Hộ Kinh Doanh Phạm Thị Y Hòa
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Hộ Kinh Doanh Phạm Thị Y Hòa
Năm 2025

Hộ Kinh Doanh Phạm Thị Y Hòa

  • Email:
    thocamyhoa@gmail.com
  • Điện thoại:
    0966648774

Thương Hiệu Nổi Tiếng Việt Nam - Hộ Kinh Doanh Phạm Thị Y Hòa

Nghệ nhân Phạm Thị Y Hòa (34 tuổi), dân tộc Hrê, ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) là nghệ nhân trẻ đã dành nhiều tâm huyết để giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đưa các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Hrê vươn ra thế giới. Y Hòa được ví như viên ngọc sáng của đại ngàn Ba Tơ, vinh dự là 1 trong 397 đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

TVC giới thiệu Hộ Kinh Doanh Phạm Thị Y Hòa

Mang trong mình khát vọng giữ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông mãi trường tồn, từ 12 tuổi cô gái Phạm Thị Y Hòa (34 tuổi), dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã theo mẹ, theo bà học nghề. Qua bao năm tháng dày công học nghề cùng với sự sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khách hàng, Y Hòa đã làm ra được nhiều loại sản phẩm từ thổ cẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt, thổ cẩm làng Teng của Y Hòa cũng đã được quảng bá ra thế giới...

Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận Thổ cẩm Làng Teng là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Sản phẩm thổ cẩm Làng Teng cũng được lựa chọn là một trong số các sản phẩm của Việt Nam được trưng bày tại Nhà Việt Nam ở Triển lãm thế giới Expo 2020 Dubai.

Thổ cẩm làng Teng được dệt hoàn toàn thủ công với hoa văn và kiểu dáng phức tạp, thường sử dụng các sợi nhiều màu sắc với ba gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng. Điểm độc đáo nằm ở phương pháp kỹ thuật dệt cài hoa văn trực tiếp chứ không phải là những đường thêu bằng chỉ màu trên nền vải như một số tộc người anh em khác.

Giữa vùng đất hiền hòa làng Teng, Ba Tơ, Quảng Ngãi, nơi những người H’re hiền lành, chất phác sinh sống, nghệ thuật dệt thổ cẩm đã tồn tại từ bao đời nay. Đây không chỉ là nghề, mà còn là linh hồn, bản sắc của cả cộng đồng. Chính từ những đôi bàn tay khéo léo và trái tim nhiệt huyết, túi xách thổ cẩm Y Hòa ra đời, mang trong mình hồn quê và câu chuyện về sự gắn bó với truyền thống.

Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã chứng kiến cảnh ông bà, cha mẹ cần mẫn bên khung cửi, tạo nên những tấm thổ cẩm với hoa văn rực rỡ. Khi lớn lên, chúng tôi quyết định tiếp nối truyền thống gia đình và mang nó đi xa hơn. Chúng tôi thành lập Hộ kinh doanh Phạm Thị Y Hoà với mục tiêu giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm, đồng thời sáng tạo thêm những sản phẩm mới như cà vạt, khăn quàng cổ, và đặc biệt là túi xách thổ cẩm.

Mỗi chiếc túi xách thổ cẩm Y Hòa là kết quả của sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng bước sản xuất. Từ việc chọn nguyên liệu, làm khung dệt cho đến kỹ thuật dệt đều đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. Các hoa văn trên túi không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng những câu chuyện về cuộc sống, văn hóa của người H’re. Hình ảnh những cô gái H’re với nụ cười rạng rỡ, tay thoăn thoắt dệt bên khung cửi, những người đàn ông trong làng cùng nhau lên rừng kiếm nguyên liệu, săn bắt cá để mưu sinh, tạo nên một cuộc sống giản dị nhưng đầy ắp tình người và sự đoàn kết.

Túi xách thổ cẩm Y Hòa không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là một món quà ý nghĩa, chứa đựng hồn quê. Bạn có thể sử dụng túi để đựng sách vở, vật dụng cá nhân, hoặc mang theo trong những chuyến du lịch, dã ngoại. Với thiết kế bền chắc và hoa văn đặc trưng, túi xách thổ cẩm Y Hòa sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng trong mọi hoạt động của bạn.

Chúng tôi mong muốn mang túi xách thổ cẩm Y Hòa đến với những ai yêu thích văn hóa truyền thống, những người trân trọng giá trị của những sản phẩm thủ công và muốn khám phá nét đẹp của văn hóa H’re. Đặc biệt, chúng tôi hy vọng sản phẩm này sẽ là một món quà tuyệt vời để tặng bạn bè, người thân, và cũng là cách để góp phần quảng bá văn hóa độc đáo của làng Teng, Ba Tơ, Quảng Ngãi ra thế giới.

Nghệ nhân Y Hòa với khát vọng đưa thổ cẩm Làng Teng vươn ra thế giới

Là người con đại ngàn Ba Tơ (Quảng Ngãi), chị Phạm Thị Y Hòa (33 tuổi), dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành luôn khát khao nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình mãi mãi trường tồn, phát triển và vươn ra thế giới.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc H’rê ở miền núi Quảng Ngãi được hình thành từ rất lâu đời. Song, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê chỉ còn tồn tại duy nhất ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, với số lượng người biết dệt thổ cẩm ở trong làng chưa đến 100 người.

Để bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Hrê, tháng 9/2019, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trao trọn tình yêu vào thổ cẩm

Dù còn trẻ tuổi và không theo học trường lớp thiết kế, hội họa nào nhưng bằng trí thông minh, bàn tay tài hoa, khéo léo và kỹ thuật tinh xảo, nghệ nhân Y Hòa dệt nên những sản phẩm thổ cẩm có hoa văn độc đáo, mang đậm nét đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Hrê.

Ngắm nhìn mỗi sản phẩm thổ cẩm do nghệ nhân Y Hòa dệt, với kỹ thuật tinh xảo, kết hợp độc đáo giữa hiện đại và truyền thống, toát lên tinh hoa văn hóa đặc sắc dân tộc Hrê, mọi người đều cảm nhận đây không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là sản phẩm tinh thần được Y Hòa trao trọn tình yêu qua từng sợi chỉ đầy ắp sắc màu cỏ cây, hoa lá, đất đai, sông núi đại ngàn.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Là một người con cộng đồng dân tộc Hrê ở miền núi Ba Tơ và cũng là người dệt thổ cẩm ở Làng Teng, nghệ nhân Y Hòa hiểu rõ giá trị lớn lao của di sản thổ cẩm Hrê mà bao thế hệ đi trước đã để lại. Vì vậy, song song với việc thành lập cơ sở sản xuất mây tre đan lát và dệt thổ cẩm để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho lao động trong vùng, từ đó góp phần bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống, nghệ nhân Y Hòa còn nỗ lực thêu dệt nên ước mơ cho riêng mình. Đó là khát vọng đưa thổ cẩm Làng Teng ra thế giới.

Nghệ nhân Y Hòa tâm sự, trong chuỗi các hoạt động mang đậm nét văn hóa Việt Nam tại sự kiện Triển lãm Thế giới-EXPO 2020 diễn ra tại Dubai (UAE) từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 có show thời trang thổ cẩm “Dòng chảy bất tận” thu hút nhiều du khách khắp thế giới về tham quan, chiêm ngưỡng. Ở đó, các trang phục thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam được sáng tạo, kết hợp độc đáo thành nhiều bộ sưu tập cùng tỏa sáng trên sân khấu thời trang hiện đại, chuyên nghiệp bậc nhất thế giới, mang đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc.

“Lần đầu tiên, thổ cẩm Làng Teng, xã Ba Thành, Ba Tơ được chọn trưng bày tại Triển lãm thế giới EXPO. Điều hạnh phúc là 7 sản phẩm trưng bày tại triển lãm, trong đó có 5 tấm thổ cẩm phục vụ thiết kế trang phục trình diễn thời trang của nhà thiết kế Lý Quý Khánh và ChuLa do chính bàn tôi, một cô gái H’rê thực hiện. Đây là niềm vinh dự, tự hào và là động lực to lớn không chỉ đối với bản thân tôi mà cả những người dệt thổ cẩm ở làng Teng trên con đường nâng tầm giá trị di sản”, Y Hòa chia sẻ.

Chị cho biết thêm, năm 2023 là một năm vô cùng rực rỡ đối với thổ cẩm Làng Teng và bản thân mình khi các sản phẩm thổ cẩm Làng Teng như: khăn choàng, khăn trải bàn, cà vạt và khăn lót bình hoa được các cơ quan của tỉnh lựa chọn là sản phẩm quà tặng trong các sự kiện đối ngoại của tỉnh ở 17 quốc gia trên thế giới.

Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Theo nghệ nhân Y Hòa, hiện tại, thổ cẩm Hrê do những người thợ dệt ở Làng Teng dệt nên rất đa dạng về sản phẩm và mẫu mã như: khăn trải bàn, khăn choàng cổ, cà vạt, ví hộ chiếu, túi xách, váy áo, khố, khăn choàng, túi xách, cà vạt, sổ tay. Trong số các sản phẩm thổ cẩm Hrê, có 2 sản phẩm là cà vạt thổ cẩm và khăn choàng thổ cẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Ngoài ra, cà vạt thổ cẩm của Làng Teng cũng được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và khu vực miền trung-Tây Nguyên năm 2024.

Thông qua việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến các sự kiện quốc tế và trong nước, các sản phẩm thổ cẩm Hrê Làng Teng nhận được rất nhiều các đơn đặt hàng từ các đối tác. Chỉ tính riêng trong năm 2023 và 2024, cơ sở của nghệ nhân Y Hòa đã sản xuất và bán 1.300 cà vạt và 700 bộ váy áo khố nam với doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình của nghệ nhân trẻ tuổi Y Hòa ngày càng phát triển và tạo việc làm cho 30 lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số Hrê với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.

“Văn hóa phi vật thể truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi được phát huy đúng giá trị sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số”, nghệ nhân Y Hòa nhấn mạnh.

Di sản nghề dệt thổ cẩm ở Làng Teng, xã Ba Thành là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Hrê ở huyện miền núi Ba Tơ anh hùng. Để dệt thổ cẩm Làng Teng duy trì và phát triển, vươn xa hơn nữa, theo nghệ nhân Y Hòa, bà con Làng Teng mong muốn các cấp chính quyền hỗ trợ các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, có chính sách khuyến khích người dân tộc Hrê sử dụng trang phục truyền thống trong các hoạt động sinh hoạt cộng đồng và cuộc sống hàng ngày.

“Vấn đề cấp thiết là cần có chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm Làng Teng gắn với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Bởi lẽ, du lịch cộng đồng là một trong những con đường để giới thiệu các giá trị văn hóa đến với bạn bè trong và ngoài nước hiệu quả nhất”, Nghệ nhân Y Hòa kiến nghị.

Các nghệ nhân lớn tuổi cho biết: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê được hình thành từ rất lâu đời. Song, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê chỉ còn tồn tại duy nhất ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, với số lượng người biết dệt thổ cẩm ở trong làng chưa đến 100 người.

Mặc dù đã có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thổ cẩm Làng Teng, nhưng việc số lượng người biết dệt thổ cẩm vẫn ngày càng ít đi, cũng khiến cho Y Hoà trăn trở.

Điều mà Y Hoà, cũng như bà con Làng Teng mong muốn, là cần tăng cường khuyến khích, vận động lớp trẻ người dân tộc Hrê sử dụng trang phục truyền thống trong cuộc sống hằng ngày, từ đó thêm tự hào, yêu quý trang phục truyền thống, có nhiều hành động chung tay quảng bá, mở rộng thị trường để thổ cẩm của đồng bào vươn tới các thị trường rộng hơn.

Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:

✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán

✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.

✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!

✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!

✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.

✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.

✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.

✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.

Quý Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ:

Hộ Kinh Doanh Phạm Thị Y Hòa

  • Mã số thuế: 34M8001471
  • Địa chỉ: Thôn Làng Teng - xã Ba Thành - huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi
  • Điện thoại liên hệ: 0983837488 Or 0989219488
  • Email: thocamyhoa@gmail.com

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !