Với mong muốn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy tinh hoa di sản văn hóa Phật giáo do tiền nhân để lại. Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa tái bản cuốn Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt để trao tặng 31 chùa được nghiên cứu, trình bày trong sách và ấn tống cho các Ban, Viện của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố cùng các trường đào tạo về Phật giáo, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc, lịch sử, du lịch… trong nước.
Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt là công trình đầu tiên tại Việt Nam thống kê, giới thiệu đầy đủ nhất về hạng mục Kiến trúc nghệ thuật Phật giáo những ngôi chùa được Thủ tướng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cũng như hình dáng kiến trúc, mỹ thuật qua các thời đại, do Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa phối hợp Nhà xuất bản Thông tin Truyền thông ấn hành nhằm Chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 và trao tặng cho các đại biểu tham dự Đại hội.
Công trình sách Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt không chỉ có giá trị tham khảo dành cho giới nghiên cứu chuyên ngành mà còn là tài liệu hữu ích trong hoạt động quảng bá cũng như công tác bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa nói chung; lịch sử văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa Phật giáo nói riêng của dân tộc Việt Nam.
Nhằm tôn vinh đạo Phật và ghi nhớ công ơn các Hòa thượng, ghi nhớ nhân dân đã có công xây dựng chùa ở khắp mọi miền tổ quốc, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa phối hợp Nhà xuất bản Thông tin – Truyền thông xuất bản cuốn sách Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Việt, với mục đích phục vụ bạn đọc hiểu thêm về lịch sử nguồn gốc các ngôi chùa ở xứ Việt, qua đó chúng ta biết xây dựng, vun đắp văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh ngày một tiến bộ hơn.
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa phối hợp Nhà xuất bản Thông tin – Truyền thông xuất bản cuốn sách Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Việt - là cuốn sách đặc biệt tập hợp những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật qua các thời đại cũng như hình dáng kiến trúc, mỹ thuật được xếp hạng di tích Việt Nam có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Công trình sách Chào mừng sự kiện quan trọng nhất, lớn nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dành tặng cho đại biểu tham dự đại hội với mục đích làm lan toả tinh hoa di sản văn hoá Việt, giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ, thêm yêu di sản, trân trọng các giá trị truyền thống, văn hoá lịch sử của cha ông để lại và gìn giữ tinh hoa, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Với ý nghĩa tốt đẹp đó, kính mong nhận được sự phát tâm công đức của Qúy vị để công trình phật sự được thành công viên mãn. Mọi sự ủng hộ Qúy vị có thể liên trực tiếp qua hotline để được tư vấn hỗ trợ các bước.
Giới thiệu cuốn sách Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Chùa Việt
Phật giáo từ khi du nhập vào đất nước ta, đã gắn bó và đồng hành cùng với dân tộc trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước. Lịch sử các ngôi chùa gắn liền với phát triển của phật giáo ở Việt Nam, đồng thời thể hiện lịch sử phát triển của dân tộc gắn liền với Phật giáo, như một Thiền sư đã viết: “Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Trải suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử ấy, ông cha ta đã xây dựng và để lại cho hậu thế biết bao công trình có giá trị về nhiều mặt. Một số công trình với những giá trị đặc biệt tiêu biểu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt để cả nước có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị cho hậu thế mai sau.
Đối với các ngôi chùa được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, đây là những di sản Phật giáo của người Việt đã trải qua thời gian dài với nhiều thăng trầm của lịch sử vẫn uy nghi tồn tại đến ngày nay.
Qua giới thiệu những di sản này, chúng ta hình dung được đức tin và sức sống mãnh liệt Phật giáo đã tạo nên những giá trị vô giá cho văn hoá Việt Nam.
Cuốn sách Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt - là Tác phẩm đầu tiên thống kê, giới thiệu đầy đủ nhất về toàn bộ những ngôi chùa trên lãnh thổ Việt Nam được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Phật giáo lan truyền vào nước ta khá sớm. Cũng có người nói đến truyền thuyết về Chử Đồng Tử được nhà sư Phật Quang dạy đạo Phật (TS. Thiền sư Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế cho rằng Phật giáo đã có ở nước ta từ thời Hùng Vương) vẫn là câu chuyện đang minh định, song sự có mặt của tôn giáo ở nước ta từ những năm đầu Công nguyên là một điều chắc chắn.
Các tài liệu cổ nói đầu Công nguyên, trên lãnh thổ phía bắc nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phát triển ở Luy Lâu. Cũng ở thời kỳ này đã có những thiền sư nổi tiếng tu tập và truyền giáo như Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội... Trong thời kỳ Bắc thuộc nhiều ngôi chùa được dựng lên. Tuy việc xây dựng chùa có lịch sử lâu đời nhưng đến thời nhà Đinh - Tiền Lê các ngôi chùa mới có kiến trúc rõ nét hơn. Cho đến thời nhà Lý, kiến trúc chùa mới phát triển rực rỡ và vươn lên đến đỉnh cao trong nền nghệ thuật Phật giáo.
Qua những tư liệu lịch sử, ở thời Lý các ngôi chùa đã được phân ra 3 hạng:
1. Hạng đại danh lam là các ngôi chùa lớn kiêm cả hành cung do Nhà vua đứng ra tổ chức xây dựng. Vì thế các ngôi chùa này thường có quy mô lớn nằm trên các khu đất có địa thế phong thủy tốt. Kiến trúc, mỹ thuật và tượng pháp của ngôi chùa được làm hết sức đẹp, tỉ mỉ, chúng ta có thể thấy điều này qua những hiện vật khảo cổ ở chùa Phật Tích, chùa Chương Sơn, chùa Long Đọi Sơn...
2. Hạng trung danh lam do các quan chức triều đình đứng ra xây dựng.
3. Hạng tiểu danh l am là do dân làng tự tổ chức xây dựng.
Việc phân hạng như vậy được kéo dài trong suốt quá trình lịch sử, rõ nét nhất ở thời nhà Lý và mờ nhạt dần cho đến thời nhà Nguyễn.
Trong một quần thể chùa Việt, có thể thấy địa thế, kiến trúc, mỹ thuật và tượng pháp là những yếu tố song hành hợp với nhau tạo nên nghệ thuật của ngôi chùa.
Tiếc rằng đến nay, không có một ngôi chùa của thời nhà Lý nào còn tồn tại. Tuy vậy, cũng may mắn là chúng ta vẫn giữ được 3 ngôi chùa từ thời nhà Trần, dù qua nhiều lần trùng tu đã không còn nguyên vẹn.
Từ các ngôi chùa thời nhà Trần và nhiều hiện vật khảo cổ thời nhà Lý ta có thể hình dung rõ nét hơn diện mạo các ngôi chùa đại danh lam thời nhà Lý - đỉnh cao của nghệ thuật chùa Việt. Qua các triều đại, nghệ thuật chùa Việt có kế thừa, có đổi mới, từ đấy mà tạo nên phong cách riêng cho từng thời kỳ .
Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy tinh hoa di sản văn hóa Phật giáo do tiền nhân để lại. Cuốn sách Di tích quốc gia quốc gia đặc biệt Chùa Việt tổng hợp những ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc, mỹ thuật.
Có thể nhận thấy phong cách của từng thời kỳ qua cuốn sách Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Việt mà bạn đọc đang có trong tay. Trong những ngôi chùa tiêu biểu đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt mà nhóm tác giả đưa ra để giới thiệu có cả chùa thời Lý mà hiện nay chỉ còn lại các hiện vật khảo cổ như chùa Phật Tích..., chùa thời Trần (chùa Dâu, chùa Phổ Minh, chùa Thái Lạc, chùa thời Lê như chùa Keo, chùa Bút Tháp...), chùa thời Tây Sơn (chùa Tây Phương…), chùa thời Nguyễn (chùa Côn Sơn…). Với địa thế, kiến trúc, mỹ thuật, tượng pháp của các ngôi chùa qua từng thời kỳ như vậy sẽ giúp cho độc giả có một cách nhìn tổng quan về diễn biến nghệ thuật chùa Việt trong khoảng 1000 năm lịch sử.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Việt với những thông tin cô đọng sẽ phục vụ cho việc tìm hiểu lịch sử văn hóa, nghệ thuật, là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tìm hiểu di sản văn hóa Phật giáo của dân tộc Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh trong Cụm Di Tích Lịch Sử Và Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa - Đền - Đình có trong cuốn sách Chùa Việt:
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa là tập hợp các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm, những người có tâm huyết, chuyên môn cao để thực hiện nghiên cứu về di sản văn hóa; Ứng dụng, tư vấn và cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn di sản phát huy giá trị văn hóa.
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý đọc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước. Để tìm mua cuốn sách này quý khách hàng có thể đặt hàng tại đây hoặc liên hệ hotline để được tư vấn về việc tài trợ công đức cho công trình này.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Mong nhân được sự phát tâm công đức của Quý nhà hảo tâm để công trình sách DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VIỆT nhiều ý nghĩa này được gìn giữ cho mai sau!
Quý Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ:
Viện Nghiên Cứu Di Sản Văn Hóa
- Địa chỉ: B4-BT2 KĐT Mỹ Đình 2, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Hội đồng khoa học của Viện
- Chủ tịch HĐKH - TS LÊ DOÃN HỢP
- Phó chủ tịch PGS-TS ĐẶNG VĂN BÀI
- Phó chủ tịch TS BÙI HỮU DƯỢC
- Phó chủ tịch TS PHAN VĂN HÙNG
- Phó chủ tịch PGS-TS NGUYỄN CÔNG KHANH
- Hội đồng cố vấn
- Chủ tịch HĐCV PGS-TS NGUYỄN THẾ KỶ
- Phó chủ tịch PGS-TS ĐẶNG VĂN BÀI
- Phó chủ tịch ĐẶNG VĂN CHIẾN
- Chủ biên
- Chủ tịch HĐQL NGUYỄN VĂN HÙNG
- Điện thoại liên hệ: 0819828585
Thêm đánh giá