mục nên ông cha ta đã sử dụng lợp lên nón ngựa. Cật giang được cạo sạch vỏ, phơi khô sau đó chẻ thành cây tăm thật nhỏ và đều. Đây là khâu rất quan trọng quyết định độ bền của nón được gọi là đan sườn. Cách thức đan được đan theo kiểu đan giỏ, lỗ nan có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn. Muốn có được miếng mê khéo, người thợ phải giữ sao cho chuẩn giúp các lỗ đều nhau”.
Lá kè (hay còn gọi là lá cọ) để làm nón không được quá già hoặc quá non. Sau khi khoét bỏ đường gân, lá kè sẽ được đem hun khói, phơi nắng phơi sương hoặc ép thẳng trên bếp củi để lá khô, có độ mềm dẻo. Đối với các nguyên liệu: rễ dứa rừng, cước, chỉ màu, vải the cũng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào 4 công đoạn quan trọng nhất của việc làm nón ngựa Phú Gia: tạo sườn mê, thắt nan sườn, thêu hoa văn trên sườn và lợp lá cho nón.
Sau các công đoạn này, nghệ nhân sẽ dùng chỉ ngũ sắc thêu lên sườn nón. Các mẫu hoa văn có sẵn như: long - lân - quy - phượng, tùng - cúc - trúc - mai, bài thơ, câu đối hay cảnh vật hoa lá, đỉnh là núm hình quả chám nhọn hoắt.
Đôi tay thoăn thoắt thêu dệt tinh hoa dân tộc vào từng chiếc nón, nghệ nhân Đỗ Văn Lan chia sẻ cho chúng tôi về các công đoạn tiếp theo gồm: can ốc (xoáy ốc) cho nón, bủa lá, chằm thành phẩm.
Ở công đoạn can ốc (xoáy ốc), người thợ sẽ kết hình chóp nhỏ, có chiều cao từ 3 đến 4 cm và đường kính từ 4 đến 5 cm và kết vào sườn nón. Tiếp đó, là kè dùng một đầu kim khâu xuyên qua, tay kia xoè ra theo hình rẽ quạt, khoảng cách giữa các lá là 2 ly thu hẹp về phía đỉnh, trải dài từ chóp đến sườn, công đoạn này gọi là bủa lá.
Cuối cùng là công đoạn chằm thành phẩm, việc chằm nón đòi hỏi sự khéo léo theo từng đường kim, mũi chỉ để lá kết chằm vào sườn không bị nghênh, bị lật mà trông nón vẫn thanh. Bởi thế mà người xưa mới có câu:
“Ai về Bình Định ba ngày
Dặn mua chiếc nón lá dày không mua”
Nón ngựa ngày nay đã có nhiều cách tân, thay đổi để phù hợp hơn nhưng số lượng bán ra vẫn không nhiều, người mua chủ yếu là khách du lịch. Tuy nhiên, nghệ nhân Đỗ Văn Lan vẫn quyết tâm giữ nghề như gìn giữ văn hoá tinh hoa của cha ông ngày trước.
Bằng niềm đam mê của mình, nghệ nhân Đỗ Văn Lan không ngừng mày mò suy nghĩ và nắm bắt từng khoảnh khắc, hình ảnh hoa văn mà ông vô tình bắt gặp, để tạo nên những hoa văn độc đáo.
Hiện nay, nón ngựa ở làng Phú Gia có hơn 200 lao động còn theo nghề làm nón, giá dao động 50.000 - 100.000 đồng một chiếc, tùy vào chất lượng. Những chiếc làm theo nguyên mẫu truyền thống có giá hơn 400.000 đồng mỗi chiếc.
Nón ngựa Phú Gia được kết bằng những vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mể sườn. Bên ngoài phủ lớp lá kè non chằm bằng những mũi chỉ tàu thơm trắng muốt và đều đặn.
Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam và được chọn xây dựng mô hình tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sự quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền đã tạo động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, như giữ lại nét văn hóa, tinh hoa của cha ông được gây dựng từ hơn 300 năm trước.
Độc đáo nón ngựa Phú Gia đất võ Bình Định
Nếu Hà Nội có nón quai thao, xứ Huế mộng mơ có nón bài thơ thì đất võ Bình Định có nón ngựa Phú Gia với biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm, gắn với những đội quân Tây Sơn thần tốc.
Từ chiếc nón cho vua, quan
Cách TP Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Bắc, làng nón ngựa Phú Gia thuộc thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có tuổi đời gần 400 năm. Nhắc đến làng nón ngựa Phú Gia thì không thể không nói đến cụ Đỗ Văn Lan (72 tuổi, ngụ địa phương), bởi cụ là nghệ nhân có tuổi đời làm nón cao nhất làng với hơn 55 năm kinh nghiệm.
TVC giới thiệu Nón ngựa Phú Gia
Theo cụ Lan, gia đình cụ đã trải qua 5 đời làm nghề nón ngựa, từ thời ông cố cụ đến ông nội cụ, cha cụ, cụ và con cụ. Sở dĩ gọi tên nón ngựa là vì chiếc nón có được sự dẻo dai, bền bỉ, thích hợp cho người đội khi cưỡi ngựa. Ngày xưa, những nghệ nhân ở đây làm ra chiếc nón này chủ yếu để phục vụ cho vua, quan đội khi ngồi trên lưng ngựa. Đặc biệt vào thời vua Quang Trung, nón ngựa Phú Gia đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn.
Các họa tiết thêu trên nón ngựa cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của từng người đội. Sau này, hình ảnh các lý trưởng, chánh tổng ngồi trên lưng ngựa, đội nón ngựa bịt bạc trên các nẻo đường làng đã trở thành ký ức ở các làng quê Bình Định trước những năm 1945.
Nón ngựa Phú Gia được kết cấu rất đặc biệt, lại vô cùng bền chắc. Nón được kết thành 10 lớp, nguyên liệu làm nón là lá kè (lá cọ) mọc tự nhiên trong rừng núi Bình Định, ống giang (cật), rễ dứa. Lá kè làm nón không được quá già hoặc quá non, đem phơi nắng, phơi sương để lá vừa khô vừa có được độ mềm dẻo cần thiết, rễ dứa phải là loại rễ đã nằm trong lòng đất 2 – 3 năm, có độ bền chắc, đàn hồi tốt.
Có đến 10 công đoạn làm ra nón ngựa, từ tạo sườn cho đến thêu thuyền, kết lá… Hoa văn trên nón ngựa đa số là các hình ảnh mang đậm bản sắc người Việt như: Đám mây, long-ly-quy-phụng, hoa sen, bầu rượu…
"Nón ngựa Phú Gia được làm thủ công với nhiều công đoạn công phu, mỗi công đoạn lại yêu cầu cách thức khác nhau. Vì thế, người làm nón phải có sự tinh tế, dứt khoát, khâu nào ra khâu đó. Nếu như khâu nào làm không tỉ mỉ thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị chiếc nón", cụ Lan cho hay.
Mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn sẽ có độ bền sử dụng 150 đến 200 năm. Hiện nhiều chiếc nón ngựa của 200 năm trước vẫn còn được lưu giữ tại thôn Phú Gia. Mỗi thế hệ gia đình làm nghề chằm nón ở Phú Gia như gia đình cụ Lan đều giữ lại ít nhất 1 cặp nón ngựa (gồm nón nam và nón nữ) để làm kỉ vật. Trong đó, gia đình cụ Lan vẫn còn giữ 4 cặp nón ngựa có tuổi từ đời 100 đến 200 năm.
Linh động "giữ lửa" cho làng nghề
Làng nón ngựa Phú Gia hiện nay có khoảng hơn 200 người sống bằng nghề làm nón. Theo nhiều nghệ nhân trong làng, vì người mua chủ yếu là khách du lịch để về làm kỷ niệm nên ngoài những chiếc nón ngựa truyền thống, làng nghề Phú Gia ngày nay còn chế tác ra nhiều loại nón cách tân hơn.
Do vậy, hiện nhiều người làm nón ngựa Phú Gia đã cách tân chiếc nón ngựa truyền thống thành một sản phẩm dễ làm, ít tốn thời gian, nguyên vật liệu dễ tìm hơn. Người làm nón chỉ giữ lại những công đoạn chính trong quy trình làm nón ngựa truyền thống, một số nguyên liệu làm nón cũng được thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường.
Chị Đỗ Thị Tuyết (ngụ thôn Phú Gia) cho biết với chiếc nón lá bình thường, một người có thể chằm từ 3 - 5 chiếc/ngày, giá xuất xưởng 20.000 đồng/chiếc. Còn nón ngựa thì phải mất 4 – 7 ngày mới có thể hoàn thành một chiếc, tùy theo yêu cầu của phía đặt hàng, với giá bán từ 500 ngàn đồng/chiếc trở lên.
"Những năm trước, nghề làm nón ngựa ở Phú Gia gặp khó khăn do chỉ quanh quẩn các mối hàng quen. Nhờ người làng vững lòng giữ nghề nên nay nón ngựa lại thành "của hiếm". Hơn nữa nhờ chính quyền địa phương chú trọng đầu tư, quảng bá hình ảnh làng nghề nên nón ngựa Phú Gia có thêm nhiều người biết tới. Do vậy, 5 năm qua, đơn đặt hàng ở làng nón ngựa Phú Gia liên tục tăng", chị Tuyết chia sẻ.
Ngày nay, chiếc nón ngựa Phú Gia không chỉ thu hút du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài. Theo cụ Đỗ Văn Lan, cách đây 5 năm, cụ nhận được một đơn hàng khá đặc biệt từ một nữ du khách trẻ tuổi người Pháp.
"Đến bây giờ, đơn hàng đáng nhớ nhất của nghề làm nón đối với tôi là 10 chiếc nón ngựa vào 5 năm trước, do một nữ du khách trẻ tuổi người Pháp đặt để mang về nước làm quà lưu niệm, với giá 3 triệu đồng một chiếc. Từ đó, người nước ngoài đã biết đến nón ngựa Phú Gia", cụ Lan nhớ lại.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Chủ tịch UBND xã Cát Tường, cho biết có giai đoạn khó khăn, làng nón ngựa Phú Gia khá đìu hiu. Thế nhưng bà con đã linh hoạt, mạnh dạn đầu tư tìm đầu ra. Còn mỗi một cán bộ ở xã coi việc góp tay tôn tạo làng nghề là nhiệm vụ thường xuyên của mình.
"Chúng tôi luôn tìm mọi cách để hút các nguồn vốn, tìm cơ hội quảng bá cho làng nón ngựa Phú Gia. Nhờ vậy, nón ngựa Phú Gia giờ có mặt ở khắp nơi, từ Bắc vào Nam và cả nước ngoài. Ngoài ra, làng nón Phú Gia giờ cũng trở thành một điểm nhấn du dịch ở các tour về Bình Định.", ông Hoàng nói.
Hiện làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam và được chọn xây dựng mô hình Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam. Mỗi phiên chợ (5 ngày một phiên) có gần 1.000 chiếc nón ngựa Phú Gia được xuất đi các tỉnh, thành khắp cả nước. Đó là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề; giữ lại nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.
Nón Ngựa Phú Gia Chính Hãng
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay tại đây.
Hiện các sản phẩm của Cơ Sở Đỗ Văn Lan - Nón ngựa Phú Gia được phân phối bởi Thương hiệu Việt nổi tiếng, nhằm đem đến tay người tiêu dùng sản phẩm chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng. Mỗi sản phẩm của Công ty được nghiên cứu và sản xuất theo dây chuyền hiện đại bởi nhà máy đạt chuẩn GMP, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng! Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán:
- Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
- Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức: Nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
- Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
- Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
- Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
- Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
- Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Cơ Sở Đỗ Văn Lan - Nón ngựa Phú Gia
- Mã số thuế: 41014687541
- Địa chỉ: Xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định
- Điện thoại liên hệ: 0983837488 Or 0989219488
- Email: nonnguaphugia@gmail.com
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !