CẨM NANG DU LỊCH
Đài Thiên Văn Phù Liễn - Đài khí tượng thủy văn trên 100 năm tuổi tại Hải Phòng
Kiến An là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy nối Kiến An với Hải Phòng, Cát Bà, Đồ Sơn, An Lão, Vĩnh Bảo. Kiến An là quận duy nhất của Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, miền núi ngay trong lòng thành phố, giữa chốn đô thị ồn ào chỉ cần 10 phút đi xe là du khách có thể đến được một không gian tĩnh lặng được tạo nên bởi vẻ đẹp của núi đồi sông nước.
Kiến An đã trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn nơi đây có nhiều địa danh đã đi vào sử sách như Đài Thiên Văn Phù Liễn, núi Đồng Sơn, đồi Yên Ngựa, cùng một quần thể kiến trúc gồm nhiều đình đền chùa được xây dựng từ bao đời nay. Đặc biệt, Kiến An nổi tiếng với các quần thể núi đồi đa dạng, trong dãy núi Thiên Văn nhấp nhô cao nhất, một nơi sơn thủy hữu tình đã từ lâu mọi người vẫn truyền nhau câu ca:“Kiến An có núi ông Voi, có sông Văn Úc có đồi Thiên Văn”.
Trên đỉnh núi Thiên Văn là Đài khí tượng thủy văn cổ kính, uy nghi được xây dựng năm 1902 theo kiến trúc của người Pháp trên 100 tuổi ở Hải Phòng. Đây là Đài khí tượng thủy văn đầu tiên của Việt Nam.
Với hơn 1 thế kỷ tồn tại Đài khí tượng thủy văn không chỉ là cơ sở nghiên cứu khoa học mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt bao quát một vùng rộng lớn của thành phố Hải Phòng.
Giới thiệu Kiến An
Từ thành phố Hải Phòng đi khoảng 10km qua cây cầu Kiến An bắc ngang qua sông Lạch Tray là tới quận Kiến An. Kiến An là quận đặc thù được bao bọc giữa hai dòng sông Lạch Tray và Đa Độ, đây là quận duy nhất của Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thi đồng bằng, rừng núi rất thuận tiện cho đầu tư phát triển công nông nghiệp giao thông, đặc biệt là du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển một cách toàn diện.
Kiến An có hồ Hạnh Phúc hồ được nạo vét trồng cây xanh tạo nên một khung cản đẹp, cách không xa hồ Hạnh Phúc là con đường dẫn tới chân dãy núi Thiên Văn nơi có Đài khí tượng thủy văn lịch sử, nơi có ngôi chùa Tây Sơn trầm mặc tôn nghiêm và khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình.
Chùa Tây Sơn được xây dựng từ thời nhà Trần thế kỷ thứ 13 trên địa bàn của Tổng Phân Đầu thời xưa qua bao thăng trầm của một thời nội chiến Trịnh Nguyễn, qua bao khắc nghiệt của thời tiết ngôi chùa xưa ấy đã bị hư hỏng nặng nhiều đồ tế khí bị thất tán.
Đến thời kháng chiến chống Pháp chùa là căn cứ hoạt động cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ chùa là nơi tuyển quân huấn luyện tân binh chiến đấu. Khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất rất nhiều chùa chiền, nhà thờ, đền, miếu được phép khôi phục hoạt động và được tôn tạo uy nghiêm bề thế.
Rời ngôi chùa Tây Sơn đi theo con đường uốn lượn quanh núi du khách sẽ được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với những hàng thông cao ngút ngàn. Điều đặc biệt nơi đây có đồi Thiên Văn phục vụ cho khí tượng thủy văn mà trên đỉnh đồi có thể ngắm nhìn toàn cảnh quận Kiến An.
Đến đây vào những ngày hè nóng bức mọi cảm giác mệt nhọc sẽ bay đi bởi không khí mát mẻ nơi đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tổng quan về Đài khí tượng thủy văn
Nếu đến với Đài khí tượng thủy văn du khách sẽ ấn tượng ngay với đường lên núi, với cổng rồng và cổng phượng cùng lối kiến trúc Đông Tây kết hợp, trên mái mái đắp trang trí Lưỡng Long Chầu Nguyệt mang đậm kiến trúc Á – Đông.
TVC giới thiệu Đài Thiên Văn trên 100 tuổi ở Hải Phòng
Hơn 1 thế kỷ nay người Hải Phòng đã quen gọi ngọn núi ở phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng là đồi Thiên Văn bởi trên đó có Đài Thiên Văn Phù Liễn. Từ ngày thành lập công trình này có tầm vóc của một trung tâm khoa học sánh ngang với các cơ sở khoa học của các nước tiên tiến đầu thế kỷ 20.
Năm 1902 toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định 421 cho phép xây dựng tòa nhà chính của Sở khí tượng Đông Dương đặt trên ngọn núi Phù Liễn cách mặt biển 116m cũng là trụ sở của Đài khí tượng thủy văn Đông Dương.
Tên núi Đẩu Sơn gắn với truyền thuyết: Ngọn núi cao nhất này được thiên tinh ứng chiếu, nên vào ban đêm thường phát ra những ánh hào quang như ánh sao Bắc Đẩu. Đặc biệt vùng đất này xưa nay thường sản sinh ra nhiều anh tài, tướng lĩnh cho đất nước. Dưới chân núi có đền thờ vợ chồng Phò mã Cao Toàn - Chiêu Hoa Công chúa và Chiêu Chinh Công chúa đời nhà Trần. Đài Thiên văn là một trong những biểu tượng, là niềm tự hào của người Kiến An.
Thời bấy giờ, núi Phù Liễn là vị trí đắc địa phục vụ cho công tác nghiên cứu và dự báo khí tượng ở khu vực Đông Dương, gồm 12 trạm khí tượng, 29 trạm khí hậu. Đài tự hào là trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng thủy văn sánh ngang với đài khí tượng của Mỹ ở Manila (Philippines), đài khí tượng Tokyo (Nhật Bản). Ngày 5/11/1976, được đổi tên là Đài Khí tượng thủy văn Phù Liễn và tên gọi được giữ nguyên cho đến nay.
Năm 1963 đài được lập lại công tác dự báo thời tiết khu vực, năm 1970 lắp kính thiên văn quang học cỡ lớn và hiện đại nhất Đông Dương, năm 1978 xây nhà vòm thiên văn; đồng thời những năm này lập 9 trạm khí tượng, khí hậu và khí tượng nông nghiệp trực thuộc đài, trong đó xa nhất là trạm đảo Bạch Long Vĩ.
Cuối năm 2002, Bảo tàng Thiên văn Việt Nam tại Đài Khí tượng Phù Liễn được mở cửa đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đài. Tại đây lưu giữ nhiều văn bản, tư liệu quý tái hiện quá trình 100 năm hoạt động, phát triển của ngành khí tượng thủy văn, những thành tựu thiên văn Việt Nam, kết quả hợp tác với các nước bạn như Ba Lan, Pháp, Nhật Bản trong việc hiện đại hóa thiết bị theo dõi khí tượng thủy văn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống.
Là trạm khí tượng thủy văn có lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam, Đài Thiên văn Phù Liễn được người Pháp xây dựng trên đỉnh núi Đẩu Sơn và là công trình đã vào Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam.
Qúa trình xây dựng hình thành Đài Thiên Văn Phù Liễn
Trạm Khí tượng Phù Liễn được thành lập năm 1889, đặt tại thành phố Hải Phòng, năm 1899, Hội đồng tối cao Đông Dương đã nhất trí thông qua việc nghiên cứu và lựa chọn Phù Liễn làm nơi đặt trụ sở của Đài Khí tượng Trung ương Đông Dương. Ngày 25 tháng 4 năm 1900 tòa nhà chính của Sở Khí tượng Trung ương Đông Dương đã được xây dựng trên cơ sở thiết kế của kiến trúc sư M.Lichtenfelder cùng sự hướng dẫn và giúp đỡ của ông M.Ferra.
Đến năm 1906, Trạm Khí tượng Phù Liễn mới chính thức bắt đầu thực hiện hoạt động quan trắc lấy số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, lượng mưa, hướng và tốc độ gió. Chính vì vậy, Trạm Khí tượng Phù Liễn không chỉ là trạm quan trắc lâu đời, mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử phát triển của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam.
Với 117 năm tuổi, trạm Khí tượng này có giai đoạn còn đóng vai trò quan trắc khí tượng cho ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Camphuchia.
Sáng ngày 23/3, Tổ chức Khí tượng thế giới đã chính thức cấp bằng công nhận trạm khí tượng thủy văn Phù Liễn là trạm khí tượng trên 100 tuổi.
Hơn 100 năm phát triển, Đài khí tượng thủy văn Phù Liễn vẫn là niềm tự hào của người dân Hải Phòng bởi đây là trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ... trên biển, đặc biệt là cung cấp số liệu cho bản tin dự báo tổng hợp của quốc gia. Đó là công việc thầm lặng mà cao cả, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế biển đảo, giữ vững an ninh và chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Tại đây, Trong bảo tàng Thiên văn Việt Nam tại Đài Khí tượng Phù Liễn còn lưu giữ nhiều văn bản, tư liệu quý tái hiện quá trình 100 năm hoạt động, phát triển của ngành khí tượng thủy văn, những thành tựu thiên văn Việt Nam, kết quả hợp tác với các nước bạn như Ba Lan, Pháp, Nhật Bản trong việc hiện đại hóa thiết bị theo dõi khí tượng thủy văn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, trên thế giới hiện chỉ có khoảng 100 Trạm Khí tượng trên 100 tuổi, trong đó có Trạm Khí tượng Phù Liễn. Những Trạm khí tượng trên 100 tuổi được khuyến nghị cần bảo tồn, bảo vệ vì những giá trị của chuỗi số liệu trên 100 năm trong đánh giá những thay đổi, biến đổi khí hậu trong thế kỷ gần đây.
Đồi Phú Liễn khánh thành công trình Trạm rada thời tiết Phú Liễn thuộc chương trình tăng cường năng lực đối phó thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, do Nhật Bản tài trợ thể hiện tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ 2 nước năm 2017.
Không chỉ là trung tâm nghiên cứu khoa học, Đài khí tượng Phù Liễn còn là điểm nhấn trên quần thể núi Kiến An, mang dáng dấp của một công trình kiến trúc Pháp, hòa trộn với các yếu tố phương Đông. Điểm nhấn kiến trúc là tòa nhà được xây bằng đá xanh, cửa chạm khắc các họa tiết trang nhã kiểu phương Tây, trong nhà có trụ hình khối cân xứng, tháp cao 6 tầng ở phần hậu, có cầu thang xoáy ốc dẫn lên đỉnh tháp đặt kính kinh vĩ điều chỉnh giờ địa phương, khu vườn khí tượng phục vụ cho việc quan trắc…
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, Đài khí tượng Phù Liễn cho đến nay vẫn là niềm tự hào của người dân đất Cảng, đồng thời còn là địa điểm tham quan thú vị mỗi khi du khách đến với thành phố nơi cửa biển. Nếu đến với Hải Phòng các bạn đừng quên đến nơi này khám phá nhé có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !