TVC giới thiệu Thổ Cẩm Y Hoa
Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ là nơi duy nhất của người H’re ở Quảng Ngãi còn giữ được nghề truyền thống độc đáo này. So với các dân tộc thiểu số khác ở Quảng Ngãi thì đời sống văn hóa tinh thần của người Hre rất phong phú và đa dạng. Thổ cẩm H’Rê – thổ cẩm Làng Teng là một sản phẩm văn hóa của người dân tộc H’Rê và được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019.
Làng Teng có hơn 200 hộ, chủ yếu là người dân tộc H’rê. Khi sinh ra đã thấy người mẹ bên khung dệt, miệt mài tuốt từng sợi vải để làm nên tấm khố, khăn choàng. Người con gái lớn lên lại được mẹ dạy cho cách se vải, nhuộm màu. Và cứ thế truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nghề truyền thống mang nét văn hóa đặc trưng của làng Teng người H’rê.
Những chiếc đầm liền thân, chân váy dáng xòe, chân váy chữ A, chân váy ôm, hay những chiếc áo croptop được cách điệu với kiểu dáng thời thượng trên nền vải thổ cẩm hoa văn độc đáo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các nàng cá tính.
Thổ Cẩm Làng Teng - Văn hóa phi vật thể quốc gia
Với 3 màu sắc chủ đạo là trắng, đỏ và đen cùng với đôi bàn tay khéo léo của người con gái H’Rê đã tạo ra các sản phẩm truyền thống như khăn, váy, áo, khố, vải địu con… được truyền qua bao thế hệ. và ngày nay, cùng với sự đa dang của nguyên liệu dệt cùng với bảng màu phong phú, các cô gái H’Rê Làng Teng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng từ thổ cẩm Làng Teng như khăn choàng, khăn trải bàn, cà vạt… đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm phong phú hơn về thổ cẩm Làng Teng.
Ở mỗi vùng miền sẽ có những cách dệt vải thổ cẩm khác nhau nhưng nhìn chung quy trình phổ biến để dệt ra vải thổ cẩm bao gồm:
Bước 1: Sơ chế bông
Bông vải là nguyên liệu chính để tạo ra vải thổ cẩm. Các cây bông trồng trong khoảng 6 tháng sẽ nở hoa và người dân sẽ thu hoạch bông vào những ngày có nắng.
Sau khi thu hoạch bông đem đi phơi khô, tiếp đến sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm cho sợi bông được tơi và nhuyễn hơn, cán chúng để tạo sự liên kết giữa các sợi bông.
Bước 2: Kéo sợi
Vò con cúi: Người thợ dệt sẽ dùng một ít sợ bông trải ra và dùng que tre với kích thước như chiếc đũa để vò cho bông cuộn chặt phía trên đầu que sao cho to bằng đầu ngón chân cái. Một que bông như vậy sẽ được gọi là một con cúi.
Kéo sợi: Sử dụng từng con cúi một để tạo thành cuộn bông thành sợi vải. Vừa kéo sẽ được cuộn sợi vải lại thành các ống chỉ với độ dài khoảng 15cm.
Bước 3: Xử lý vải
Ngâm cháo vải: Kéo xong các sợi vải sẽ đem ngâm vào nước cháo để tiến hành xử lý. Phần vải sẽ được chia ra thành 2 phần và một phần được đem đi nhuộm trước khi dệt và phần còn lại được dệt và mang đi nhuộm sau đó,
Nhuộm chỉ: Các sợi chỉ được nhuộm từ những nước nhuộm màu được làm từ các loại lá, thân cây và dùng đó để dệt thành hoa văn.
Bước 4: Mắc khung cửi
Mắc vải: Giai đoạn này sẽ rất khó và đòi hỏi người thợ phải khéo léo và có sự am hiểu nhất định về nghề. Công việc này cần đến sự giúp sức của nhiều người để vải không bị rối. Cần có người đứng đầu để giăng vải, người dùng lượt to để đánh vải và giữ cho sợi vải không rối lại với nhau.
Lên khung cửi: Hoàn thành mắc vải lên sẽ đến giai đoạn co, sỏ khổ. Đây là quá trình cần thực hiện theo mẫu thổ cẩm để không bị sai.
Bước 5: Thành phẩm
Dệt vải thổ cẩm sẽ khó dệt hơn nhiều so với các loại vải khác do cần nhớ từng hoa văn, con chỉ để chọn màu. Trường hợp bị sai hoặc quên sẽ cần tháo ra và sửa ngay.
Nhuộm vải: Với vải thổ cẩm sử sử dụng phần lớn màu nền là các màu đen, đỏ, nâu và thường được nhuộm màu sau khi đã nhuộm xong.
Y Hòa “Chắp cánh” để thổ cẩm Hơ Rê vươn xa
Những ngày tháng 6, tuy thời tiết nắng nóng, oi bức nhưng các bà, các chị người dân tộc Hơ Rê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn miệt mài dệt những tấm thổ cẩm để kịp cho đơn hàng khách đặt. Nghề dệt thổ cẩm nơi đây không chỉ là thước đo sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ mà sản phẩm thổ cẩm còn là lễ vật để cúng tổ tiên và thần linh. Bởi vậy, việc gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm được đồng bào chú trọng.
Cầm trên tay chiếc áo cưới thổ cẩm cách tân mới hoàn thành cho khách, chị Phạm Thị Y Hòa-một người dân Làng Teng có nhiều duyên nợ với nghề dệt thổ cẩm, chia sẻ: “Nghề dệt thổ cẩm ở đây được xem là nghề “mẹ truyền con nối”, con gái lớn lên ai cũng cần phải biết dệt vải…”. Cũng như bao cô gái dân tộc Hơ Rê khác, ngay từ khi còn nhỏ, Y Hòa đã được tiếp xúc với khung dệt và học cách dệt từ bà, từ mẹ của mình. Năm 13 tuổi, Y Hòa đã kiếm sống được từ nghề dệt thổ cẩm. Chị đam mê dệt thổ cẩm từ ngày ấy và có thể suốt ngày ngồi bên khung dệt.
Lớn lên, tuy đi học để trở thành cô giáo mầm non, thế nhưng Y Hòa vẫn không quên nghề dệt thổ cẩm và luôn trăn trở làm sao để phát triển nghề truyền thống. “Thổ cẩm làng mình đẹp, chất lượng tốt, không thua kém sản phẩm của nơi khác, thế nhưng tại sao vẫn cứ loay hoay ở địa phương, chưa được nhiều người nơi khác biết đến. Làm gì để bà con mình sống được với nghề dệt thổ cẩm?”, những câu hỏi ấy cứ đau đáu với Y Hòa. Để tự trả lời những câu hỏi mà mình đặt ra, chị tìm tòi, nghiên cứu và bắt đầu hành trình khởi nghiệp bằng nghề dệt thổ cẩm.
Năm 2018, Y Hòa xác định chuyên tâm vào nghề dệt, chú trọng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, bên cạnh các sản phẩm thổ cẩm truyền thống, chị còn thiết kế, cho ra đời các sản phẩm cách tân hiện đại, bắt mắt, hợp xu thế. Sản phẩm thổ cẩm không chỉ dừng lại ở quần áo, khăn mà còn có túi xách, cà vạt, áo dài, trang phục đám cưới, đồ cách tân… Nhận thấy sự phát triển của mạng xã hội, thay vì sản xuất và chờ đợi du khách đến mua thổ cẩm như trước đây, Phạm Thị Y Hòa mạnh dạn đi đầu trong việc quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử… Không dừng lại ở đó, khi có các hội chợ kết nối cung cầu, các triển lãm về thổ cẩm, trang phục đồng bào các dân tộc, Y Hòa đều chủ động tham gia nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thổ cẩm Hơ Rê của quê hương mình. Đến nay, các sản phẩm do Y Hòa thiết kế được quảng bá và giới thiệu đến 14 quốc gia trên thế giới.
Phạm Thị Y Hòa chia sẻ: “Ước mong lớn nhất của mình là nghề dệt thổ cẩm của địa phương được mọi người biết đến nhiều hơn nữa, thổ cẩm Hơ Rê ngày càng vươn xa để có thể tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của cha ông”.
Nâng tầm thương hiệu thổ cẩm Làng Teng
Sản phẩm thổ cẩm làng Teng không chỉ phục vụ cuộc người dân trên địa bàn mà còn được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, được tỉnh Quảng Ngãi chọn làm quà tặng phục vụ công tác đối ngoại và xuất khẩu đi 20 nước trên thế giới.
Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vinh danh nghề dệt thổ cẩm của người Hrê ở Làng Teng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ là nơi duy nhất của người đồng bào Hrê ở Quảng Ngãi còn giữ được nghề truyền thống dệt thổ cẩm độc đáo. Sản phẩm thổ cẩm làng Teng không chỉ phục vụ cuộc người dân trên địa bàn mà còn được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, được tỉnh Quảng Ngãi chọn làm quà tặng phục vụ công tác đối ngoại và xuất khẩu đi 20 nước trên thế giới.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê đã tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như may trang phục váy, áo cho phụ nữ; khố, áo cho đàn ông; khăn đội đầu, tấm đắp… Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm gần đây các mô hình sản xuất của đồng bào dân tộc được các cấp chính quyền quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị.
Đối với đồng bào Hrê, qua bao thăng trầm thời gian, nghề dệt làng Teng được bảo tồn, sản phẩm từ thổ cẩm Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã được người dân, hộ kinh doanh bảo tồn và tổ chức sản xuất đa dạng sản phẩm nhằm nâng tầm thương hiệu thành sản phẩm độc đáo của địa phương, vừa phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vừa thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh quan tâm, chọn mua làm quà tặng.
Với nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương, thổ cẩm làng Teng đã nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen về những giá trị văn hóa và nghệ thuật, năm 2019, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Các sản phẩm được chế tác từ thổ cẩm ngày càng đa dạng và phong phú không chỉ là váy áo, khăn khố như trước đây mà nay đã có nhiều sản phẩm đa dạng khác như cà vạt, khăn trải bàn, sổ lưu niệm…. Vừa qua 2 sản phẩm làm từ thổ cẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh đó là cà vạt vạt thổ cẩm và khăn quàng cổ thổ cẩm đã giúp nâng tầm giá trị cho sản phẩm thổ cẩm Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Là một trong những người tâm huyết với nghề truyền thống của người dân tộc Hrê, luôn trăn trở tìm cách khôi phục nghề dệt, mây tre đan tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc, Chị Phạm Thị Y Hòa – đại diện hộ kinh doanh Phạm Y Hoà (Y Hoà) ở Làng Teng cho biết: Thời gian qua Y Hoà đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu để đưa sản phẩm thổ cẩm ra thị trường. Từ vải thổ cẩm, các sản phẩm được Y Hoà nghiên cứu, tổ chức sản xuất đa dạng hoá thành các sản phẩm như cà vạt, khăn quàng cổ, bộ váy nữ thổ cẩm, sổ tay thổ cẩm,..Bên canh đó, Y Hoà còn tổ chức sản xuất các sản phẩm mây tre đan như; Bộ tráp, giỏ cá, rổ, gùi, nia…
Năm 2022, sản phẩm bộ tráp bằng mây tre đan của Y Hòa đạt tiêu chuẩn hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, năm 2023 cà vạt thổ cẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh và đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực Miền Trung – Tây Nguyên năm 2024. Các sản phẩm của Y Hoà được tiêu thụ rộng rãi trên mạng xã hội Facebook, Zalo và các nền tảng thương mại điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm thổ cẩm do người dân làng Teng dệt nên.
Kết quả năm 2024, Y Hòa tiêu thụ được khoảng 1.000 cà vạt, 400 khăn quàng, 400 bộ váy áo thổ cẩm, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng đã tạo việc làm và thu nhập cho 20 người 100% là đồng bào dân tộc Hrê. Thổ cẩm Làng Teng đạt sản phẩm OCOP đã tạo thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương còn làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Điều đáng mừng là không chỉ cộng đồng người Hrê, mà người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số khác, du khách trong và ngoài nước quan tâm mua và sử dụng, sản phẩm còn được UBND tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn để làm quà tặng đối ngoại, quảng bá đến nhiều nước, như” Thụy Sĩ, Italia, Anh, Đức. Trung Đông…
Để sản phẩm thổ cẩm lan toả ra thị trường, Y Hòa luôn tìm tòi và sáng tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và cùng các các nghệ nhân trong thôn tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm chất liệu mới, những hoa văn tinh xảo, sắc màu đa dạng, tinh tế và hiện đại để nâng tầm thương hiệu sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu, thị hiếu của khách hàng và có công lớn trong việc quảng bá thổ cẩm làng Teng ra nhiều nước trên thế giới.
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:
✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán
✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Thêm đánh giá