Rượu đế Gò Đen Đinh Lăng, thường được gọi tắt là Đế Gò Đen Đinh Lăng, là tên một loại rượu trắng (rượu đế) nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than và ủ với Đinh Lăng theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.
Rượu đế Gò Đen, thường được gọi tắt là Đế Gò Đen, là tên một loại rượu trắng (rượu đế) nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.
Rượu có màu vàng nhạt của đinh lăng, nhìn diệu mắt, uống êm không sốc, không khát nước.
Chi Tiết Sản Phẩm
- Thương hiệu: Đế gò đen
- Xuất xứ thương hiệu: Việt Nam
- Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Hướng dẫn sử dụng: Uống trực tiếp
- Thành phần: Rượu được chưng cất hoàn toàn thủ công từ nếp lức theo phương pháp truyền thống, ngâm, ủ với đinh lăng.
- Nồng độ: 41%
- Dung tích: 500ml.
- Các chứng nhận OCOP 4 sao, Tiêu chuẩn an toàn VSTP HACCP là minh chứng tuyệt đối về mức độ đảm bảo cho người tiêu dùng khi sử dụng.
- Hãy nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị độc đáo của thời gian, giá trị của dòng Đế thuần túy Việt Nam mà không nơi nào có được.
- Nguyên liệu: Là hạt nếp lứt tách màu (nên loại bỏ được hạt mốc vàng có Afflatoxin), bánh men truyền thống, Đinh lăng.
- Công nghệ: Lên men truyền thống và chưng cất thủ công từng “Ơ” rượu. Có thời gian ủ kéo dài với Đinh lăng.
- Màu: Có màu vàng chanh, ấm áp và quý phái.
- Mùi: Có mùi thơm tự nhiên ba lớp hòa quyện (mùi mốc trắng nhẹ nhàng, mùi men nồng nàn, hương nếp đồng quê) cùng với hương Đinh Lăng.
- Vị: Nồng ấm toàn thân nhưng không sốc, không làm lạnh bụng, không gây đau đầu và không làm cơ thể người dùng “nặng mùi”.
- Bảo an và môi trường: Nắp được dập nổi sắc sảo, date được in phun rõ ràng, nhãn bị phân hủy khi tiếp xúc với nước vì vậy sản phẩm khó bị giả mạo. Có thể tái xử dụng vỏ chai thủy tinh làm bao bì gia dụng.
Rượu Đế Gò Đen là loại r.ư.ợu nếp nổi tiếng trên trăm năm của Việt Nam. Nỗi trăn trở phải hồi sinh loại “Hảo tửu” lừng danh đã thôi thúc chúng tôi đi tìm về nguồn cuội xa xưa, tìm về vị nguyên bản của r.ư.ợu Đế Gò Đen để làm sống lại “Quốc Túy” của Cha Ông để lại.
Rượu hoàn toàn được nấu thủ công theo phương pháp truyền thống, có được thời gian ủ nên rượu đầm, mùi nếp lức nguyên bản thơm tự nhiên lan tỏa từ lúc mở nắp chai, uống vào cay mà không sốc, không gắt cổ, hậu ngọt sâu.
Rượu đế Gò Đen Đinh Lăng, thường được gọi tắt là Đế Gò Đen Đinh Lăng, là tên một loại rượu trắng (rượu đế) nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than và ủ với Đinh Lăng theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.
Thưởng thức rượu đế Gò Đen
Dân sành rượu thường lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon, khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, tan chậm hơn so với bình thường. Chỉ cần nấu rượu bằng nếp trồng ở Gò Đen và nấu trên chính mảnh đất này, cuối cùng hãy đảm bảo rượu được cất trong hũ sành đúng điệu là đã đủ làm say lòng thực khách đến đây.
Rượu đế Gò Đen ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và được người dân cả nước lựa chọn. Nếu có dịp đến huyện Bến Lức, Long An, bạn đừng quên ghé thăm vùng rượu ở Gò Đen để tìm mua cho mình những chai rượu đế đậm chất miền Tây Nam Bộ.
Nói về đặc sản Long An không thể không nhắc đến rượu đế Gò Đen. Đây là loại rượu có hương vị độc đáo được nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ loại rượu này được gắn với địa danh Gò Đen (gồm 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức, tỉnh Long An), bởi Gò Đen là vùng đất nổi tiếng với nhiều lò nấu rượu.
Trong đó, rượu đế Gò Đen là loại rượu nổi tiếng, đã xuất hiện cách đây gần 100 năm. Khác với rượu Bàu Đá của miền Trung và rượu Làng Vân của miền Bắc là những làng rượu thì Gò Đen lại là một “vùng” rượu.
Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Thời bấy giờ, thực dân Pháp không cho dân ta nấu rượu hòng độc quyền sản xuất rượu công xi (régie). Vì rượu régie nhạt và không hợp khẩu vị nên dân ta đã lén nấu rượu khác, có mùi vị dễ uống hơn.
Người dân ở mỗi vùng lại nghĩ ra một cách nấu rượu khác nhau, nhưng riêng người dân Gò Đen nấu ra loại rượu ngon, hương vị ngọt ngào đặc biệt. Người dân Gò Đen thời đó nấu rượu trong đám đế (một loại cỏ thân cao), khi nấu xong thì cho vào bong bóng lợn, bong bóng trâu, giấu đi chờ bán. Rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Thương hiệu Rượu Đế Gò Đen
Địa danh Gò Đen có từ sau khi chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên gọi là Gò Đen.
Gò Đen có rạch Bà Láng và Bà Cua chảy qua nên thuận lợi giao thông đường thủy cũng như phát triển nông nghiệp. Về đường bộ, Gò Đen cũng nằm ở vị trí trọng yếu, là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh Nam Bộ.
Nơi đây phát triển nhanh chóng từ thưa thớt đến đông đúc, rồi từ từ là nơi hội tụ, giao lưu trao đổi mua bán sầm uất, dần dần biến thành chợ tự phát từ bao giờ không rõ. Thời Minh Mạng một phần đất của huyện Bến Lức thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình và một phần đất thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.
Đến năm 1918 đất này chính thức trở thành một quận của tỉnh Chợ Lớn. Tỉnh Chợ Lớn có 4 quận: Gò đen, Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa. Quận Gò Đen có 12 xã, trung tâm quận giáp ranh xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên ngày nay. Ngoài các công trình người Pháp xây dựng như chợ, dinh thự, bệnh xá, trường học, v..v còn có các công trình kiến trúc văn hóa như ao làng, đình thờ thần và các bậc tiền nhân có công khai phá.
Quận Gò Đen thay đổi nhiều tên qua các thời kỳ khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.
Đó là câu nói cửa miệng của người miền Nam. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Ngày ấy thực dân không cho dân ta nấu rượu hòng độc quyền sản xuất thứ rượu công xi (régie). Rượu công xi nhạt không hợp với khẩu vị nên người dân vẫn lén nấu rượu lậu. Mỗi vùng người dân nghĩ ra một cách đối phó. Người dân Gò Đen lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà hoặc khi nghe tin Tây đoan đến bắt thì bê nồi rượu, bình rượu giấu nơi đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Trong tâm trí của người dân Nam Bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng “Đệ nhất tửu”. Vì sao Gò Đen lại được coi là “Đệ nhất tửu”? Truyền rằng, trước đây người Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu thì trong nếp phải “Rặt”, tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào.
Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Thường là nếp hương và nếp ngỗng và nếp men. Người Gò Đen không có thói quen tự làm ra men, họ lấy men từ Mỹ Tho, từ Cần Giuộc. Chỉ có những người Hoa (hay ít ra là gốc Hoa) bằng công thức bí truyền gia tộc mới chế ra được loại men tốt như vậy.
TVC giới thiệu Rượu đặc sản Miền Tây
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu, nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng, nếu rượu để thưởng thức sẽ cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết, dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.
Rượu đế Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nổi tiếng với truyền thống sản xuất lâu đời, đặc biệt có hương vị rất riêng. “ Đế Gò Đen” còn là phương tiện thể hiện sự hiếu khách của người Long An, là lời chào hỏi thân mật đầu tiên khi những người con Long An gặp gỡ, giao lưu với bạn bè ngoài tỉnh. “Rượu đế Gò Đen” đã gắn với tên người, tên đất của quê hương Long An từ bao đời nay, một loại đặc sản mà không ở đâu có được.
Các sản phẩm của chúng tôi không dành cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai. Thưởng thức có trách nhiệm! Không lái xe khi đã uống rượu bia.
Thêm đánh giá