CẨM NANG DU LỊCH
Dinh Bảo Đại - Dinh thự xa hoa lộng lẫy giữa lòng thành phố Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên thật diệu kỳ, được ví như một ốc đảo trên núi, là một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi thở của Pháp, khí hậu của Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp. Vua Bảo Đại có tình yêu đặc biệt với Đà Lạt, vị vua cuối cùng của Đà Lạt đã hào phóng tặng cho dinh thự xa hoa ở xứ ngàn thông.
Khi nói về những Biệt điện về Bảo Đại người đời thường nghĩ ngay đến hai dinh thự tráng lệ từng lưu dấu bóng dáng của ông vua cuối cùng Triều Nguyễn ở thành phố ngàn thông. Dinh 1 và Biệt điện mùa hè là hai biệt điện có kiến trúc cổ lẫn lối bài trí mang phong cách cổ kính vững chãi kiểu cung đình nhưng đậm phong cách Pháp.
Dinh thự tọa lạc trên một đồi cao 1550m, với cảnh quan thơ mộng, có rừng thông bao quanh, đường đi chính từ cổng vào dinh được lát đá với hai hàng cây rợp bóng mát và một khuôn viên vườn hoa đẹp mê mẩn ngay trước dinh thự này. Dinh 1 đường xây bằng gạch và đá, mái lợp ngói gồm một tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu.
Bước vào cửa chính của tòa dinh thự, người xem sẽ thấy nét đối xứng trong thiết kế, xây dựng tòa nhà với hệ thống cầu thang và hành lang bằng gỗ được nhập từ Thái Lan mở hướng ra hai bên. Cựu Hoàng Bảo Đại không những nổi danh với tiếng tăm như thế mà khối biệt điện của ông trên khắp cả nước đã minh chứng cho sự giàu có của mình. Ngoài hoàng cung của vương triều tại kinh thành Huế Cựu Hoàng Bảo Đại – Hoàng đế cuối cùng của Nhà Nguyễn sở hữu rất nhiều dinh thự trải khắp đất nước.
Biệt điện Bảo Đại tại Đồ Sơn, Buôn Mê Thuật, Dinh 1 Đà Lạt, Biệt điện cổng đá Nha Trang. Dinh 1, 3 được nhận ra bởi kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán.
TVC giới thiệu Dinh thự Bảo Đại Đà Lạt
Căn phòng quan trọng nhất tại Dinh 1 nằm ở lầu hai của tòa nhà, phòng Nội Các là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Quốc Trưởng Bảo Đại thời kỳ 1949 – 1954. Ngoài ra những vật dụng trước đây như máy nghe nhạc, đĩa than, kệ lò sưởi, bàn ghế vẫn còn nguyên vẹn và được trùng tu bảo quản kỹ lưỡng. Đặc biệt là hai chiếc điện thoại cổ, 1 trong phòng Nội Các và 1 chiếc khác với tai nghe và mic nói riêng được đặt trong phòng làm việc của Nguyễn Đệ, Bí thư của Bảo Đại ở lầu 1.
Những ngôi biệt điện của Ngài đến nay vẫn lưu dấu một thời vàng son, để giờ đây du khách khi đến với thành phố này thì ai cũng một lần ghé thăm và được biết đến sự giàu có và phong lưu của một Cựu Hoàng cuối cùng của Triều Nguyễn đầy tiếng tăm.
Lịch sử Dinh thự Bảo Đại Đà Lạt
Dinh thự thứ nhất là một hệ thống công trình rất lớn ở đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, nằm trên một ngọn đồi với cảnh quan đẹp và thơ mộng, độ cao 1.550m có rừng thông bao quanh. King Palace 1 (còn được biết đến với tên gọi Dinh 1) được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây năm 1929. Sau đó, vua Bảo Đại mua lại và biến thành tổng hành dinh của mình trong thời gian ông làm quốc trưởng (1949-1955).
Ngày 19/9, Dinh 1 chính thức được mở cửa trở lại đón khách tham quan sau một năm trùng tu, nơi đây được gọi với tên thứ hai là King Palace. Đường đi chính từ cổng vào dinh được lát đá với hai hàng cây rợp bóng mát, hai bên được trồng hoa cùng những chiếc ghế nghỉ chân mang đậm phong cách Pháp.
Căn biệt thự cổ kính được sơn sửa lại đúng màu nguyên bản thời kỳ vua Bảo Đại sử dụng, phía trước là một vườn hoa lớn. Căn phòng quan trọng nhất tại Dinh 1 nằm ở lầu 2 của tòa nhà. Phòng Nội Các là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Quốc trưởng Bảo Đại thời kỷ 1949-1954. Tại đây cũng diễn ra các cuộc họp bàn về chiến sự từ năm 1955-1963.
Phòng làm việc của vua Bảo Đại nằm bên trái của lầu 2, tường phía trên lò sưởi còn treo súng săn và những tấm hình ghi lại thú chơi xa hoa nức tiếng thời bấy giờ của cựu hoàng. Giữa căn phòng có một cây đàn piano, sau hàng chục năm bị xuống cấp, tháng 12/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định trùng tu nâng cấp Dinh 1 và tới giữa tháng 9 đã hoàn thành giai đoạn 1.
Lầu 2 có 3 phòng ngủ là phòng của bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại), phòng của vua, phòng của Nam Phương hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang. Sau này, Ngô Đình Diệm cũng sử dụng căn phòng ngủ của vị vua cuối cùng, cho sửa sang và xây dựng lại đường hầm bí mật. Cánh cửa đi xuống hầm được nguỵ trang bằng một giá sách bên tay phải giường ngủ. Cửa thoát dẫn thẳng ra bãi đậu trực thăng phía sau đồi.
Với tổng diện tích 60 ha ban đầu, hiện tại toàn bộ dinh thự chỉ quây gọn trong 18 ha, Dinh còn có 2 khu nhà phụ, một nằm ở ngay cổng vào và một khu nằm phía sau dinh chính. Phía sau lưng đồi là bãi đậu trực thăng, lối đi ngầm nơi đây được thông vào phòng ngủ của vua Bảo Đại, đi qua các phòng điện đài, phòng cho lính bảo vệ, hầm chính, có đường tỏa ra các trạm gác xung quanh dinh thự.
Quanh Dinh có 18 ha rừng thông, đài phun nước trước đây cũng được sang sửa lại mang phong cách châu Âu hiện đại, chiếc xe ngựa cổ được tân trang lại để phục vụ nhu cầu chụp ảnh kỷ niệm cho khách du lịch.
Tham quan các Dinh Bảo Đại Đà Lạt
Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II, Dinh III, Dinh thự Đà Lạt là nơi được đông đảo du khách tham quan nhất vì đây là nơi sinh thời Vua Bảo Đại sống, sinh hoạt và làm việc và được bảo tồn nguyên vẹn nhất khi đặt chân đến thành Phố Đà Lạt.
Dinh I
Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.
Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán.
Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery – thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.
Khi xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26… Trần Hưng Đạo – người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh. Hiện nay Dinh 1 Đà Lạt mới đưa tu sửa lại và đưa vào phục vụ du lịch từ tháng 9/2015 với 1 dự án đầu tư lên tới 700 tỷ đồng.
Dinh II
Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10. Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam.
Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy Hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
Từ ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ông và gia đình, đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn.
Dinh III
Dinh có Địa chỉ tại: Số 1 Triệu Việt Vương, Phường 4 Thành Phố Đà Lạt cách trung tâm 2km về hướng Tây Nam trên một đồi thông cao 1539m. Là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, ở đây còn được gọi là biệt điện Quốc Trưởng.
Biệt điện có 25 phòng ngủ, 2 tầng lầu, tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, căn phòng làm việc của Vua Bảo Ðại với những ấn tín quân sự, ngọc tỉ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bán thân của Vua Bảo Ðại và Vua Khải Ðịnh. Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế.
Dinh III được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của kiến trúc sư Hébrard dành cho dinh toàn quyền, ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương Đà Lạt ngày nay.
Dinh Bảo Đại nằm ở đâu?
- Dinh Bảo Đại 1 Đà Lạt nằm ở số 01 đường Trần Quang Diệu, thuộc Phường 10 của thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
- Dinh Bảo Đại 2 Đà Lạt nằm ở số 12 đường Trần Hưng Đạo, cùng thuộc phường 10 của Thành Phố Đà Lạt tỉnh Lạm Đồng.
- Nhưng Dinh Đẹp nhất tại Đà Lạt chính là Dinh Bảo Đại 3: Dinh này nằm ở số 01 đường Triệu Việt Vương, thuộc phường 4 của thành phố ngàn hoa Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Đường đến Dinh Bảo đại Đà Lạt
Có rất nhiều du khách vẫn còn băn khoăn về đường đến Dinh Bảo Đại Đà Lạt, để du khách có thể dễ dàng tìm đến Dinh Bảo Đại Đà Lạt sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn bằng bản đồ chỉ đường đến với Dinh dễ dàng. Đường Đến Dinh Bảo Đảo rất dễ đi và hoàn toàn là đường nhựa nên du khách cứ việc yên tâm.
Giá vé Dinh Bảo Đại Đà Lạt
Giá vé Dinh 1 đà lạt gồm 2 loại chính như sau:
- Giá vé tham quan ngắm cảnh chụp hình: Người lớn 40.000 VNĐ/vé, trẻ em 20.000 VNĐ/vé.
- Vé trọn gói tham quan Dinh 1.150.000 VNĐ/ khách, bao gồm các hoạt động như chụp hình với xe ngựa, ngựa, hóa thân thánh vua chúa. Hóa thân thành người lính, chơi bắn cung, đánh golf và chụp hình với tượng sáp.
Giá vé vào cổng tham quan của dinh Bảo Đại 3 Đà Lạt như sau:
- Giá vé vào cổng tham quan đối với người lớn là 15.000 VNĐ và trẻ em là 10.000 VNĐ.
- Nếu du khách muốn thuê trang phục hóa trang để chụp hình có giá là 20.000 VNĐ/bộ.
Dinh Bảo Đại Đà Lạt là nơi mang đậm nét kiết trúc châu Âu, đến đây luôn cho ta gợi nhớ nhiều câu chuyện gắn liền với vị Hoàng Đế cuối cùng của triều đại Phong kiến Việt Nam. Dinh Bảo Đại nằm trên đồi Ái Ân, Dinh như một tòa lâu đài giữa chốn thiên nhiên bình yên, thoáng đãng với cây cỏ, hoa lá bao bọc. Trước và sau biệt điện đều có vườn hoa khoe sắc, lãng mạn và đầy chất thơ, nét thơ rất châu Âu và khá phù hợp với thành phố sương mù.
Những địa điểm du lịch gần kề Dinh Bảo Đại Đà Lạt
Sau khi tham quan xong dinh Bảo Đại Đà Lạt, du khách có thể tham khảo và đi thêm những địa điểm tham quan du lịch Đà Lạt gần kề Dinh Bảo Đại sau đây:
- Tham quan Ga cổ Đà Lạt
- Tham quan Vườn Hoa Thành Phố Đà Lạt
- Trường đại học Đà Lạt
- Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
- Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt
- Cáp treo Đà Lạt
- Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt
Bạn muốn tìm hiểu về vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến ở Việt Nam, không cần phải đi đâu xa mà vẫn có thể biết được chi tiết về cuộc đời của ông qua các Dinh Bảo Đại ở Đà Lạt.
Có thể thấy rằng, tất cả các Dinh thự đều được nằm ở vị trí trên đỉnh đồi cao, chiếm một diện tích lớn với rừng thông bao phủ xung quanh, với công trình kiến trúc chỉ là một điểm nhấn nhẹ nhàng, thấp thoáng giữa cây cỏ, thiên nhiên. Như vậy, tất cả các Dinh thự ở Đà Lạt tuy ảnh hưởng của những hình thức kiến trúc khác nhau nhưng đều có giá trị và đặc biệt là sự hòa hợp với yếu tố tự nhiên, vừa tận dụng vừa tôn tạo thêm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.
Nếu bạn đã đến với thành phố ngàn hoa thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về Dinh thự xa hoa lộng lấy của Vua Bảo Đại nhé, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có những kiến thức bổ ích khi đặt chân đến vùng đất mộng mơ hữu tình này!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !