Rong sụn là một loại rong biển rất có giá trị và giàu chất dinh dưỡng, thường được làm nguyên liệu chế biến Carrageenan dùng trong công nghiệp thực phẩm, y tế và nhiều ngành khác. Điều kỳ diệu hơn, rong sụn không cần đến đất trồng, không cần con người chăm sóc, tưới nước, bón phân mà chúng chỉ cần được ngâm mình trong những vùng hải lưu sạch sẽ thì sẽ cho ra đời những chùm rong vô cùng tốt tươi.
Hiện nay đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích và trở thành món ăn bổ dưỡng cho con người, có thể nói rong sụn như món quà của biển ban tặng cho con người trong thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan như ngày nay. Đồng thời, với tiêu chí nhanh chóng tiện lợi, sản phẩm Rong Sụn Cánh Trắng giúp cho chị em nội trợ không mất quá nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị, chỉ cần cắt bao bì sản phẩm ra và trộn với những nguyên liệu ưa thích khác là đã có ngay món gỏi ngon miệng và giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.
Thành Phần Có Trong Rong Sụn
- Prôtêin (Đạm): Hàm lượng prôtêin của rong sụn dao động trong khoảng 5 – 22% (theo viện nghiên cứu Nha Trang ), giao động với biên độ khá lớn phụ thuộc giai đoạn sinh trưởng, vị trí địa lý, môi trường sống. Theo nghiên cứu hàm lượng prôtêin tăng dần theo thời gian sinh trưởng và đạt giá trị cực đại ở giai đoạn sinh sản.
- Vitamin: Chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, C, D, E… Hàm lượng vitamin A trong rong sụn cao gấp 2 – 3 lần so với cà rốt, gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 cao gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
- Nước: Hàm lượng nước chiếm 77 – 91%, hàm lượng nước giảm theo thời gian sinh trưởng, ở giai đoạn tích luỹ chất dinh dưỡng, hàm lượng nước đạt 79 %.
- Sắc tố: Trong rong sụn có chứa một số sắc tố như sắc tố vàng (xanfoful), sắc tố xanh lam (phycoxfanyn), sắc tố diệp lục tố (chlorofil), sắc tố của rong sụn kém bền hơn sắc tố của các loại rong khác, vì vậy loài rong này có thể được tẩy màu bằng phương pháp tự nhiên là phơi nắng.
- Nguyên tố vi lượng: Cây rong sụn chứa đến trên 20 loại nguyên tố vi lượng hữu ích như: Sắt, đồng, kẽm, florua, mangan, niken, coban.
- Chất xơ: Rong biển nói chung và rong sụn nói riêng có chất xơ trong đó nổi bật là iốt (yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp); hàm lượng iode trong rong sụn cao hơn so với các thực phẩm khác, kể cả các thực phẩm có nguồn gốc từ biển.
- Chất khoáng đa lượng: Natri; can xi – hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, ma giê; kali; clo; sulphur và phốt pho.
- Axit amin: 13-20 loại axit amin tự do – trong đó có nhiều loại cần thiết cho cơ thể con người.
- Lipid: Hàm lượng lipid trong rong sụn không đáng kể nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng mùi tanh của rong là do Lipid gây ra.
Tác dụng của rong sụn đối với con người
Rong sụn là một loại Polysacharide có tính nhũ hóa cao, có thể giải độc, chữa các bệnh mãn tính, làm nguyên liệu keo…
Trong y, dược học: chống kháng bổ trợ, hỗ trợ hạn chế phát triển huyết khối, hỗ trợ chống đông tụ, hỗ trợ hạn chế u xơ, hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, hỗ trợ ức chế hoạt động của virus, hỗ trợ ức chế sự phát triển của HIV và herpes, đặc biệt là hỗ trợ ức chế papillomavirus – virus gây ung thư buồng trứng. Đối với bệnh tiểu đường, Carrageenan có thể hấp thụ nước và làm chậm lại sự rỗng của dạ dày, do đó làm giảm độ nguy hiểm do tăng lượng đường trong máu xảy ra ngay sau bữa ăn...
Rong sụn còn có tác dụng nhuận trường, hấp thu các chất độc hại trong cơ thể con người (đặc biệt là các kim loại nặng, các chất phóng xạ như chì, thạch tín…) và được thải ra ngoài qua đường bài tiết. Vì vậy, rong biển nói chung và rong sụn nói riêng không chỉ là nguồn thực phẩm phòng chống suy dinh dưỡng, bướu cổ cho đồng bào vùng cao mà còn rất cần cho người dân ở các đô thị, khu công nghiệp.
Giá rong sụn phan rang:
- Rong Sụn Muối: 90.000đ (đã phơi sơ và ướp muối để bảo quản, khi dùng rửa sạch muối và ngâm cho nở ra như rong sụn tươi rồi dung).
- Rong Sụn Khô: 280.000đ (là rong đã phơi thật khô, khi dùng cũng rửa sơ và ngâm nước cho rong nở ra như rong tươi rồi dùng).
Cách Sử Dụng:
Tùy vào mục đích chế biến món ăn thì chúng ta có nhiều cách chế biến rong sụn khác nhau, nhưng trước tiên chúng ta đều phải rửa sạch và ngâm nước 30 phút cho rong nở ra hoàn toàn rồi mới bắt đầu chế biến, nếu chúng ta nấu rau câu thì chúng ta chỉ cần bỏ rong vào đun sôi tầm 5-10 phút rồi cho hỗn hợp đường gừng vào cho vừa miệng rồi rót vào từng chén cho vào tủ lạnh 4-5h sau là có thể dùng được, hoặc nếu làm gỏi thì sau khi rửa sạch chúng ta trộn qua nước sôi là có thể dùng ngay.
Điều kiện sinh trưởng và phát triển cây rong sụn:
Rong sụn là loài rong ưa mặn chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nước thường xuyên trao đổi và luân chuyển (tạo ra do dòng chảy, dòng triều hay sóng bề mặt) có độ mặn cao (28 -32 phần ngàn), ở độ mặn thấp (18-20 phần ngàn) rong sụn chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn (5-7 ngày) và nếu kéo dài nhiều ngày rong sẽ ngừng phát triển và dẫn đến tàn lụi.
Nhiệt độ thích hợp nhất để rong sụn sinh trưởng và phát triển là 25 -28 độ C, nhiệt độ cao hơn 30 độ C và thấp hơn 20 độ C sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của rong, nếu nhiệt độ thấp hơn từ 15 -18 độ C rong ngừng phát triển.
Từ thời xa xưa các ngư dân vùng biển Ninh Thuận đã biết sử dụng rong sụn như một nguồn thực phẩm thiết yếu đầy bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể và giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh dân gian, ngày nay khi khoa học phát triển thì người ta đã phát hiện ra nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe có trong rong sụn hơn như axitamin, vitamin A, B2, Canxi, iot...
Rong sụn thường được dùng để nấu chè, làm rau câu, làm gỏi và làm phụ gia trong các món ăn... ở nước ta rong sụn có thể được thu hoạch từ nhiều nơi nhưng đặc biệt với nồng độ muối trong nước biển cao nhất nước, quần thể sịnh vật phù du trong biển phong phú đa dạng và vùng biển còn rất hoang sơ nước trong sạch nên chất lượng rong sụn biển Phan Rang có hàm lượng chất dinh dưỡng là cao nhất, ăn giòn và ngọt hơn hẵn so với những vùng miền khác.
Thêm đánh giá