Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập
Năm 2023

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

  • Email:
    phuyentanlap@gmail.com
  • Điện thoại:
    0257 3743 122

Thương hiệu Việt nổi tiếng - Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Nước mắm Phú Yên là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Nghề làm nước mắm ở Phú Yên đã hình thành hàng trăm năm. Nước mắm Phú Yên được người dân sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hoặc chế biến ra nhiều món ăn hương vị thơm ngon. Nước mắm Phú Yên chẳng những là một loại nước mắm được nhiều người dân Việt Nam nhiều vùng miền tiêu dùng mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc...

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Hàng năm, Phú Yên đón gần một trăm nghìn khách du lịch viếng thăm các thắng cảnh sông núi Phú Yên. Ngoài nhu cầu thưởng ngoạn, người dân còn có nhu cầu thưởng thức món ăn ngon và mua sắm đặc sản làm quà tặng cho người thân. Nước mắm Phú Yên vì vậy đã trở thành một trong những món ăn ngon mà du khách không thể không thưởng thức và là thứ quà tặng có ý nghĩa cần mua trước khi rời đi.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Phương pháp thủ công truyền thống nước mắm Tân Lập có gì nổi bật?

Sử dụng nguyên vật liệu cá cơm tươi của vùng biển ngoài khơi Phú Yên, muối biển Tuyết Diêm Sông Cầu. Sử dụng phương pháp gài nén và ủ chượp theo tỉ lệ 3 cá 1 muối, được ủ trong thùng gỗ hay chum (thạp) ròng rã  từ 10 - 18 tháng mới có thể hòa tan hoàn toàn cốt cá thành nước, cho ra tinh cốt nước mắm nhĩ nguyên chất có độ đạm tự nhiên gần 30 độ.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Nước mắm Tân Lập cho ra màu sắc tự nhiên, trong  sáng, màu vàng rơm, vàng cánh gián. Mùi vị mặn nhưng không chát, sau khi ăn vào chấp chấp cái môi, tắc tắc cái lưỡi sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, mùi thơm đặc trưng của mắm. Sản phẩm nước mắm Tân Lập sau khi “ra lò” sẽ được phân chia thành nhiều loại theo những mức chất lượng riêng. Không sử dụng chất xúc tác để làm nhanh quá trình hòa tan cá, mà nó được lên men tự nhiên.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Điểm khác biệt của nước mắm công nghiệp với nước mắm nguyên chất Tân Lập?

Nước mắm công nghiệp: Nước công nghiệp hiện nay được sản xuất theo công nghệ pha chế,  có vị ngon ngọt, không nặng mùi, màu sắc tươi đẹp không có hiện tượng xuống màu theo thời gian. Nhược điểm của nước mắm công nghiệp: thành phần cốt nước mắm truyền thống rất ít và sử dụng các chất phụ gia hóa chất  để bảo quản, tạo màu, tạo mùi,….. sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Nước mắm nguyên chất: Sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống rất công phu. Có giá trị dinh dưỡng cao về đạm, muối khoáng.

Đặc điểm nhận dạng của nước mắm nguyên chất là: nếu nhiệt độ thấp, có một lớp muối đóng trên mặt và lắng xuống phần dưới của chai. Nước mắm sẽ chuyển sang màu đen sau khi mở nắp sử dụng một thời gian. Nếu sóc ngược chai mắm mấy lần, sẽ thấy có các gợn cá cơm  - minh chứng của nước mắm ủ tự nhiên.

Trong sản phẩm nước mắm nguyên chất Tân Lập có những giá trị dinh dưỡng: Có chứa 1 lượng Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Có một số hàm lượng Omega 3, chất sắt, các vitamin B1, B2, PP và quan trọng là B12 để đề phòng rối loạn sản xuất máu ở tủy xương, tốt cho các bệnh đường tiêu hóa, rất cần cho cơ thể con người nhất là trẻ em, phụ nữ có thai và nuôi con bú mỗi ngày.

Khi nói đến “Rừng trầm, biển yến”, hiển nhiên gợi đến Khánh Hòa; lại bàn đến “Sò huyết Ô Loan”, cá ngừ đại dương… là thay cho cách gọi Phú Yên trong tiềm thức. Còn gợi đến “Cá bống sông Trà”, “Cúm núm Sa Huỳnh”…, người ngoại tỉnh vẫn hình dung được là đất Quảng Ngãi. Chẳng vừa, Bình Định đã có dừa Tam Quan, cua huỳnh đế… để thành danh.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Bên cạnh đó, người Nam Trung bộ vốn siêng năng, cần cù, sáng tạo. Trong suốt quá trình lao động từ đời này sang đời khác, họ đã tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ ngon, lạ để lưu truyền thành đặc sản của quê nhà, mà còn lan tỏa khắp bốn phương để xa gần nhắc đến. Tất cả đã giúp Nam Trung bộ không hổ danh là vùng đất của muôn vàn sản vật. Đây cũng là lợi thế không nhỏ để phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong toàn vùng.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Lợi thế của vùng

Bốn tỉnh Nam Trung bộ gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa trải dài trên một dải đất hẹp nằm về phía Nam của Duyên hải miền Trung. Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ cao và mưa nhiều. Vượt ra ngoài những nét tương đồng của cả vùng, sự phân chia địa giới hành chính cho mỗi tỉnh dựa trên những điều kiện địa lý tự nhiên và những nét đặt trưng về giọng nói, thổ ngữ và các giá trị văn hóa khác, giúp cho mỗi tỉnh có những đặc sản riêng biệt, song hành cùng những giá trị truyền thống của cả vùng nói chung.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Có thể nói, đây là cơ hội cho các làng nghề, các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Nam Trung bộ “chớp lấy” cơ hội đầu tư sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Đã từ lâu, Phú Yên được biết đến với những cánh đồng trồng lúa trù phú, trải dài như bất tận. Nhưng rộng lớn hơn, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái khá đa dạng, gồm núi, cao nguyên, đồng bằng, sông, đầm, vịnh, biển đảo thuận lợi cho phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản mang tính đặc trưng của địa phương.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Vùng đất Phú Yên lôi cuốn bởi “bức tranh” sản vật, đặc sản nức tiếng, được người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi như cá ngừ đại dương, sò huyết Ô Loan, tôm hùm, gạo đỏ, bò một nắng, sản phẩm của các làng nghề truyền thống… Trong số đó, cá ngừ đại dương và sò huyết Ô Loan được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận top 10 đặc sản biển ngon nhất Việt Nam. Phú Yên có 159 Hợp tác xã, 17 làng nghề được công nhận; trong đó, phải kể đến như làng nghề truyền thống lâu đời như làng gốm Quảng Đức; làng nước mắm với nhiều thương hiệu như Gành Đỏ, Mỹ Quang Nam, Ba Lò…

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Du lịch Phú Yên những năm gần đây đã tạo được tiếng vang, với các bãi biển đẹp như vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, Bãi Xép... kết hợp với nguồn tài nguyên nước khoáng phong phú ở phía Tây, nhiều tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Phú Yên còn có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 72 di tích cấp tỉnh; 31 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên những sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Hơn 30 năm kinh nghiệm bằng công thức truyền thống với nguồn nguyên liệu Cá Cơm tươi ở các vùng biển Đông và muối tinh chất lượng cao. Được ủ trong thùng gỗ chuyên dùng hơn 12 tháng, nước mắm được thành phẩm, sau đó tiếp tục lưu giữ thêm 3 tháng nữa để nước mắm có độ dịu không gắt, hương vị đậm đà, độ đạm cao hơn. Xong đem sản phẩm đi kiểm định an toàn vệ sinh. Đạt kết quả tốt chúng tôi mới bán ra thị trường.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Khẳng định thương hiệu nhờ quy trình kỹ thuật

Nhờ áp dụng nghiêm quy trình kỹ thuật, cơ sở nước mắm Tân Lập ở khu phố An Thạnh, phường Xuân Đài (TX Sông Cầu) đã từng bước tạo dựng thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuân thủ quy trình truyền thống

Ông Nguyễn Tấn Thình, Trưởng phòng Thông tin KH-CN và Sở hữu trí tuệ (Sở KH-CN) cho biết: “Cơ sở nước mắm Tân Lập là một trong những hạt nhân của dự án khoa học “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên” do Sở KH-CN chủ trì. Từ kết quả nghiệm thu xuất sắc, dự án có 33 hộ sản xuất nước mắm ở các làng nghề trong tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng ký nhãn hiệu tập thể”.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Ông Phạm Văn Cảnh (70 tuổi), chủ sơ sở nước mắm Tân Lập cho biết: “Cơ sở sản xuất nước mắm của tôi hiện nay là từ đời cha để lại. Sau khi cha mẹ qua đời, năm 1980, vợ chồng tôi tiếp tục đầu tư phát triển nghề truyền thống. Những ngày đầu khởi nghiệp, mỗi năm gia đình tôi muối 12 tấn cá/năm. 3 năm trở lại đây, tôi ướp muối được hơn 300 tấn cá/năm”.

Theo ông Cảnh, quy trình sản xuất bắt đầu ngay khi các thuyền đánh bắt cá về. Cá được rửa sạch bằng nước biển và loại bỏ các tạp chất, rồi ướp với muối theo tỉ lệ 3:1 (3kg cá/1kg muối). Hỗn hợp cá và muối sau khi trộn đều được đưa vào thùng và đậy nắp để ủ cho đến khi nước trong thùng có màu cánh gián và mùi thơm đặc trưng của nước mắm thì chuyển sang thùng khác để giang (phơi nắng). Thời gian lên men sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm nhưng cũng không quá 12 tháng; bởi sau 12 tháng, hàm lượng protein trong cá bị phân hủy, mắm sẽ hỏng. Khi quá trình lên men hoàn tất, hàm lượng protein trong dung dịch ướp thường đạt từ 20 đến 26 độ đạm.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Sau khi lấy hết nước mắm lần đầu, đổ tiếp nước đun sôi để nguội vào thùng, bổ sung thêm muối và đảo khuấy nguyên liệu cá trong thùng lên. Sau 10 đến 15 ngày, rút lấy nước lần hai đem giang. Đợt này, hàm lượng protein đạt ít hơn, chỉ từ 12 đến 17 độ đạm.

Quy trình lặp lại lần 3, hàm lượng protein đạt từ 8 đến 12 độ đạm. Sau đó, các sản phẩm nước mắm được phối trộn và phân thành các loại theo độ đạm. Nước mắm chất lượng cao nhất có hàm lượng protein đạt từ 30 đến 35 độ đạm. Nếu muốn đạt độ đạm cao hơn, phải phơi nắng lâu hơn để dung dịch bay hơi làm tăng độ đậm đặc; độ đậm đặc tăng sẽ làm tăng độ mặn của nước mắm.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Bí quyết thành công

Theo ông Cảnh, bí quyết thành công của cơ sở nước mắm Tân Lập nằm ở nguyên liệu đầu vào. Để sản xuất nước mắm, ông Cảnh chỉ dùng loại cá cơm sọc đen được đánh bắt tại vùng biển Phú Yên và muối hạt trắng Lệ Uyên (TX Sông Cầu). Cộng với kỹ thuật truyền thống cổ truyền trên 30 năm kinh nghiệm, cơ sở sản xuất nước mắm Tân Lập đã tạo ra dòng sản phẩm nước mắm tinh túy của vùng Gành Đỏ.

Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Tân Lập

Hỏi về mức tiêu thụ sản phẩm, bà Đỗ Thị Nhỏ, vợ ông Cảnh, cho biết: “Nước mắm Tân Lập đóng chai, mỗi ngày, chúng tôi bán khoảng 500 lít các loại. Sản phẩm được phân phối không chỉ trong tỉnh, các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn ra tận các tỉnh, thành phía bắc như Nam Định, Hà Nội”.

Năng lực thành phẩm của cơ sở Tân Lập hiện tại khoảng hơn 1,6 triệu lít nước mắm các loại. Trừ chi phí đầu tư các khoản, mỗi năm, gia đình ông Cảnh thu nhập trên dưới 150 triệu đồng. Bà Đỗ Thị Nhỏ bộc bạch: “Nhờ trung thành với quy trình và bí quyết sản xuất, nên nước mắm Tân Lập từng bước khẳng định thương hiệu và có mặt ở nhiều vùng miền trên cả nước, được người tiêu dùng chấp nhận”.

TVC giới thiệu nước mắm Phú Yên

Một tin vui cho cơ sở nước mắm Tân Lập khi mới đây sản phẩm “nước mắm PhúYên” được tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chọn đưa vào chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu ra thế giới. Bà Toso Fracesca, chuyên gia cao cấp, đại diện WIPO đã khảo sát tại cơ sở Tân Lập và sản phẩm ở đây được đánh giá rất cao. Đây là cơ sở để “nước mắm PhúYên” có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế.

Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:

Cơ sở Sản xuất Nước mắm Tân Lập

Địa chỉ: Thôn An Thạnh, Xã Xuân Thọ 2, Huyện Sông Cầu, Sông Cầu, Phú Yên.

1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0989219488  (Mr Tuấn), 0964 807 488  (Mr. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ

2. Khách hàng mua đại lí liên hệ:  0247 774 69 99

3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0983 837 488

4. Khách hàng liên hệ Zalo Bluesea: 0912 888 586

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !