Rượu đế Gò Đen, thường được gọi tắt là Đế Gò Đen, là tên một loại rượu trắng nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.
Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ , là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc, đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen.
Dù theo truyền thống thì đế Gò Đen được nấu từ gạo. Tuy nhiên, ngày nay những người sành rượu Việt Nam và thế giới thường rất chuộng loại đế Gò Đen được nấu từ gạo nếp. Tuy nhiên, số lượng sản xuất loại đế nếp này ít hơn nhiều so với loại nấu từ gạo truyền thống. Loại rượu gạo này rất nhiều địa phương ở Việt Nam nấu, (chất lượng cũng khác nhau tùy vùng), Rượu Nếp, Rượu Nếp Than.
Đặc sản Rượu Đế Gò Đen được nấu từ các lò rượu tại gia theo phương pháp truyền thống ở các vùng lân cận tại khu vực Gò đen, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Vân, Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước).
Vì thế từ vào tháng 12/2009 “Hội Rượu Đế Gò Đen” đã được thành lập, trụ sở đặt tại 192 Quốc lộ 1A, huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Nhằm kiểm soát chất lượng rượu đồng đều và không pha cồn hoặc nước lã, để thương hiệu Rượu Gò Đen mãi mãi là một “Đệ nhất tửu”.
Rượu đế Gò Đen là đặc sản Long An nổi tiếng. Rượu đế Gò Đen có nồng độ cao, màu trắng được nấu từ nếp ngon. Đặc sản rượu đế Gò Đen nấu từ các lò rượu có quy mô nhỏ, các hộ gia đình theo cách truyền thống nên tạo ra với số lượng không nhiều nhưng lại đảm bảo chất lượng rượu.
Rượu Đế Gò Đen là loại rượu nếp nổi tiếng trên trăm năm của Việt Nam. Nỗi trăn trở phải hồi sinh loại “Hảo tửu” lừng danh đã thôi thúc chúng tôi đi tìm về nguồn cuội xa xưa, tìm về vị nguyên bản của rượu Đế Gò Đen để làm sống lại “Quốc Túy” của Cha Ông để lại.
Rượu hoàn toàn được nấu thủ công theo phương pháp truyền thống, có được thời gian ủ nên r.ượu đầm, mùi nếp lức nguyên bản thơm tự nhiên lan tỏa từ lúc mở nắp chai, uống vào cay mà không sốc, không gắt cổ, hậu ngọt sâu.
Chi Tiết Sản Phẩm
- Thương hiệu: Đế gò đen
- Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Hướng dẫn sử dụng: Uống trực tiếp
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thành phần: Rượu Đế Gò Đen nếp lứt:được chưng cất hoàn toàn thủ công từ nếp lứt theo phương pháp truyền thống, ủ trên 1 năm. Rượu Đế Gò Đen Green được chưng cất hoàn toàn thủ công từ nếp lứt theo phương pháp truyền thống, ủ trên với đinh lăng trên 1 năm.
- Các chứng nhận OCOP 4 sao, Tiêu chuẩn an toàn VSTP HACCP là minh chứng tuyệt đối về mức độ đảm bảo cho người tiêu dùng khi sử dụng.
- Hãy nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị độc đáo của thời gian, giá trị của dòng Đế thuần túy Việt Nam mà không nơi nào có được.
Rượu đế Gò Đen là đặc sản Long An được người dân nơi đây dùng để tiếp khách, bạn bè gần xa nhằm thể hiện sự trân trọng và hiếu khách của người dân nơi đây. Nó là một trong những đặc sản mang đậm hương vị miền Tây được người dân trân trọng, nấu rượu bằng cả cái tâm. Vì thế rượu đế Gò Đen được người dân nơi đây phong thành “Đệ nhất tửu”.
Rượu đế Gò Đen được nấu từ nếp và men gia truyền tạo nên hương thơm đặc trưng, độ ngon đạt chuẩn, rượu này để càng lâu thì càng trong và ngon hơn. Để nấu được loại rượu ngon nổi tiếng này thì người nấu rượu phải có kinh nghiệm, am hiểu về rượu, phải cẩn thận và tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu, ủ men.
Quy trình nấu rượu đế Gò Đen
Đầu tiên, khâu chọn nếp rất quan trọng bởi vì rượu nấu ra ngon thì phải từ hạt nếp ngon nhất, chất lượng nhất và đặc biệt là không có lẫn một hạt gạo nào trong nếp. Nếp được chọn là những loại nếp hạt tròn, trắng đục và thơm. Xong công đoạn chọn nếp là nấu cơm nếp.
Khi cơm nếp nấu xong thì lấy ra cho nguội rồi trộn đều bột men được làm từ các loại rễ thảo mộc để ủ. Ủ trong khoảng một tuần thì thực hiện thêm nước cho quá trình ủ men hoàn thiện. Cứ 3 đêm thêm nước một lần, chỉ cần thêm hai lần như vậy là được.
- Khi đã xong công đoạn ủ thì cho vào nồi nấu chắt lọc những giọt rượu ngon nhất.
- Rượu nấu xong được người dân nơi đây cho vào hũ sành bịt kín lại để ngâm dưới ao khoảng 100 ngày thì đưa lên thưởng thức.
- Để biết có phải rượu đế Gò Đen ngon không thì bạn chỉ cần lắc nhẹ chai rượu nếu thấy rượu nổi bọt và chậm tan thì đó chính là rượu ngon đấy.
Thưởng thức và bảo quản
- Rượu đế Gò Đen được thưởng thức một cách chậm rãi để cảm nhận được vị nồng của rượu, hương thơm phảng phất của hương nếp đã lên men tạo cảm giác lâng lâng.
- Rượu đế Gò Đen đựng trong các chai để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Nguồn gốc của tên gọi rượu Đế Gò Đen
Lai lịch hàng ngàn năm như một số loại rượu bí truyền khác thì không có, nhưng với tuổi đời vài trăm năm cũng đủ để rượu Gò Đen đi vào lòng người và trở thành một loại rượu đặc sản được yêu thích nhất từ trước đến nay. Theo những người nấu rượu lâu năm, quận Gò Đen có nghề nấu rượu nổi danh trước thời Pháp thuộc, loại rượu này là một phần không thể thiếu trong những dịp Lễ, Tết, tiệc cưới…
Không chỉ những người yêu rượu mà những người bình thường vốn quan năm không uống được bao nhiêu rượu cũng cực kỳ yêu thích. Rượu được những người nấu rượu có kinh nghiệm lâu năm chưng cất sẽ cho ra hương vị thuần túy đặc trưng nhất, chất rượu cay nồng nhưng không gay, rượu uống vào càng xuống càng thấm, dư vị khó tả, một cảm giác ngòn ngọt đọng nơi đầu lưỡi khiến người yêu rượu nào cũng phải ngất ngây.
Để có được danh tiếng như hôm nay, rượu Đế Gò Đen cũng đã trải qua khá nhiều thăng trầm, mà trong cả trăm năm thuộc Pháp thì xuýt chút nữa loại rượu này đã thất truyền.
Vốn dĩ chỉ là tên gọi rượu Gò Đen, nhưng từ thời Pháp thuộc đến nay lại được người dân gọi thành rượu đế Gò Đen. Lâu dần nhiều người không rõ chữ Đế ở đây có nghĩa là gì nên vẫn thường dùng để gọi tên cho những loại rượu trắng thành rượu Đế. Khi Pháp xâm lược nước ta, họ nhận định rượu là một trong những ngành có thể “hái” ra tiền nên tiến hành chính sách nắm giữ thị trường và nghiêm cấm mọi hoạt động nấu rượu thủ công lúc bấy giờ.
Nhưng do các loại rượu từ Pháp đưa vào nước ta lúc đó không hợp khẩu vị, giá cả lại đắt nên người dân vẫn lén lút nấu rượu để tự uống. Rất nhiều người đã phải đổ bỏ thành quả của mình khi bị khám xét bất ngờ, một số người vẫn kịp đem những chai rượu giấu đi trong đồng cỏ hoang. Vùng đất Gò Đen thời bấy giờ có nhiều cánh đồng hoang chỉ toàn cây Đế, đó là địa điểm mà nhiều người đem rượu giấu đi. Tên gọi rượu Đế ra đời ban đầu cũng vì tránh tai mắt của thực dân Pháp nhưng không nghĩ rằng lại tồn tại cứ như vậy mà được gọi thành rượu Đế Gò Đen cho đến tận ngày nay.
Ai cũng có thể nấu rượu nếp Gò Đen
Rượu Gò Đen chính hiệu là loại rượu được nấu từ gạo (gạo là cách mà người dân miền Nam gọi gạo tẻ, không phải gạo nếp), phương pháp nấu rượu được dùng từ xưa đến nay là thủ công. Vẫn có nhiều nhà chuyển đổi sang kiểu nấu công nghiệp nhưng không nhiều lắm. Do đó, loại đặc sản này đến nay vẫn được sản xuất chủ yếu là bằng phương pháp thủ công, nên giữ được hương vị truyền thống vốn có.
Người dân miền Nam hiếu khách, yêu thích uống rượu nhưng tinh cách đơn giản nên vẫn thường nấu rượu gạo để uống, dù nghèo nhưng nếu có khách đến nhà sẽ đem ra những gì gọi là quý giá để tiếp đãi. Và, rượu nếp Gò Đen là một trong những đặc sản quý giá người dân nơi đây dùng để đãi những vị khách quý, nhất là những người đến từ phương xa, và cũng nhờ đó mà tên tuổi của loại rượu Đế Gò Đen vang danh được đánh giá ngang hàng với những loại danh tửu có niên kỷ cả ngàn năm.
Để nấu rượu nếp Gò Đen, người ta dùng đến loại nếp ngon nhất đó là nếp hương hay nếp ngỗng. Sau khi nấu xôi xong thì đem đi ủ men, đây chính là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình nấu rượu mà thường thì chỉ những người nấu rượu có kinh nghiệm dày dạn mới có thể thành công.
Xôi sau khi nấu chín, chờ nguội sẽ rắc men đã tán nhuyễn đều lên toàn bộ, sau đó cho vào trong khạp sạch, đậy nắp kín và ủ như vậy khoảng 3 ngày. Tùy theo điều kiện thời tiết mà thời gian ủ có thể dài hơn hay ngắn hơn.
TVC giới thiệu Rượu đặc sản Miền Tây
Trong khi chờ rượu đang ủ, người ta chuẩn bị sẵn nước cho công đoạn ủ lỏng tiếp theo. Nước ở đây đơn giản là nước mưa hay nước ao đã được lọc sạch. Rượu ủ xong 3 ngày thì đem ra, sau đó đổ nước vào và đậy nắp tiếp tục ủ như vậy khoảng 4 ngày nữa.
Sau 4 ngày lấy ra sẽ thấy không còn hạt gạo nào trong khạp, người ta có được loại chất lỏng đục và lúc này chỉ cần đem đi chưng cất để lấy rượu
Nhưng… khó tạo ra hương vị độc đáo của loại danh tửu
Rượu nếp Gò Đen có thể dùng cách chưng cất công nghiệp hay thủ công đều được. Nhưng vấn đề khó khăn để tạo ra được hương vị rượu Gò Đen truyền thống thì không phải ở đâu cũng nấu ra được. Những người nấu rượu lâu năm không ngại chia sẻ những bí quyết nấu rượu và luôn nhấn mạnh, để tạo ra đúng hương vị này thì rượu cần phải nấu ở Gò Đen.
Các sản phẩm của chúng tôi không dành cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai. Thưởng thức có trách nhiệm! Không lái xe khi đã uống rượu bia.
Thêm đánh giá