Sức khỏe đời sống
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Hiện nay trên thế giới có khoảng 285 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm và được các chuyên gia nội tiết xếp ở vị trí thứ 5 gây tử vong cho toàn nhân loại. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường đang bị báo động do nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến hậu quả khoảng 70% người mắc bệnh chưa được phát hiện rai. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết: "Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này được dự báo sẽ tăng lên thành 6,1 triệu vào năm 2040."
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Chất insulin là một loại kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Hay hiểu theo cách khác đó là: Tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu insulin.
- Không có insulin được sản sinh, thông thường được gọi là tiểu đường type 1 và yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng tiêm insulin.
- Insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả. Hiện tượng này thường được gọi là tiểu đường type 2 và đang dần trở nên ngày càng phổ biến.
Vấn đề là ở chỗ mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường chính là "tên sát nhân âm thầm" gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của con người.
Biểu hiện của bệnh tiểu đường
Hầu như ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều không có triệu chứng gì bất thường. Dù cơ thể có khỏe mạnh, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phải là không có nếu như bạn gặp các dấu hiệu hiệu:
- Khát nước thường xuyên: Bạn thường xuyên uống nhiều nước, cung cấp lượng nước nhiều hơn người bình thường cho cơ thể. Uống nhiều loại nước ngọt ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.
- Đi tiểu nhiều lần và nhiều hơn vào ban đêm: Thường xuyên đi tiểu trong ngày, số lần đi tiểu nhiều lần và đặc biệt là đi tiểu vào ban đêm: 2 – 3 lần trong đêm. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát và lại đi tiểu nhiều lần.
- Sụt cân: không do lý do, nguyên nhân.
- Tầm nhìn giảm sút: mắt bị mờ, tầm nhìn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị ra khỏi tầm mắt và mờ nhạt dần.
- Viêm nướu: Khi bị tiểu đường, lợi (nướu) sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất.
- Xuất hiện nhiều vết thâm nám: trên da xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
- Vết thương lâu lành: Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất. - Mệt mỏi thường xuyên: đây là một triệu chứng rất thường gặp của bệnh tiểu đường. Bình thường glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đủ lượng đường cần thiết, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, thậm chí thấy kiệt sức.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Đây là câu hỏi đặt ra của không ít bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì để phòng ngừa, điều trị các biến chứng, kiểm soát đường huyết.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
- Các loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,... là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường.
- Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo,… là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân lượng đường nhất định nhưng đó là loại đường chậm (tức là đường cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu không quá cao hay quá thấp, đồng thời còn cung cấp thêm chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
- Chất đạm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò bởi trong chúng chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn công dụng chống ung thư.
- Chất béo tốt: Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.
- Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá nhưcá ngừ,cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ịch lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.
Ngay từ bây giờ bạn hãy lên cho mình 1 thực đơn hàng ngày, 1 chế độ ăn khoa học đảm bảo dinh dưỡng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Chúc bạn thành công!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !