Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Không biết từ bao giờ lụa Hà Đông đã đi vào thi ca lặng lẽ và đầy ma lực, có phải từ cái thửa lũ trẻ mục đồng nghêu ngao câu hát: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” hay đến khi lụa may lên áo và bài thơ tình áo lụa cứ miên mang theo ta suốt chặng đường đời. Thời gian qua đi lụa Hà Đông và những truyền thuyết về nguồn gốc nghề tằm tơ canh cửi đã trở thành một biểu tượng sinh động của văn hóa Cổ truyền trong dòng chảy văn hóa Việt Nam qua bao thế kỷ.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng Vạn Phúc - Hà Đông

Làng Lụa Vạn Phúc hay mọi người vẫn thường gọi là làng lụa Hà Đông nằm ven con sông Nhuệ nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Một làng nghề truyền thống chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 10km được xem như điểm đến du lịch của đông đảo các du khách gần xa khi tới Hà Nội.

Những nét cổ kính, truyền thống nơi đây dù qua bao tháng năm vẫn còn được lưu giữ lại như một biểu tượng cho làng quê. Cây đa cổ thụ, giếng nước và những phiên chợ chiều họp ở sân Đình.

Ấn tượng đầu tiên của mình khi tới đây là những hàng quán mọc lên san sát nhau, những mảnh lụa dài thướt tha được trưng bày trên khắp con phố. Dòng người qua lại tấp nập, người làm, người tham quan đâu đó lại là những người thợ buôn tới mua lụa.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Làng lụa Vạn Phúc – Thu hút du khách

Bằng 4 chữ Vạn Cổ Ân Thâm đã hàm chứa trọn vẹn tấm tình hậu thế với Tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc, muôn đời nghĩa tạ ơn sâu, tấm lòng thành kính khắc ghi nơi tâm khảm, sẽ mãi là mạch nguồn ấm áp lan tỏa với thời gian.

Hàng năm lễ giỗ Tổ nghề được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch theo cổ lễ nghi thức cúng rước long trọng linh đình. Nơi nơi tấp nập trở về Vạn Phúc tỏ lòng thành kính, người người khẩn nguyện Thành Hoàng ban phúc sự nghiệp mở mang, làm ăn phát đạt. Đó cũng là truyền thống là tập quán lâu đời của người dân Việt ở các làng quê trên mọi miền đất nước.

Các câu đối chạm nổi ở Tiền Môn là chiến tích bao đời khắc ghi công đức Tiền Nhân, lưu danh hậu thế:

“Sinh vi thứ phi Tử Thị Phúc thần danh lưu thiên cổ

Canh tại Nhuệ biên chức ư Vạn Bảo đại nghiệp vô song"

Hiểu là:                                     

“Sống làm thứ phi chết làm phúc thần của dân tên lưu ngàn đời

Cày cấy ở ven sông Nhuệ canh cửi ở đất Vạn Bảo nghiệp lớn có một không hai”.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Chợ lụa Vạn Phúc

Và còn ngợi nga vẻ đẹp hiếm có của một vùng quý địa hội tụ khí thiên trời đất:

“Giáp giáp sơ môn khai đặc địa

Nguy nguy hoa biểu dục ma khung”

Hiểu là:

“Liền với cổng trước mở ra vùng đất đặc biệt

Vẻ đẹp lồng lộng từ thấp vút lên trời cao”.

Đây đúng là bức tranh non xanh nước biếng giữa chốn bồng lai, mênh mang non nước giao hòa, hữu tình sơn thủy như xa như gần, lặng thinh chẳng tiếng ve ngân trong ngần bóng nước thanh tân đất trời.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - Truyền thống nghìn năm

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam, song ít có làng nào có truyền thống văn hoá lịch sử đẹp như làng lụa Vạn Phúc.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Kén tằm

Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.

Qua các thư tịch cổ cho thấy, mảnh đất Vạn Phúc ngày nay đã được hình thành phát triển từ năm 865 sau Công nguyên. Thủa ấy, trong một lần di kinh lý trên sông, khi đậu thuyền sát bên dòng sông Nhuệ, Cao Biền phải thốt lên: “Đất Vạn Bảo (tức Vạn Phúc) núi sông uốn khúc, long hổ ôm quanh, hai bên hai giếng nước nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh. Đây thật là cảnh thanh nhàn”.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Tằm tơ

Bà Lã Thị Nga – vợ của Cao Biền – thấy vùng đất này thơ mộng đã về ngụ tại đây, bà dạy dân cách làm ăn. Khi và quan đời, nhớ ơn công đức của bà, dân Vạn Bảo đã tôn bà làm Thành hoàng làng và lập miếu thờ. Tuy nhiên, một số tài liệu và hiện vật cổ còn giữ lại cho thấy, nghề dệt ở Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1.000 năm, vào khoảng thế kỷ XIII. Vì thế, bà Lã Thị Nga chưa hẳn là vị tổ nghề như nhiều người từng nói, nhưng bà chính là người có công khuyến khích nhân dân duy trì và phát triển làng nghề, đưa nghề dệt trở thành nghề truyền thống ở Vạn Phúc.

Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn, từ vua Khải Định đến vua Bảo Đại đều sai sứ thần ra tận Vạn Phúc mua sa, gấm đem về dùng.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Mắc cửi

Đình làng Vạn Phúc - Giữ bản sắc truyền thống

Nhắc đến lụa Vạn Phúc là nhắc đến các loại: Lụa, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi… với đặc trưng bền đẹp, mềm mại vừa tạo sự sang trọng, vừa gần gũi. Trong đó, dòng lụa vốn được đánh giá là quý nhất của làng Vạn Phúc là lụa vân với lối dệt tinh xảo. Trên cơ sở những đề tài trang trí từ nghệ thuật truyền thống, người thợ làng lụa Vạn Phúc sáng tạo thêm để thích ứng với từng chất liệu dệt như: ngũ phúc, long vân, thọ đỉnh, quần ngư vọng nguyệt, hoa lộc… để cho ra đời những sản phẩm đẹp. Người làng Vạn Phúc thường tự hào sản phẩm lụa quê hương từng là vật phẩm tiến vua các triều đại, từng tham gia đấu xảo tại hội chợ Marseille, Paris và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Đình Vạn Phúc nằm ở giữa làng Vạn Phúc, là nơi thờ Thành Hoàng làng. Ả Lã Đê Nương Ngài là người "Sinh vị dân – Tử vị Quốc". Ngài được phong "Thượng đẳng thần" và thần hiệu là "Đương cảnh Thành Hoàng – Quốc vương thiên tử - Nga Hoàng đại vương" Theo Lịch sử truyền lại. Khi đất nước gặp ngoại xâm, các triều Lý – Trần – Lê về đây xin Ngài hiển linh phù trợ. Thành Hoàng được các triều vua ban tặng 11 sắc phong, tôn Thành Hoàng làng Vạn Phúc có công "Hộ nước – Giúp dân". Vào thời Lê trung Hưng, khi đánh đuổi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, Vua Lê đóng đô ở Thăng Long (Khoảng những năm 1593) đã cấp tiền cho dân Vạn Phúc dựng đình để thờ Thành Hoàng làng, rất có thể đó là vua Lê Kính Tông niên hiệu Hoằng Định (1601 - 1619).

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Vạn Phúc - Nơi giữ gìn bản sắc truyền thống

Như vậy có thể thấy Đình Vạn Phúc khả năng được dựng vào những năm đầu tiên của thế kỷ 17, chắc chắn không phải là Tranh tre nứa lá,vì đến thời hiện đại vẫn còn 1 chân tảng tròn đường kính khoảng ngoài 40 cm ở phía sau tường Hậu Cung, có thể chính là chân tảng cột quân của Đình. Dấu vết rõ nhất của kiến trúc đời Lê hiện nằm trong tòa Hậu cung đình với sàn thờ gác lửng, là đặc trưng kiến trúc đình làng giai đoạn thế kỷ 17. Các cụ trong làng vẫn khẳng định Hậu cung có trước, sau mới dựng Phương Đình. Sau này nhiều khả năng do biến loạn thời cuộc hay hỏa hoạn, hoặc xuống cấp mà Phương đình được dựng mới trong thời gian vua Tự Đức (1878) trị vì.Hiện ở Phương đình có 1 dòng chữ ghi niên đại là Hoàng triều Tự Đức vạn vạn niên chi tam thập tuế thứ Đinh Sửu... nguyệt, cốc nhật... nghĩa là năm Tự đức thứ 30 - 1878 dựng.

Theo sử sách Đình Vạn Bảo nay là Đình Vạn Phúc nơi thờ Thành Hoàng Làng được Vua Lê Chân Tông ban tiền mở mang xây cấp khoảng giữa thế kỷ 16 vốn tọa  lạc trên một vùng đất cao giữa làng, dân cư đông đúc. Điểm đặc biệt dễ nhận thấy là ngôi Đình bế thế này lại có dáng dấp như một ngoi Chùa.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Đình làng Vạn Phúc

Năm Cảnh Hưng 1783, Vua Lê Hiển Tông ban Sắc Gia Phong Mỹ Tự cho Thành Hoàng Làng trịnh trọng tuyên phong Thượng Đẳng Thần. Sau này, Đình Vạn Phúc còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong vào các triều Vua. Vào nửa cuối thế kỷ 19, năm Tự Đức thứ 30 ngôi Đình được tu tạo ở quy mô lớn nhưng vẫn bảo lưu được phong cách kiến trúc truyền thống. Từ chi tiết đường nét tạo hình đến sự đăng đối trong không gian tổng thể, có thể nói Đình Vạn Phúc là công trình tín ngưỡng mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa, vạn ánh sinh động nghệ thuật kiến trúc và xây dựng đặc sắc của các nghệ nhân xưa.

Kỹ thuật tạo tác vòm mái gấp khúc đa diện với hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo là một ví dụ điển hình của nghệ thuật này. Ở Vạn Phúc tập tục thờ Thành Hoàng và Tổ nghiệp là một tín ngưỡng mang dấu ấn văn hóa tâm linh gắn liền với hoàn cảnh lịch sử xã hội nông thôn Việt Nam.

Ngày qua ngày Đền Phường Cửi vẫn ấm áp khói nhang và lòng nhiệt huyết, nhà nhà dựng xây cơ nghiệp, đời đời mãi mãi nhớ ơn vị Tổ nghề khả kính của làng Vạn Phúc.

Đạo phật ở Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, Đất Vua, Chùa làng, phong cảnh Bụt, một thành ngữ ba vế mà nó có tới hai vế nói về Chùa, về Phật, cũng đủ thấy truyền thống văn hóa Phật giáo đã ăn sâu như thế nào vào đời sống của người dân Việt. Đáng chú ý là truyền thống Phật giáo ở Vạn Phúc còn gắn liền với phong trào đấu tranh công khai đầu tiên thắng lợi vào năm 1937, với hai cuộc biểu tình đông đảo của thợ thủ công và quần chúng nhân dân trước Chùa Vạn Phúc đòi cải thiện đời sống người lao động và tội ác của bọn thống trị tham quan.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng Vạn Phúc

Ngày nay mỗi ngôi Chùa ở các làng quê Việt Nam vẫn như ngôi nhà lớn, như mái nhà chung tập hợp đoàn kết cộng đồng để cầu được ban cho những điều mơ ước đời thường về sức khỏe, tình thân, phúc lộc và quan trọng là khơi gợi ý thức tự dân: “Ai ơi hãy ở cho lành, tích đức tu thân để lại phúc phận cho con cháu”.

Cũng vì căn nguyên sâu xa ấy mà bà con phật tử Vạn Phúc và khách thập phương cùng thành tâm góp công, góp của chung tay tôn đạo mở mang Đình Chùa dốc lòng noi gương Tiên Tổ.

Hiện Vạn Phúc và nhiều làng xã quanh vùng còn tôn thờ một vị Phúc Thần dòng dõi Vua Hùng là vị tướng toàn tài văn võ có công lớn giúp nước giữ yên bờ cõi giang sơn.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Vạn Phúc từng là nơi ghi nhiều dấu ấn rất đáng tự hào, sự kiện Lý Bí xưng Vương lập nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ 6, nghĩa quân Lam Sơn lập chiến vỹ vây hãm giặc Minh ở Đông Quan thế kỷ 15 và đặc biệt là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật chọn làng Vạn Phúc là nơi soạn thảo, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946. Phát hiệu lệnh kêu gọi toàn dân tộc làm cuộc kháng vệ quốc vỹ đại chống Thực Dân Pháp xâm lược.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi kháng chiến

Lần theo vị Cha già dân tộc trong những ngày nước sôi lửa bỏng, trước âm mưu xảo quyệt của kẻ thù xâm lược, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy lòng chúng ta không khỏi bồi hồi.

Chiến tranh lùi vào quá khứ, đất nước từng giờ đổi thay, làng Vạn Phúc đang phát triển từng ngày, nhưng ngày nay diện mạo của làng nghề truyền thống và không gian của một thời tằm tơ canh cửi đã không còn nữa.

Vạn Phúc Lai Cầu là tên cầu phúc, vốn là kỳ vọng và thành ý của người xưa, còn Vạn Phúc hôm nay người đông đất chật nên chắc rằng những cổng làng mực thước rêu phong rồi sẽ không còn nữa trong bối cảnh tấc đất tấc vàng giữa vùng đô thị đang liên tục chuyển mình phát triển. Nhưng phía sau sự chuyển mình của xu thế chung và những áp lực nặng nề trong quá trình đất đai biến động trước sức ép của cơ chế thị trường vẫn còn nhiều gia đình ở Vạn Phúc đang phải âm thầm trăn trở để lựa chọn hướng đi cho mình thích hợp giữa nhu cầu phát triển và ý thức bảo lưu gìn giữ những gì mà cha ông và bản thân họ gắn bó qua bao thế hệ.

TVC giới thiệu làng lụa Vạn Phúc

Nhiều nhà cổ đã trên dưới 100 năm tuổi hiện còn tồn tại ở làng Vạn Phúc, với thế hệ bây giờ ngôi nhà không đơn thuần là nơi cư trú, sinh hoạt hàng ngày mà còn là nơi duy trì gia phong phát huy gia nghiệp, nơi gìn giữ bảo lưu mỹ tục thuần phong của làng xã cộng đồng. Đó là những giá trị văn hóa tinh thần và đạo đức có ý nghĩa nền tảng rất cần được tôn vinh cổ vũ trong xã hội hiện nay. Mặt khác việc cố gắng gìn giữ kiến trúc ban đầu và tiếp tục duy trì không gian lao động sản xuất truyền thống của mỗi gia đình, còn phản ánh tâm nguyện của một thế hệ nghệ nhân với ý thức bảo vệ nuôi dưỡng những giá trị vốn có của văn hóa làng nghề.

Đây là điều rất có ý nghĩa và càng trở nên đặc biệt quan trọng trước thực trạng phát triển theo chiều hướng tự phát hiện nay không chỉ riêng đối với làng nghệ Vạn Phúc. Thời gian, chiến tranh và nguyên nhân kinh tế là yếu tố trực tiếp góp phần bào mòn các giá trị cổ xưa tưởng như bất biến, cũng vì vậy mà thành ý đối với Tổ tiên, sự cố công gìn giữ những thành quả vật chất và tinh thần của cha ông truyền lại đã trở thành vật chất đặc biệt và việc làm rất đáng nêu gương cho thế hệ hôm nay.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Nghề dệt lụa truyền thống

Mặc dù vậy, nhưng vẫn còn những người còn một đời tâm huyết với nghề như các nghệ nhân Triệu Văn Mão, Nguyễn Hữu Trịnh hậu duệ của vài nghệ nhân lâu đời ở Vạn Phúc, đã góp phần làm rạng danh nghề dệt lụa truyền thống quê nhà.

Lễ hội làng lụa Vạn Phúc

Tuần lễ văn hóa – du lịch – thương mại của làng lụa nổi tiếng đất Hà Thành này là hoạt động tổ chức thường niên diễn ra từ ngày mùng 8/11 đến ngày 17/11 hằng năm.

Được triển khai thực hiện từ tháng 11/2018, tuần lễ diễn ra với thông điệp “Vạn Phúc – Sắc lụa nghìn năm” đã thu hút đông đảo du khách tham quan tới đây.

Lễ hội gồm 3 phần chính: phần lễ, phần hội và phần cuối là quảng bá làng nghề truyền thống. Phần lễ cùng chủ đề “Vạn Phúc dấu xưa” là phần mở màn cho hội, tiếp đó là tiệc rước tâm linh của những người dân quê lụa.

Hòa vào không khí lễ hội là một cảnh sắc trang trí vô cùng lộng lẫy của làng lụa Vạn Phúc, du khách tới đây như được lạc vào phố cổ Hội An với những chiếc ô đầy đủ sắc màu trên nền trời cao.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Lễ hội làng Vạn Phúc

Một không gian trang trí vô cùng ấn tượng, không những được chiêm ngưỡng nét độc đáo từ làng nghề truyền thống mà du khách còn phần nào hiểu thêm về nền văn hóa nước ta.

Phương tiện di chuyển đến làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km vì thế bạn có thể đi ô tô, xe máy cá nhân hoặc:

  • Gọi Taxi, Motorbike
  • Đi xe buýt, các tuyến xe bus đến Làng lụa Vạn Phúc: 03, 07, 14, 20c, 25, 26, 31,32, 36, 50, 55, 79

Những món quà lưu niệm ý nghĩa khi đến Làng lụa Vạn Phúc

Nếu bạn là một người yêu thích những mét vải, lụa mềm mịn, mát tay. Thì lụa tơ tằm chính là sự lựa chọn tốt nhất để bạn có được món Quà Hà Nội. Làng lụa Vạn Phúc nằm cách Hà Nội không xa nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Những món quà lưu niệm ý nghĩa khi đến Làng lụa Vạn Phúc

Nơi đây không chỉ bán lụa mà còn có nhiều mẫu quần áo may sẵn với thiết kế độc đáo. Mẫu mã đa dạng với họa tiết truyền thống phục vụ các du khách. Lụa Vạn Phúc có đặc tính là mát, mỏng, nhẹ và ít nhăn hơn so với nhiều loại lụa khác. Ngoài quần áo bạn cũng có thể tìm thấy các sản phẩm khác như khăn, túi xách.

Được làm bằng các chất liệu dân tộc như đũi, lụa, vải bố… Lụa tơ tằm hay những mẫu quần áo thiết kế từ lụa sẽ là một trong những món Quà Hà Nội đáng giá để bạn có thẻ gửi tặng người thân hay mua cho chính mình những bộ cánh thật đẹp.

Du khách nước ngoài khi đến thăm quan cũng rất thích thú với những sản phẩm này. Nếu đến tham quan vào dịp lễ hội, Khách du lịch được tham gia vào lễ hội cổ truyền, trò chơi dân gian, tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân làng nghề. Đây là cơ hội để bạn bè quốc tế biết đến với những nét truyền thống, hiểu hơn về con người, quảng bá hình ảnh Việt nam trên trường quốc tế.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý... khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động. Chất liệu lụa Hà Đông cũng được sử dụng nhiều để may quốc phục, những tà áo dài Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và thanh lịch.

Làng Vạn Phúc hôm nay đã trở thành phường Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông. Hàng trăm cửa hàng bán lụa sầm uất mọc lên san sát. Làng lụa vừa duy trì nghề dệt truyền thống của mình, vừa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu nghề và mua sắm sản phẩm lụa tơ tằm Hà Đông.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !