Với việc nắm giữ công thức bí truyền, người dân Gò Đen đã đưa danh tiếng của cái tên rượu Gò Đen lan xa trên khắp mọi miền đất nước. Rượu đế Gò Đen từ lâu đã trở thành đặc sản, là một nét đặc trưng để dù là người chưa từng biết đến chỉ nghe đến Gò Đen sẽ biết đó là loại rượu nổi danh của Long An. Rượu trong như nước mưa, vị cay, hương thanh mát, uống vào dễ chịu và để lại hậu vị khó quên làm say lòng không biết bao nhiêu là “Tao nhân mặc khách”.
“Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức Gò Đen”. Trong tâm trí của mỗi người dân Nam Bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng “Đệ Nhất Tửu”. Rượu đế Gò Đen được mệnh danh là mỹ tửu của vùng đất trù phú về sản lượng lúa nếp Long An. Rượu trong như nước mưa, càng để lâu uống càng ngon, vị cay nồng làm say lòng bao người thưởng thức.
Rượu đế Gò Đen hay còn gọi tắt là đế Gò Đen, loại rượu mang cái tên của chính vùng đất sinh ra mình này là tên một loại rượu trắng, nấu từ gạo theo phương pháp cổ truyền, có nồng độ rất cao, có thể lên đến 50 độ.
Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng khác, như rượu Bàu Đá, Bình Định, rượu Mai Đào, Trung Quốc, rượu đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, rượu phải được nấu tại vùng Gò Đen. Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng đệ nhất tửu. Làng rượu Gò Đen ở xã Phước Lợi, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay.
Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết, dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan. Rượu Đế Gò Đen ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và được người dân khắp nơi trong cả nước tin dùng: rượu nếp than, rượu nếp trắng, rượu chuối hột…
Rượu Đế Gò Đen là loại r.ượu nếp nổi tiếng trên trăm năm của Việt Nam. Nỗi trăn trở phải hồi sinh loại “Hảo tửu” lừng danh đã thôi thúc chúng tôi đi tìm về nguồn cuội xa xưa, tìm về vị nguyên bản của rượu Đế Gò Đen để làm sống lại “Quốc Túy” của Cha Ông để lại.
Rượu hoàn toàn được nấu thủ công theo phương pháp truyền thống, có được thời gian ủ nên r.ượu đầm, mùi nếp lức nguyên bản thơm tự nhiên lan tỏa từ lúc mở nắp chai, uống vào cay mà không sốc, không gắt cổ, hậu ngọt sâu.
Chi Tiết Sản Phẩm
- Thương hiệu: Đế gò đen
- Xuất xứ thương hiệu: Việt Nam
- Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Hướng dẫn sử dụng: Uống trực tiếp
- Thành phần: Rượu Đế Gò Đen nếp lứt được chưng cất hoàn toàn thủ công từ nếp lứt theo phương pháp truyền thống, ủ trên 1 năm. Rượu Đế Gò Đen đinh lăng:được chưng cất hoàn toàn thủ công từ nếp lứt theo phương pháp truyền thống, ủ trên với đinh lăng trên 1 năm.
- Các chứng nhận OCOP 4 sao, Tiêu chuẩn an toàn VSTP HACCP là minh chứng tuyệt đối về mức độ đảm bảo cho người tiêu dùng khi sử dụng.
- Hãy nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị độc đáo của thời gian, giá trị của dòng Đế thuần túy Việt Nam mà không nơi nào có được.
Vì sao Gò Đen lại được coi là ”Đệ nhất tửu”?
Bởi để nấu được rượu ngon, dân Gò Đen nấu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất.
Ngoài ra, nếp để nấu rượu cũng vô cùng quan trọng, rượu Gò Đen có hương vị độc đáo là nhờ cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt… Dân nấu rượu Gò Đen thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon.
Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen. Rượu nếp được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa. Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm.
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.
Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu, cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi. Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng cần lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong, đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm. Khi chọn men làm cơm hay làm rượu, tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn (uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc... Chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc (Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày). Liều lượng men thường là 1 lạng men / 10kg gạo. Sau khi cân đủ lượng men cho vào cối giã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.
Lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay. Chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại.
Sau khi rắc men xong, cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu. Lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.
TVC giới thiệu Rượu đặc sản Miền Tây
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần quá trình nấu rượu là cả một nghệ thuật. Đặc biệt, nước nấu rượu phải là nước của xứ Gò Đen, nấu trong không khí Gò Đen mới có mùi vị đặc sắc.
Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống. Khi nấu lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.
Rượu sau khi trưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống.
Các sản phẩm của chúng tôi không dành cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai. Thưởng thức có trách nhiệm! Không lái xe khi đã uống rượu bia.
Thêm đánh giá