Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt

Đà Lạt thành phố sương mù, thành phố mộng mơ với bao cảnh đẹp hút hồn, thiên nhiên và con người Đà Lạt đã đi vào những áng thơ văn, những bức tranh ảnh, nghệ thuật và trái tim du khách khi đặt chân tới đây với nhiều địa điểm nổi tiếng cùng nhiều kiến trúc độc đáo đặc sắc và phong cảnh hữu tình nơi đây mà chúng ta không thể bỏ lỡ.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt

Đất nước Việt Nam với sự đa dạng văn hóa và màu sắc tôn giáo là một trong những thế mạnh cần phải gìn giữ và phát huy, cùng với Phật giáo và Công giáo, đạo Cao đài là một trong những tôn giáo rất phát triển ở phía Nam và là chỗ dựa tinh thần cho rất nhiều người dân Nam Bộ Hôm nay các bạn hãy cùng chúng tôi ghé thăm một Thánh thất lớn nhất Việt Nam đó là Thánh thất Đa Phước nằm tại khu vực Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt.

Thánh thất Đa Phước (hay còn gọi là Thánh thất Cao Đài Đà Lạt) không chỉ là nơi dành cho các tín đồ đạo Cao Đài sinh hoạt tín ngưỡng, nơi đây còn là một công trình kiến trúc đặc sắc hấp dẫn du khách đến tham quan.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt

Giới thiệu về Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Thánh thất Cao Đài Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km về hướng Đông, tọa lạc trên một ngọn đồi yên tĩnh và lộng gió rộng khoảng 10 ha, xung quanh được che phủ bởi những rặng thông xanh mát đã tạo nên cho thánh thất một vẻ thơ mộng lẫn trang nghiêm, khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo với cảnh quan thiên nhiên.

Ra đời 1925 trong bối cảnh cách mạng nước ta đang bị khủng hoảng đạo Cao Đài đã đáp ứng tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân Nam Bộ và dần dần lan sang các khu vực lân cận trong đó có Cao Nguyên Lâm Viên.

TVC giới thiệu Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Thánh thất Đa Phước được xây dựng vào năm 1938, khi Lễ sanh Ngọc Ngọ Thanh thế danh Trần Văn Ngọ - một chức sắc Cao Đài được Hội thánh Cao Đài Tây Ninh đã được cử làm Quyền Khâm Châu phụ trách đến thành phố Đà Lạt phổ độ, truyền bá giáo lý và cai quản tộc đạo nơi đây.

Năm 1941 tại khu vực phường Đa Phước tín đồ Cao Đài ở đây đã trùng tu Thánh thất và xây thêm điện thờ Phật Mẫu. Vào đầu 1950 của thế kỷ trước tòa Thánh Tây Ninh có dự án nâng cấp Thánh thất Đa Phước thành trung tâm của đạo Cao Đài tại khu vực Tây Nguyên. Năm 1952 thực hiện nghi lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công cho việc xây dựng Thánh thất mới.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Cổng vào Thánh thất Đa Phước

Thánh thất Đa Phước Đà Lạt được khởi công theo mẫu số 2 của tòa Thánh Tây Ninh vào năm 2005 và được chính thức khánh thành vào ngày 30/7/2010 và trở thành một trong những Thánh thất Cao Đài lớn Việt Nam hiện nay.

Nằm trên quả đồi cao 1524m so với mặt nước biển, Thánh thất Đa Phước nằm tĩnh tại giữa đất trời, chân đồi có một vạt thông, qua vạt thông này chéo qua thung lũng trồng rau có thể nhìn thấy tháp chuông của chùa Linh Phước. Quay lưng lại vạt thông là thấy ngay Cổng Tam Quan dẫn đến tòa Thánh trên đồi, trong đạo Cao Đài Tam Quan là 3 giác quan là con người người lạc lối là mắt, tai, miệng, người tu phải phải giữ 3 cửa này cẩn thận.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Cao Đài Thánh thất Đa Phước

Từ chân dốc lên tòa sân Thánh đã xây bậc rất vững chắc, trồng hoa màu vàng ôm sát đường lên dốc, trước cột cờ chia 2 lối đi theo 2 ngã trái nữ phải nam. Phía trước sân của Chánh điện có một cột cờ đặt cân đối cùng 2 đỉnh tháp, cột cao vút dưới đế trang trí ba tầng hoa sen với 36 cánh sen hồng, trên đỉnh cột trang trí đầu rồng há miệng, từ dưới lên trên trang trí 4 mặt 24 chữ Vạn rỗng.

Qua những bậc thang lên đến tòa Thánh thất con người rũ bỏ đi bao muộn phiền, rũ bỏ những lo toan, giữ lại trong mình sự thanh thản và tôn kính trước bậc chí tôn lặng mình để cầu mong sự tốt đẹp trong cuộc sống.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Kiến trúc độc đáo Thánh thất Đa Phước

Thánh thất Đa Phước được bố trí uy nghiêm với ba phần hay còn gọi là Tam Đài gồm Bát quái Đài nơi dùng để thờ Thượng Đế qua hình tượng Thi Nhãn, Cửu Trùng Đài là nơi tín đồ quỳ lạy Thượng Đế và các giáo chủ cũng là nơi thể hiện các bước tu hành của tín đồ, Hiệp Thiên Đài là nơi thờ Hộ Pháp của đạo và cũng là nơi chức sắc có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ luật pháp chân quyền của đạo, nơi lập ra các tòa đọa để xử phạt những tín đồ phạm luật.

Ba Đài này thể hiện sự thiêng liêng của đạo Cao Đài làm cho tín đồ cảm thấy nơi đây luôn là sự tôn nghiêm bậc nhất của đạo. Hiệp Thiên Đài của Thánh thất Đà Lạt gồm 2 lầu chuông trống, mỗi lầu cao 18m gồm 5 tầng, ở bên trái lầu chuông phía dưới có lặp ô thông gió tạo thành hình chữ Cao trên đó có 4 chữ Bạch Ngọc Chung Đài, bên phải lầu trống phía dưới có lắp ô thông gió có hình chữ Đài trên đó có 4 chữ Lôi Âm Cổ Đài.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Toàn cảnh tòa Thánh thất

Khu vực lối vào chính, phía trước có đúc 4 cột trụ gọi là cột Long Hoa, một đắp hình rồng đỏ tức Long, một lắp hình hoa sen tức Hoa, chạm trổ rất tinh vi, màu sắc rực rỡ.

Để vào đền Thánh người ta phải bước qua 5 bậc thềm tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và 5 bước tiến hóa của nhân loại. Theo quan điểm của đạo Cao Đài Người, Thần, Thánh, Tiên,Phật, phía giữa lối vào là một bức họa trên đó vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm một cán cân đặt trên quả địa cầu gọi là hình tượng cân công bằng tượng trưng cho công lý, phán xét công tội của con người trước khi mặc chuyển tiếp tiến hóa.

Phía bên phải lối vào là tượng ông Thiện mình mặc giáp, đầu đội Kim Khôi, tay cầm đại đao nhưng gương mặt hiền từ tượng trưng cho điều thiện chánh tâm.

Phía bên trái lối vào là tượng ông Ác cũng mặc khôi giáp nhưng gương mặt dữ dằn một tay cầm búa một tay cầm ngọc ấn tỷ phù tượng trưng cho điều ác tức vọng tâm.

Bên cạnh đó, vòng tròn tiền đình trước cổng vào chánh điện còn đắp 7 tranh phù điêu là những điển tích như người cày 2 voi, Lã Vọng râu tóc bạc phơ ngồi câu cá...

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Tòa tháp Cao Đài 

Bước vào bên trong chánh điện là cả một không gian rộng lớn với màu xanh dịu dàng làm tâm hồn con người trở nên thanh thản hơn. Khu vực Cửu Trùng Đài là nơi các tín đồ quỳ hành lễ, có sáu cột trụ phân làm 2 bên nhưng theo luật không trang trí hình rồng như tòa Thánh Tây Ninh mà thay vào đó phía dưới mỗi cây cột được tạo một đóa hoa sen lớn màu đỏ đỡ lấy.

Phía trên trần nhà là cả một công trình nghệ thuật khi được trang trí bởi hình những con rồng cuộn vào đám mây với những mảnh kính hình ngôi sao càng làm cho ngôi Thánh thất trở nên lộng lẫy giống chốn bồng lai tiên cảnh.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Chánh điện Thánh thất Đa Phước

Tín đồ đến tòa Thánh hoặc Thánh thất đều phải mặc lễ phục, đặc biệt chức sắc của đạo có những bộ lễ phục với màu sắc khác nhau được may rất công phu với những chi tiết phức tạp và đội mão rất cầu kỳ giống như trong hát bội. Mỗi người khi hành lễ tại tòa Thánh hoặc Thánh thất đều phải quỳ lạy kính cẩn có thứ tự không ồn ào biểu hiện rõ sự tôn nghiêm và nghiêm túc trong tổ chức của đạo.

Quan trọng nhất phải kể đến Bát Quán Đài là nơi để thờ Thượng Đế, có lẽ điểm tạo ấn tượng đầu tiên với du khách chính là bức phù điêu đặt ngay chính giữa phía tren bàn thờ. Đạo Cao Đài với tư tưởng Hiệp Nhất Ngũ Chi là sự kết hợp của 5 nhánh đạo gồm Nhân Đạo do Khổng Tử chủ trương, Thần Đạo do Khương Tử Nha lập ra, Thánh Đạo tức đạo Công Giáo, Tiên Đạo đạo của Lão Tử và Phật Đạo đạo của Phật Thích Ca để làm tư tưởng giải thoát.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Tòa Thánh thất tại Đà Lạt

Đạo Cao Đài còn đưa ra tôn chỉ Tam Kỳ Phổ Độ nghĩa là cứu độ nhân sinh lần thứ 3 theo đạo Cao Đài vị cứu rỗi nhân sinh lần thứ nhất là sự xuất hiện của Thái Thượng Đạo Tổ, Thái Thượng Lão Quân và Nhiên Đăng Cổ Phật gọi là thời kỳ Thượng Ngương Khai Đạo. Lần thứ 2 là sự xuất hiện của Lão Tử, Phật Thích Ca, Khổng Tử và Chúa Giêsu gọi là Hội Chung Ngương, lần thứ 3 là sự xuất hiện của đạo Cao Đài do chính Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ mối đạo và cũng là lần cuối cùng để cứu vớt nhân sinh nên gộp tất cả các tôn giáo trước đó vào cùng một đạo do đó được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, với triết lý bình dân dễ hiểu đã thuyết phục được người dân ở Nam Bộ.

Tham quan Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Về kiến trúc tổng thể của Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt được xây dựng theo mẫu số 2 của Tòa Thánh Tây Ninh với cấu trúc có đầy đủ Tam Đài là: Hiệp Thiên Đài nằm phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau. Mỗi khu vực đều mang chức năng và sắc thái đặc trưng tiêu biểu giống như ở Tòa Thánh Tây Ninh. Nhưng một số chi tiết trong trang trí được thay đổi, góp phần làm điểm nhấn ấn tượng cho Thánh Thất Đà Lạt.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Khung cảnh xung quanh Thánh thất

Từ cổng tam quan (trong đạo Cao Đài, Tam quan có nghĩa là ba giác quan khẩu - nhãn - nhĩ giúp con người tránh khỏi lạc lối) men theo những bậc thang kéo dài từ chân dốc lên chánh điện tòa thánh du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những rặng thông xanh trải dài ngút ngàn dưới chân đồi cùng với những khóm hoa trãi dài suốt đường đi. Sân chánh điện nổi bật với cột tháp cao vút sơn vàng với 4 mặt được các nghệ nhân khéo léo điêu khắc 24 chữ vạn rỗng kéo dài tới đỉnh, phần chóp đỉnh được trang trí rồng thần màu xanh ngọc đang cuộn mình hướng lên trời cao.

Để vào Thánh thất Cao Đài Đà Lạt, người ta phải bước qua năm bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và năm bước tiến hóa của nhân loại theo quan điểm của đạo Cao đài: Nhân, Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Vẻ độc đáo của kiến trúc đặc trưng tại Cao Đài

Qua năm bậc thềm của lối vào chính là khu vực Tịnh Tâm Điện. Phía trước là bức tranh Tam Thánh Cao đài đang ký Thiên Nhơn hòa ước, họa giống hình của Tòa thánh Tây Ninh. Gian trong của thánh thất gọi là Chánh điện phía sau bức tranh Tam Thánh Cao đài, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là bàn thờ Hộ pháp vẽ hình chữ Khí bằng chữ Hán, nhưng không đắp tượng Hộ pháp Phạm Công Tắc như ở Tòa thánh Tây Ninh.

Thánh Thất Đa Phước không chỉ là nơi lui tới hành hương của các tín đồ đạo Cao Đài mà còn là nơi để các du khách gần xa ghé thăm và tìm hiểu kiến trúc và nét đẹp của tôn giáo đặc biệt này. Sự khác biệt thể hiện ở cảnh quan đặc trưng của phố núi Đà Lạt, chính cảnh quan cũng góp phần rất lớn làm cho Thánh Thất này ngoài việc giữ vẻ nghiêm tịnh vốn có, vẻ độc đáo của kiến trúc đặc trưng ấn tượng của Đạo Cao Đài, còn trộn lẫn chút nên thơ thanh thoát khác lạ, khiến lòng người trở nên nhanh chóng dịu nhẹ khi đặt chân đến thăm Thánh thất Cao Đài Đà Lạt.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Kiến trúc khu chánh điện Thánh thất độc đáo

Hiện nay, Họ đạo Đa Phước đang tiếp tục xây dựng lại Điện Thờ Phật Mẫu, cùng với thánh thất đã tạo nên một cảnh quan kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo, góp phần tô điểm thêm vào bức tranh độc đáo của thành phố vùng cao, là một địa điểm hấp dẫn cho du khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng.

Ngày nay thánh thất Cao Đài Đà Lạt đã và đang là một điểm sinh hoạt văn hóa tôn giáo lớn của các tín đồ đạo Cao Đài khắp miền Tây Nguyên. Đây cũng là một trong những điểm nhấn trong tour du lịch văn hóa, 1 điểm lạ của du lịch Đà Lạt luôn chào đón du khách tìm hiểu và ghé thăm khi đến với thành phố Đà Lạt.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Cao Đài ở vùng đất Cao Nguyên Lâm Viên

Cùng với sự phát triển của các họ đạo ở Đà Lạt Thánh thất Đa Phước trở thành nơi đi về của hơn 8000 tín đồ Cao Đài ở vùng đất Cao Nguyên Lâm Viên này và hàng vạn tín đồ trên cả nước mỗi khi hành hương về đây.

Ngày nay tòa Thánh thất tại Đà Lạt không chỉ trang nghiêm trong lòng giáo dân mà còn là một công trình kiến trúc đẹp thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Nằm trên đồi cao hướng cái nhìn bao quát về phía chúng sinh Thánh thất Đa Phước linh thiêng gần gũi như ôm cả một góc trời Đà Lạt thành phố của Hoa và thơ ca. Hy vọng những trải nghiệm trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đến với thành phố Đà Lạt thơ mộng.

Thánh thất Đa Phước - Cao Đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !