Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam - VIIC
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam - VIIC
Năm 2025

Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam - VIIC

  • Email:
    info@viic.vn
  • Điện thoại:
    02438257383

Thương Hiệu Nổi Tiếng Việt Nam - Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam

Tiền thân của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là Phòng Thí nghiệm của Bộ Công Thương, hình thành trên cơ sở phòng thí nghiệm của sở mỏ Đông Dương cũ, năm 1955. Năm 1956, khi Bộ Công Thương tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp, phòng thí nghiệm này trở thành Viện Nghiên cứu công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp. Năm 1957, Viện nghiên cứu công nghiệp được đổi tên thành Viện Hóa học. Năm 1964, theo quyết định số 75 CP/TTg, ngày 30 tháng 4 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Viện nghiên cứu Hóa học hợp nhất với Phòng Hóa học thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước thành Viện Nghiên cứu Hóa học thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1969, Viện Nghiên cứu hóa học đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp. Và năm 2007 đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.

Video giới thiệu Curcumin Viện Hoá Học Công Nghiệp Việt Nam 

Trung tâm Khoa học Công nghệ Hoá chất Vô cơ và Phân bón được thành lập ngày 02 tháng 04 năm 1988, mà tiền thân là Trung tâm Khoa học sản xuất Hoá chất Vô cơ và Phân bón. Trong quá trình phát triển, Trung tâm đã có nhiều công trình khoa học có giá trị đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc như: Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Nhóm nghiên cứu phân bón Viện Hoá học Công nghiệp năm 1961; Cúp vàng hội chợ KHKT năm 2009 cho Công nghệ sản xuất chất chống kết khối cho urea; Bằng khen của Bộ Công Thương và rất nhiều giải thưởng, bằng khen khác.

Giới thiệu Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam - VIIC

 Chức năng nhiệm vụ       

Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành Hóa chất;

Nghiên cứu khoa học công nghệ hóa học, triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm để tạo ra công nghệ, sản phẩm, vật liệu và thiết kế, chế tạo thiết bị cho ngành công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế khác;

Thực hiện các nhiệm vụ khoa học – công nghệ, dịch vụ khoa học – công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;

Tư vấn cho các đơn vị kinh tế trong ngoài ngành về khoa học kỹ thuật và đầu tư cho khoa học kỹ thuật; tham gia lập và thẩm định các dự án, phương án khoa học kỹ thuật; soạn thảo và chuyển giao công nghệ;

Phân tích, giám định các loại tài nguyên, khoáng sản, hóa chất, nguyên liệu, thành phẩm; cung cấp các dịch vụ, tư vấn, giám sát, đánh giá tác động môi trường và công nghệ xử lý môi trường;

Thực hiện liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp và dịch vụ khoa học – công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;

Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ của ngành hóa chất; tổ chức đào tào đại học, trên đại học, công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh chuyên ngành;

Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành hóa chất;

Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới, sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ hóa chất và các ngành công nghiệp khác.

Nhân lực

Viện có 258 cán bộ công nhân viên, trong đó có 25 Tiến sỹ ( 01 giáo sư, 01 phó giáo sư ), 69 Thạc sỹ, 109 Kỹ sư và Cử nhân, 55 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật.

Trang thiết bị thí nghiệm

Thiết bị phân tích nhiễu xạ Rơnghen (Brucker D8-Advance, Đức)

Thiết bị quang phổ hồng ngoại IR (Brucker, Mỹ)

Thiết bị sắc ký lỏng cao áp (Agilent, Mỹ)

Hệ thiết bị sắc ký khí khối phổ GC/MS, GC-FID (Agilent, Mỹ)

Hệ thiết bị sắc ký khí GC-FID (Agilent, Mỹ), GC-FID-TCD (Perken Elmer PYRIS Diamond, Mỹ)

Thiết bị đo độ xốp (Automated Sorptometer BET 201-A, Mỹ)

Thiết bị phân tích nhiệt vi phân TG/DTA (Perken Elmer PYRIS Diamond, Mỹ)

Hệ phản ứng cao áp (Parr, Mỹ)

Hệ phản ứng pha khí áp suất cao (CNRS, Pháp)

Hệ phản ứng ba pha liên tục, áp suất cao (PID, Tây Ban Nha)

Thiết bị phản ứng vi dòng liên tục (Pháp)

Hệ chưng cất dầu thô (Fisher, Đức)

Hệ thống trích ly cao áp (SFT-250 SFE/SFR)

Thiết bị sấy phun (Labplant, Mỹ)

Thiết bị phản ứng đa năng Mini-Pilot Reactor (Huber, Đức)

Hệ thống thiết bị sắc ký điều chế mini pilot (Labomatic Instrument AG, Thụy Sỹ)

Máy thổi màng HL-45S

Máy đùn trục vít (Industrial Spa, Ý)

Thiết bị đo độ bền cơ năng (Housfield, Anh)

Hệ thống thiết bị phân tích các chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu theo tiêu chuẩn ASTM

Hệ thống thiết bị phân tích môi trường

Các giải thưởng khoa học công nghệ

Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2002 (là thành viên giải thưởng) cho công trình “Nghiên cứu chiết xuất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng Việt Nam và chuyển hóa thành các dẫn chất có hoạt tính mạnh hơn để chữa sốt rét kháng thuốc”;

Giải nhất VIFOTEC năm 2001 và Giải thưởng Nhà nước năm 2005 về công trình thuốc tập hợp hữu cơ để tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai.

Giải ba VIFOTEC năm 2009 về công trình “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme phân hủy sinh học”;

Giải ba VIFOTEC năm 2009 về công trình “Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học (Biodiesel) từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về biodiesel ở Việt Nam”.

Giải ba VIFOTEC năm 2010 về công trình "Nghiên cứu công nghệ sản xuất dung môi sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo"

Giải thưởng Kovaleskaia năm 2011;

Giải thưởng phụ nữ Việt Nam năm 2015;

Ngoài ra còn nhiều giải thưởng, bằng khen, được Chính phủ, Bộ, Ngành trao tặng; nhiều bài báo, giải pháp hữu ích được xuất bản và bảo hộ.

Lĩnh vực hoạt động

Công nghệ lọc hóa dầu, nhiên liệu sạch và chế tạo xúc tác;

Tổng hợp hữu cơ, các chất hoạt động bề mặt và các chất màu hữu cơ;

Công nghệ tách chiết, chế biến các hợp chất thiên nhiên và các chất tẩy rửa;

Vật liệu cao phân tử, vật liệu nano, compozit, polyme phân hủy sinh học, sơn và keo dán;

Dầu nhờn, mỡ bôi trơn và bảo quản, các phụ gia cho dầu mỡ;

Hóa chất tinh khiết, hóa chất dược dụng;

Phân tích hóa học, phân tích hóa lý và tiêu chuẩn hóa;

An toàn hóa chất và công nghệ xử lý môi trường;

Công nghệ các hợp chất vô cơ, phân bón;

Công nghệ sinh học và các chế phẩm;

Hóa chất bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trưởng.

Các sản phẩm chủ yếu

Thuốc tuyển (VH2000)

Formalin

Chất chống kết khối phân bón urê và DAP

Biodiesel

Dầu phanh

Dextran Fe, gluconat Fe, Mn, Cu, Zn

Sơn các loại

Hóa chất xử lý nước

Curcumin

Extract thảo dược các loại dùng cho ngành mỹ phẩm

Chất tẩy rửa các loại

Dầu mỡ bôi trơn các loại, dầu bảo quản kim loại, …

Ngoài ra, hàng năm Viện đã triển khai thực hiện hàng trăm Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế.

Hợp tác quốc tế

Viện hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến như: Pháp, Nga, Đức, Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…

Các kết quả nổi bật từ hợp tác quốc tế:

Thỏa ước hợp tác Pháp – Việt “Hóa học và công nghệ dầu mỏ” được triển khai rất hiệu quả về lĩnh vực hóa dầu, hóa dược, môi trường,…

Hợp tác với Hàn Quốc về lĩnh vực sản xuất Biodisel từ nguồn dầu mỡ động thực vật, vật liệu nano, phân tích và quản lý về PCBs;

Hợp tác với Nga về lĩnh vực biến tính tinh bột để sản xuất tá dược;

Hợp tác với CHLB Đức về lĩnh vực vật liệu polyme;

Hợp tác với Nhật Bản về sản xuất sơn cách nhiệt;

Hợp tác đào tạo Tiến sỹ và Thạc sỹ tại Pháp, Đức, Hàn Quốc,…

Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam - Gắn kết hơn với hoạt động khoa học công nghệ Tập đoàn Hóa chất

Trong bối cảnh mới, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam sẽ cần xây dựng chiến lược có tầm nhìn, gắn kết chặt chẽ hơn nữa với hoạt động của Tập đoàn mẹ và sự phát triển của lĩnh vực khoa học công nghệ ngành Công Thương.

Đây là nhận định của ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương tại buổi làm việc trực tiếp với Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam mới đây.

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ), đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.

Nỗ lực đổi mới tư duy phát triển

Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, với 15 đơn vị trực thuộc gồm 260 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 23 tiến sĩ, 55 thạc sĩ.

Trong 5 năm 2015 - 2019, tổng kinh phí hoạt động khoa học công nghệ mà Viện đã thực hiện trên 151 tỷ đồng, chủ yếu từ các đề tài, dự án cấp quốc gia thuộc các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước về lĩnh vực hóa dược, môi trường, khai khoáng, vật liệu mới; thuộc đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước, cơ bản ứng dụng, tiềm năng,… thông qua hình thức tuyển chọn, đấu thầu.

Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án của Viện đã công bố được 115 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 86 bài trong nước và 19 bài quốc tế; đã công bố 5 bằng độc quyền sáng chế và 20 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; 11 lượt công nhân viên chức lao động được tặng bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia công nghệ lọc, hóa dầu do Viện quản lý đã và đang được khai thác có hiệu quả. 

Bên cạnh đó, Viện Hóa học và Công nghiệp Việt Nam cho biết vẫn đang tiếp tục duy trì công tác hợp tác quốc tế theo hướng chủ động và cởi mở với tinh thần hội nhập để phát triển.

Công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu và điều kiện thực tế. Ngoài các cán bộ được cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, 5 năm qua Viện tiếp tục tuyển 15 nghiên cứu sinh, công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 15 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện.

5 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của Viện duy trì tốc độ phát triển ổn định với mức tăng trưởng bình quân khoảng 23%/năm. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của Viện đạt trên 979 tỷ đồng.

Trong đó, cứ 1 triệu đồng kinh phí khoa học công nghệ, Viện đã thu thêm được khoảng 6,5 triệu đồng từ hoạt động triển khai, tạo thêm quỹ tiền lương mỗi năm trên 20 tỷ đồng, không chỉ góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển, tăng thu nộp cho Ngân sách, mà còn góp phần khẳng định sự thành công của Viện theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống ngành hóa chất, Viện đã phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó hiện đang tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ 4 bộ sản phẩm mới bao gồm:

Bộ sản phẩm liên quan đến thuốc tuyển và hóa chất tuyển quặng apatit;

Bộ sản phẩm keo UF, MUF chất lượng cao phục vụ chế biến gỗ công nghiệp cho thị trường EU;

Bộ sản phẩm gồm nano silica và các chất giặt, tẩy rửa, chăm sóc cá nhân theo công nghệ nano;

Bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên cơ sở chế biến sâu curcumin theo công nghệ lên men.

Gắn kết hơn nữa với sự nghiệp ngành hóa chất

Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Hòa, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là viện nghiên cứu có bề dày lịch sử lâu năm, lại thuộc một Tập đoàn quy mô tương đối lớn trong nước. Thời gian qua, Viện đã cho thấy tư duy đổi mới rõ nét trong xây dựng chiến lược ở cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, bên cạnh những thành tựu nổi bật, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam tvẫn còn một số hạn chế. Trong đó, tiến độ thực hiện của một số đề tài/dự án còn chậm hoặc rất chậm, thậm chí nhiều đề tài/dự án chưa bám sát nhu cầu thực tiễn nên khả năng ứng dụng hoặc phát triển nghiên cứu tiếp không cao. Cá biệt, có những dự án rất khó khăn trong công tác triển khai, thu hồi vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của Viện.

“Đứng trước bối cảnh mới, hoạt động của Viện đầu ngành công nghiệp hóa chất cần gắn với hoạt động của Tập đoàn cũng như sự phát triển của ngành hơn nữa, cùng với đó góp phần vào công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Do đó, cần có cách tiếp cận tổng thể hơn nhưng đi cùng với những đề xuất cụ thể về hoạt động khoa học công nghệ, tránh lãng phí nguồn lực, thời gian”, ông Trần Việt Hòa khẳng định.

Để làm được điều này, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ đề nghị Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam tập trung 3 vấn đề trong thời gian tới.

Một là, gắn kết chặt chẽ với hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hơn nữa trong định hướng phát triển, đề xuất và triển khai những chương trình cụ thể phục vụ trực tiếp cho khoa học công nghệ ngành hóa chất. Tập đoàn cũng cần có những hỗ trợ, đưa ra các “đề bài” cho Viện nếu cần thiết.

Hai là, đẩy mạnh hơn công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ thông qua phát huy vai trò của viện nghiên cứu với nguồn nhân lực có kinh nghiệm và bề dày lịch sử phát triển, từ đó đóng góp vào công tác quản lý, quá trình xây dựng, hoàn thiện chiến lược khoa học công nghệ của ngành Công Thương nói riêng và các Bộ, ngành nói chung.

Ba là, nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hoạt động khoa học công nghệ của đơn vị và huy động tất cả nguồn lực tham gia thực hiện chiến lược có hiệu quả. Trong đó, chiến lược được xây dựng dựa trên tiếp cận tổng thể nhưng cần xác định cụ thể, chi tiết nguồn vốn, chương trình, đề tài khoa học công nghệ cho mỗi hoạt động.

Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ Viện tích cực trong đăng ký, tham gia vào các chương trình một cách công khai, minh bạch, cũng như trong nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thời gian tới.

Đồng tình với quan điểm của ông Trần Việt Hòa, ông Nguyễn Đình Hậu - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ nói thêm, cách đi của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cũng như các Viện nghiên cứu giờ đây phải khác xưa, cần xuất phát từ hoạt động của doanh nghiệp, từ nhu cầu thực tế của thị trường.

Cùng với đó, Viện cũng cần nghiên cứu triển khai nhiều loại hình hoạt động mới, mở rộng hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.

Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:

✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán

✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.

✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!

✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!

✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.

✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.

✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.

✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.

Quý Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ:

Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam - VIIC

  • Mã số thuế: 0100101121
  • Địa chỉ: Số 2 phố Phạm Ngũ Lão, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại liên hệ: 0983837488 Or 0989219488
  • Email: info@viic.vn

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !