Hải Dương không những biết đến với nhiều đặc sản như bánh đậu xanh, bánh gai… và trong đó chúng ta không thể không nhắc đến rươi Tứ Kỳ. Huyện Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương là nơi nuôi rươi nổi tiếng cả nước, mỗi năm nơi đây cung cấp cho thị trường hàng tấn rươi và là nơi đi đầu về cả số lượng và chất lượng rươi. Rươi là một loài thủy sinh hiếm có chỉ có tại một số con sông và vùng nước lợ. Thân hình chúng hơi dẹp, dọc theo thân có nhiều chân nhỏ, trên thân có những túm lông tơ. Đây là động vật rất nhiều chất bổ dưỡng, giàu chất đạm và cung cấp rất nhiều loại muối khoáng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho người dùng.
Từ xưa, các món ăn được chế biến từ rươi được xem như cực phẩm trong thời điểm cuối thu hàng năm ở nước ta như chả rươi vỏ quýt, rươi nướng lá lốt, rươi kho nồi đất… Đối với những ai đã từng được thưởng thức món chả rươi rồi thì chắc chắn sẽ bị nó mê hoặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rươi thực chất là con gì, nhưng với vùng quê Hải Dương thì chả rươi là món ăn có thể làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.
Để làm được món chả rươi ngon, khi mua rưoi phải biết chọn lựa. Con rươi thân phải mập, có màu hồng, bò khoẻ trong thúng là những mớ rươi còn tươi và ngon. Loại này khi đánh nhuyễn, thân rươi tan, ta sẽ có một bát bột rươi sánh, ánh vàng kem trứng, khi ăn cho vị ngọt đậm, béo ngậy, còn những con rươi mầu xanh, thân gày bò yếu là rươi non, khi đánh ít tan, rán lên sẽ khô, xác.
Trước tiên, cả mẻ rươi chao nước lạnh, sau đó trụng qua nước nóng cho rươi rụng lông rồi đổ thịt băm, trứng gà vào đánh nhuyễn, thêm quả ớt tươi và không thể thiếu vỏ quýt khô, ít hành, thì là… Tuy không cần cho nhiều nhưng tinh dầu của vỏ quýt tăng thêm hương vị đặc biệt, đồng thời giúp món ăn dễ tiêu hơn.
Rươi Tứ Kỳ bắt đầu vào mùa nào?
Rươi ở Tứ Kỳ thường kéo dài trong 3 tháng hàng năm bắt đầu từ vụ chiêm khoảng tầm tháng 8 và vụ mùa thì kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Trong đó, tháng 9 là tháng rươi thu được nhiều nhất, ở các tháng còn lại số lượng rươi thu được nhiều hơn bình thường nhưng không vượt trội.
Như dân gian đã đúc kết “Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”, “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” – rươi có nhiều vào ngày 20 tháng chín và mùng 5 tháng mười âm lịch mỗi năm.
Cứ đến tầm tháng 9, 10 âm lịch, cả huyện Tứ Kỳ, Hải Dương lại trở nên rộn rã khi bắt đầu vào mùa rươi. Theo kinh nghiệm của người dân đánh bắt rươi, cứ vào lúc trở trời, khi chuẩn bị có mưa, rươi lên rất nhiều và đó cũng là thời điểm thu hoạch.
Và chúng nổi nhiều vào các ngày cuối, đầu và giữa tháng như ngày 29, 30 (1-2 giờ sáng); mồng 1, mồng 2 (1-2 giờ sáng) và ngày rằm 14, 15 (19-20 giờ đêm). Các ngày khác chỉ nổi rải rác, ít, khi có, khi không.
Rươi được nuôi trong những thửa ruộng bốn bờ đắp kĩ, khi vào vụ thu hoạch, rươi nổi lên mặt nước bơi lội vô cùng thích mắt, lúc này người dân nơi đây chỉ cần phá một đoạn bờ, để sẵn một chiếc lưới, từng đàn rươi tươi ngon theo dòng nước chảy vào lưới rất dễ dàng, chẳng tốn công sức vớt rươi thủ công như trước đây.
Tác dụng của rươi
Là thực phẩm bổ dưỡng
Trong con rươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất giàu đạm, chứa nhiều loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt và kẽm… Vì vậy đây sẽ là món ăn cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là đạm mà chúng ta không nên bỏ qua.
Từ những con rươi tươi ngon chúng ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng như làm chả rươi thơm ngon, nem rươi giòn béo ngậy, rươi chiên xù dai giòn, nấu canh rươi đem lại vị ngọt tự nhiên, rươi rán giòn tan, rươi xào củ niễng, rươi kho khế đậm đà, rươi kho niêu đất đượm vị quê hương, rươi rang muối mặn mà, rươi cuốn lá lốt, mắm rươi thơm ngào ngạt… Chỉ cần kể đến các món ngon được chế biến từ đặc sản này thôi mà khiến chúng ta đã thấy được sự thơm ngọt, hương vị nồng nàn trong bữa ăn hàng ngày của gia đình rồi.
Là một vị thuốc quý
Bên cạnh việc thường được sử dụng làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe, tác dụng của rươi còn được biết đến là một vị thuốc rất hữu hiệu với các vấn đề tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu, có tác dụng điều khí, hóa đờm…
Rươi là vị thuốc cổ truyền được Đông y khuyên dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh để nâng cao sức đề kháng và thuyên giảm bệnh tật.
Tuy nhiên cũng tùy theo sở thích khẩu vị mà việc rán rươi mỗi nơi mỗi khác, có nơi cho rươi sau khi đã trộn gia vị vào rán luôn, nhưng như vậy rươi sẽ không ngon, rươi chín không đều và dễ bị cháy, khi ăn mất đi vị béo ngậy. Muốn rươi ngon, ta dùng nồi hấp xôi lót lá lốt sau đó cho từng muôi rươi vào hấp bánh. Khi rươi chín đều đóng bánh, ta đem bánh rươi đã được hấp chín cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa, đợi khi bánh ngả màu vàng cánh gián đều cả hai mặt, bạn hãy vớt chả rươi ra. Món chả rươi chỉ ngon khi có lớp áo chả vàng ruộm mà phía bên trong ruột chả vẫn mềm, ngọt đậm.
Chả rươi ăn kèm cùng rau mùi, húng thơm, chấm trong nước mắm pha chanh ớt đậm đà, quyện chút ớt cay và hạt tiêu bắc thơm lừng. Vào những ngày miền Bắc chuyển lạnh, đĩa chả rươi trong mâm cơm gia đình có khả năng kêu gọi mọi thành viên hãy nhanh trở về nhà, bởi mùi hương mà đứng cách xa hàng vài trăm mét cũng cảm nhận được sự quyến rũ cồn cào…
Cách cấp đông cho con rươi
Chọn rươi ngon để tiến hành cấp đông: Muốn cấp đông cho con rươi thì trước hết bạn cần lựa chọn được mẻ rươi tươi ngon để tiến hành cấp đông. Bởi vì cấp đông cho con rươi đồng nghĩa với việc bạn sẽ để trong 1 thời gian nhất định, nên những con rươi được cho vào cấp đông phải là những con rươi to, béo, sống khỏe. Khi mùa rươi đến, bạn hãy nhanh tay lựa chọn những mẻ rươi nhìn tươi ngon, con rươi nhìn béo nhúc, bò khỏe, có màu đỏ hồng tươi tắn, ít nhờn, có mùi tanh dễ chịu ấy là những mẻ rươi tươi ngon bạn có thể lựa chọn mang về cấp đông. Làm như vậy thì khi rã đông chế biến món ăn thì món ăn của bạn mới được ngon.
Sơ chế rươi là công đoạn bắt buộc: Không giống như những thực phẩm khác, con rươi trước khi cấp đông phải tiến hành sơ chế thật sạch sẽ. Sơ chế rươi chính là công việc bạn trần rươi bằng nước nóng để cho lông và chân con rươi rụng hết, sau đó để thật ráo nước. Khi con rươi đã khô thì bạn sẽ cho vào những túi nhỏ, không được để túi quá lớn hay để con rươi chồng chất lên nhau, nếu được thì bạn có thể cho vào những hộp nhựa mỏng và nhỏ rồi đậy thật kín nắp. Sau khi đã cho vào túi xong thì sẽ xếp những túi rươi đó thật ngay ngắn không để chồng lên nhau.
Việc sơ chế con rươi để cho vào cấp đông mặc dù là công đoạn rất dễ làm những tuyệt đối không thể bỏ qua. Vì nếu không được làm sạch sẽ, không được để ráo nước thì con rươi rất dễ bị nhiễm độc, món ăn chế biến không được an toàn.
Không nên cấp đông rươi quá lâu
Bất kỳ món ăn nào cũng không nên để quá lâu trong tủ lạnh, đặc biệt là con rươi – sinh vật nhuyễn thể thì lại càng không nên. Vì nếu để quá lâu sẽ khiến con rươi có khả năng nhiễm độc rất cao, khi chế biến món ăn sẽ làm cho người ăn mắc lại 1 số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu… nghiêm trọng nhất là ngộ độc.
Nếu có điều kiện thì bạn hãy nên sơ chế và chế biến món ăn luôn thay vì cấp đông cho con rươi. Nếu muốn thưởng thức hương vị của con rươi cả năm bạn có thể làm món mắm rươi cũng vô cùng ngon miệng. Hay làm món ăn rươi kho cũng được vô vàn người ưa chuộng hiện nay.
Khi rã đông rươi phải chú ý
Việc rã đông cho con rươi cũng khác so với những thực phẩm khác. Như tôm, cua, cá để rã đông nhanh bạn có thể ngâm chúng trong nước nhưng với con rươi thì đó là điều dường như cấm kỵ. Rã đông cho con rươi thì chỉ có 1 cách duy nhất an toàn đó là bạn sẽ chuyển số rươi cấp đông xuống ngăn làm mát trước khi chế biến khoảng từ 30 đến 60 phút tùy theo gói rươi bạn cấp có nhiều hay không. Vì nếu rươi đông lạnh bạn chuyển ra ngoài thì môi trường bị thay đổi đột ngột con rươi rất dễ nhiễm độc. Một điều chú ý cho bạn khi làm bất kỳ điều gì liên quan đến con rươi đó là: Chúng là loài hải trùng sống ở sâu dưới bùn cát nên chúng rất dễ bị nhiễm độc. Và sau khi rã đông cho con rươi xong thì bạn không cần rửa lại mà sẽ chế biến món ăn luôn vì trước khi cấp đông con rươi được sơ chế rất sạch sẽ.
Lưu ý khi ăn những món chế biến từ rươi
- Rươi ăn mùn bã hữu cơ, xác sinh vật trong nước vì vậy chúng có thể dễ dàng mang các mầm bệnh như ecoli, salmonella... vì vậy khâu chế biến phải tuân thủ chặt chẽ quy trình để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Rươi chế thường tiết ra một loại chất độc gây độc cho cơ thể. Nhẹ thì khó tiêu, chướng bụng. Nặng thì gây sock phản vệ. Vì vậy rươi chế biến cần được lựa chọn kĩ càng là rươi tươi ngon chuẩn.
TVC giới thiệu rươi Tứ Kỳ
Để rươi luôn giữ được độ tươi ngon nhất trong quá trình vận chuyển, rươi sẽ được bảo quản tại những thùng xốp chuyên dụng, bởi rươi là động vật không xương sống, rất dễ thích nghi và dễ sống, tuy nhiên nếu không bảo quản đúng cách, rươi chết sẽ không còn vị ngon đúng chất rươi Tứ Kỳ.
Rươi Tứ Kỳ được ví như “Lộc trời” dành tặng cho vùng đất Tứ Kỳ (Hải Dương) bởi loài này không cần chăm sóc cũng không cần cho ăn, chỉ cần cho rươi sống trong môi trường nước sạch hoàn toàn, không ô nhiễm là chúng có thể tự sinh sôi và phát triển.
Còn chờ gì nữa, nếu bạn chưa được thưởng thức đặc sản ở đây thật đáng tiếc, trong tiết trời đông này có món chả rươi vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng trong bữa ăn gia đình bạn thì còn gì bằng!
Thêm đánh giá