Gạo lứt là một loại ngũ cốc không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay. Gạo lứt được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe người dùng. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết gạo lứt là loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và cao hơn gấp 2-3 lần so với gạo trắng. Với giá trị dinh dưỡng và lợi ích mang lại nhiều cho cơ thể, có thể khẳng định rằng ăn gạo lứt rất tốt cho cơ thể.
Hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng:
- Từ 6- 15% RDI các loại vitamin nhóm b thiết yếu như vitamin b1, b3, b5, vitamin e.
- Hàm lượng vi chất mangan cực cao ( 88% RDI), đây là khoáng chất tốt cho hệ xương, máu và thần kinh.
- Một chén gạo lứt chứa trung bình 3,5gr chất xơ giúp kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
- Một vài khoáng chất khác như sắt, selen, protein, kẽm, đồng...
Sa Đéc, một địa danh gắn liền với làng bột và làng hoa lâu đời ở Đồng Tháp và hủ tiếu khô gạo lứt là sản phẩm tiêu biểu cho sự chiều chuộng người tiêu dùng của xứ này. Hủ Tiếu Gạo Lứt Khô Hòa Hưng Sa Đéc được sản xuất từ gạo lứt đỏ chứa nhiều dưỡng chất và nguyên tố vi lượng giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu trong máu. Hủ tiếu lứt không chứa gluten phù hợp với người đang chế độ ăn kiêng, eat clean, người muốn giảm cân, người bệnh đường ruột, loét dạ dày, tiểu đường…
Sản phẩm khô với đặc tính dễ bảo quản, tiện dụng, dễ dàng chế biến nhanh chóng các món ăn, làm phong phú thêm cho bữa ăn gia đình. Với sợi hủ tiếu dai ngon mang đặc trưng của Sa Đéc, lại được kết hợp với các loại rau củ quả, các loại nấm, các loại thịt hay hải sản. Cùng cách chế biến đa dạng từ món khô, món nước, món xào, món trộn,... sẽ mang đến hương vị khó quên trong từng món ăn. Đặc biệt chay mặn đều dùng được. Sản phẩm sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản và các hóa chất độc hại. Được chứng nhận là sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Hãy thưởng thức những món ngon hấp dẫn cùng Hòa Hưng.
Thông tin sản phẩm
- Thành phần chính: Gạo lứt, tinh bột khoai mì
- Đây là loại hủ tiếu khô, thuần chay tinh khiết, không chứa hàn the tốt cho sức khỏe.
- Không: Hàn the, formal, chất bảo quản
- Bảo quản: Bảo quản nơi sạch, thoáng và khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g:
- Giá trị năng lượng: 341.8Kcal
- Chất béo (Lipid): 0.2gr
- Chất đạm (Protein): 5gr
- Carbohydrate: 80gr
Hướng dẫn sử dụng:
- Cho hủ tiếu vào nước đang sôi, nấu khoảng 1-2 phút rồi vớt ra, xả qua nước lạnh. Để ráo và trộn đều với 1 ít dầu ăn trước khi chế biến các món ăn.
- Hủ tiếu gạo lứt dùng thay cho các loại hủ tiếu thông thường để nấu các món hủ tiếu nước, hủ tiếu xào, dùng ăn lẩu, làm gỏi cuốn. Loại hủ tiếu này này không nên đun nấu quá lâu tránh làm nát sợi hủ tiếu.
- Dùng để ăn thay cơm khi chán ăn hoặc cơ thể mệt mỏi, ăn sáng hoặc ăn vào bữa phụ.
Dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu:
Hàm lượng đường trong gạo lứt thấp hơn nhiều so với gạo trắng, hơn nữa lớp vỏ trấu bao quanh hạt gạo chứa nhiều chất xơ, có vai trò kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy bà bầu có nên ăn gạo lứt hay bà bầu ăn gạo lứt có tốt không? Ngoài nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, gạo lứt còn được chứng minh có vai trò giảm căng thẳng, stress đặc biệt trong quá trình mang thai, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Gạo lứt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa:
Hàm lượng chất xơ trong lớp vỏ trấu bao quanh hạt gạo lứt khá cao, theo các chuyên gia gạo lứt là loại ngũ cốc được đánh giá là chứa lượng ngũ cốc hàng đầu trong các thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra khả năng chống oxy hóa của gạo lứt cũng được nhận định là rất cao, đặc biệt là khi kết hợp cùng các thực phẩm giàu chất oxy hóa khác như dâu tây, việt quất, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch hiệu quả.
Gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch và ổn định tiêu hóa:
Hai thành phần sterol và sterolin trong gạo lứt, có vai trò thúc đẩy, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa…
Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt được chứng minh là mang lại hiệu quả vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng lọc những chất độc, chất thải, giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn khi ăn gạo trắng thông thường.
Cách làm hủ tiếu gạo lứt tại nhà thơm ngon
Gạo lứt là thực phẩm dinh dưỡng chứa hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài cơm gạo lứt thông thường, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến gạo lứt ngon và dễ làm dưới đây:
Nhắc đến món ngon với gạo lứt thì chắc hẳn hủ tiếu hoặc bánh tráng gạo lứt không thể vắng mặt. Mặc dù đối với một số chị em, hai món này có vẻ chưa thật sự phổ biến, tuy nhiên về độ thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng thì chắc hẳn bạn cũng nên thử một lần nấu ngay món ngon cho gia đình.
Về nguyên liệu làm món hủ tiếu:
- Gạo lứt (nên chọn loại gạo lứt dẻo), bột năng, bột đậu, gia vị, nước.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Để làm được món hủ tiếu, bạn phải xay nhỏ hạt gạo lứt thành bột mịn, rồi cho vào bát, thêm bột năng, bột đậu, một ít muối và nước vào khuấy cho sánh đặc đều.
- Bước 2: Tráng bánh: Hấp cách thủy bột bánh bằng cách đặt chảo chống dính chứa bột trên nồi nước sôi, đậy nắp kín khoảng chừng 5 phút, đến khi bột bánh chín đều thì tắt bếp. Lưu ý, bạn phải đảm bảo nước đủ sôi, hơi bốc lên nhiều thì bánh mới chín được.
- Bước 3: Sau khi bánh chín, gỡ ra khỏi khay hoặc chảo, cho một ít dầu ăn lên bề mặt bánh để chống dính, để nguội. Sau đó cắt bánh thành các sợi hủ tiếu vừa ăn. Để có được món hủ tiếu gạo lứt ngon hơn, bạn có thể nấu thêm với các loại rau củ hoặc ăn gạo lứt với thịt.
Để bảo quản hủ tiếu được lâu hơn, bạn có thể sấy khô vào cho vào ngăn đá, trước khi dùng lấy ra ngâm rồi mới nấu. Vậy hủ tiếu gạo lứt ngâm bao lâu? Thực tế thời gian ngâm tùy thuộc vào độ đông của sợi, thông thường bạn ngâm từ 15- 30 phút là sợi gạo lứt đã được giã đông và có thể dùng luôn. Cách ngâm gạo lứt rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ nước vào gạo lứt là được, để gạo nhanh mềm, nên ngâm với nước ấm.
Tại sao người tiểu đường và thừa cân nên ăn gạo lứt?
Ăn gạo lứt có tác dụng gì với người tiểu đường là câu hỏi đặt ra cho nhiều người. Siêu ngũ cốc gạo lứt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đã được các chuyên gia khẳng định chứa các thành phần giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường hiệu quả.
Trước hết gạo lứt có tác dụng giảm lượng đường hay glucose trong máu. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho kết quả lớp cùi bên ngoài gạo lứt có công dụng kiểm soát, giảm lượng glucose và hemoglobin trong máu, điều này có ý nghĩa cực lớn với bệnh nhân đái tháo đường có đường huyết cao, nhất là tiểu đường type 2.
Hạt nguyên chất gạo lứt chứa hàm lượng cao khoáng chất magie, có vai trò tổng hợp enzym, giúp bài tiết hiệu quả glucose và hormon insulin, ngăn ngừa sự tăng lên của đường huyết, phòng ngừa tiểu đường.
Trên đây là lý do vì sao người tiểu đường nên ăn gạo lứt, chúng ta sẽ cùng phân tích thêm tác dụng của ăn gạo lứt với người ăn kiêng nhé. Gạo lứt được cho là chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin, chất khoáng, chất xơ, nguyên tố vi lượng… Vậy ăn gạo lứt có béo không? Câu trả lời là hoàn toàn không nếu như bạn có một chế độ ăn hợp lý.
Thành phần gạo lứt chứa acid alpha lipoic, có tác dụng phá hủy liên kết cấu trúc mỡ, giúp giảm mỡ thừa hiệu quả, ngoài ra hàm lượng chất xơ trong gạo lứt được cho là giúp tăng cảm giác no, hạn chế thèm ăn, tốt cho người ăn kiêng.
Người tiểu đường nên ăn gạo lứt thế nào?
Gạo lứt được chứng mình có nhiều công dụng với người tiểu đường. Bạn có thể tham khảo một vài cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường hiệu quả đã được áp dụng nhiều hiện nay như nấu cơm gạo lứt hay nước gạo lứt. Tuy nhiên người tiểu đường ăn gạo lứt cần lưu ý một số điểm sau:
Một vài chị em mặc dù biết gạo lứt chứa nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn còn thắc mắc có nên ăn gạo lứt thường xuyên hay ăn gạo lứt thường xuyên có tốt không? Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Nguyễn Hồng Vinh- Bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng gạo lứt dù chứa nhiều thành phần tốt cho người tiểu đường, nhưng chỉ nên xem nó là thực phẩm hỗ trợ, không nên ăn quá nhiều và cần chú ý nhai chậm, kỹ bởi đặc tính gạo lứt cứng và nhiều chất xơ.
Gạo lứt chứa nhiều vi chất nhưng tuyệt nhiên không chứa đạm hay chất béo, vì vậy không cung cấp đủ chất cho cơ thể. Bạn nên ăn gạo lứt với gì? Đó có thể là các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt trắng, cá, trứng… hay rau xanh, trái cây ít đường.
Gạo lứt kiểm soát đường huyết tốt, nhưng vẫn cung cấp lượng nhỏ tinh bột cho cơ thể. Vì vậy nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn một bữa quá nhiều gạo lứt, gây tác dụng ngược với bệnh nhân tiểu đường.
Ăn gạo lứt kết hợp tập thể dục, đồng thời xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp người tiểu đường có kiểm soát đường huyết tốt và đẩy lùi được căn bệnh này.
TVC giới thiệu sản phẩm chế biến từ gạo Sa Đéc
Ngoài món cơm gạo lứt thông dụng, người tiểu đường có thể tham khảo một số món khác tránh gây nhàm chán cho bữa ăn như kimbap gạo lứt, món ăn liền gạo lứt đồ, bún gạo lứt…
Sản phẩm được làm từ 100% gạo lứt đỏ, không chất bảo quản, không sử dụng phẩm màu, ăn vào dai, ngọt tự nhiên, béo, không chua khách mua về chế biến món ăn cực kì hấp dẫn này nhé!
Thêm đánh giá