Nước mắm Phú Yên chỉ làm từ cá cơm nguyên chất, muối, nước, không thêm bất cứ hóa liệu nào. Thành phần mắm đơn giản, vừa bảo vệ sức khỏe vừa bảo toàn được vị cá. Là nơi có loại cá cơm tươi ngon nhất và sở hữu cách làm mắm cổ truyền từ ông cha để lại, Phú Yên hoàn toàn đủ điều kiện để tạo ra thứ nước mắm tinh túy, thơm ngon, không quá mặn, phù hợp với mọi món ăn của người Việt.
Đi dọc theo đường quốc lộ xã Xuân Thọ, bạn có thể thấy nhiều cơ sở sản xuất nước mắm khác nhau. Mỗi nơi có một bí quyết gia truyền mang tên riêng được nhiều người biết đến như nước mắm Ông Già, nước mắm Tân Lập, nước mắm Bà Mười Phú Yên,…Nhưng sau tất cả, điều đáng trân trọng là tất cả những nơi này thống nhất cùng nhau xây dựng nên thương hiệu nước mắm nhĩ Phú Yên ngon nức tiếng.
Nếu bạn đã đến “Xứ Nẫu”, hãy nán lại thưởng thức những món đặc sản Phú Yên, kết hợp nước mắm cá cơm của nơi này, cảm nhận vị ngon của nó, sau đó mua về vài chai nước mắm để đem sự tinh túy từ nắng gió Phú Yên về quê hương mình.
Nước mắm Tân Lập nguyên chất 100% cá cơm được sản xuất theo phương pháp truyền thống ủ chượp suốt 12 tháng, hoàn toàn tự nhiên, hương vị thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng. Khác với nước mắm công nghiệp (hay còn gọi là nước chấm) với Nước mắm Tân Lập không dùng hóa chất, độ đạm cao, hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe người dùng.
Thông tin cơ bản
- Nhãn hiệu: Nước mắm tân lập.
- Hạn sử dụng: 1 năm.
- Ngày sản xuất: 26/3/2020.
- Thành phần: Cá cơm, muối.
- Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát.
- Nước mắm Tân Lập là loại nước mắm mặn: Không biến chất khi sử dụng, không hóa chất bảo quản.
- Quy cách đóng gói: 250ml.
Nước mắm là một hỗn hợp muối với các acid amin, do quá trình phân hủy protein trong động vật thủy sinh (các loại cá nhỏ), có sự tham gia của hệ enzym trong ruột cá và vi khuẩn kỵ khí chịu mặn. Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của một số quốc gia Đông Nam Á dùng làm nước chấm hoặc gia vị chế biến món ăn. Ngoài làm thực phẩm, nước mắm cũng là vị thuốc trị bệnh.
Theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, nước mắm có 4 loại: loại đặc biệt có độ đạm trên 30, loại thượng hạng 25, loại 1 là 15, loại 2 (loại thấp nhất) 10 độ đạm và lượng muối từ 250-285 g/lít. Ngoài ra còn có các hợp chất phospho, iode, nhiều vitamin A, D và B12 và các nguyên tố vi lượng khác. Loại đặc biệt và loại thượng hạng dùng làm nước chấm; loại 1 và loại 2 để chế biến món ăn.
Nước mắm Tân Lập là đặc sản Phú Yên nổi tiếng. Được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nguyên liệu là 100% từ cá cơm tươi, mang đến vị đậm đà, thơm ngon cho người thưởng thức.
Có thể nói Phú Yên từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm, nổi tiếng nhất là mắm ở Xóm Gành Đỏ, trong đó thơm ngon lừng danh nhất là Nước mắm Tân Lập bởi nơi đây vốn dĩ nổi tiếng từ nghề làm Nước mắm bao đời nay. Mang đến hương vị thơm ngon khác lạ không nơi nào sánh được.
Đặc điểm Nước mắm Tân Lập
- Nước mắm Tân Lập là đặc sản Phú Yên hấp dẫn, được làm từ 100% cá cơm tươi, mang đến vị đậm đà, dân quê cho người thưởng thức. Làm nên bữa ăn tròn vị thơm ngon.
- Đi qua vùng đất Tân Lập ai cũng nghe mùi nước mắm nồng nàn, nếu khách hàng tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra mùi thơm rất riêng của nước mắm nơi đây làm say lòng bao thực khách.
- Năm 2012 Nước mắm Tân lập được cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận thương hiệu cho nước mắm Tân Lập. Và đến nay thương hiệu nước mắm Tân Lập đã có mặt trên khắp thị trường Việt Nam
Công dụng Nước mắm Tân Lập
Các nghiên cứu đã tìm thấy trong nước mắm có hơn 13 týp acid amin, đặc biệt là các acid amin thiết yếu, không thể thay thế như: valin, methionine, pheylalanin, alanine, isoleucine và quan trọng là Lysine.
- Nước mắm Tân Lập giúp cơ thể hấp thu trực tiếp và dễ dàng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Mắm Tân Lập giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao.
- Ngoài ra, người ta còn dùng Nước mắm Tân Lập để phòng và trị bệnh bứu cổ, bệnh bỏng da, chống suy nhược cơ thể…
Cách chế biến Nước mắm Tân Lập
- Bước 1: Cá được trộn đều với muối ăn rồi cho vào thùng gỗ lớn.
- Bước 2: Rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén.
- Bước 3: Sau 2 đến 4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi".
- Bước 4: Sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.
- Bước 5: Tiếp tục ta sẽ lấy loại mắm nước 1 và nước 2.
Cách sử dụng và bảo quản Nước mắm Tân Lập
Có thể dùng nước mắm ăn kèm trong các món ăn hằng ngày, hoặc có thể làm gia vị nêm nếm thức ăn. Khi kết hợp sử dụng mắm với các món ăn sẽ giúp cho bữa ăn trong gia đình bạn được tròn vị và thơm ngon hơn.
Nhanh tay đặt hàng tại Thiên đường mua sắm đặc sản Chính Gốc để có thể thưởng thức trọn vẹn Nước mắm Tân Lập mang đậm hương sắc của đặc sản miền Trung này bạn nhé. Hy vọng bạn sẽ hài lòng.
Nước mắm có nhiều công dụng cho sức khỏe
Theo Đông y, nước mắm có vị mặn, ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, thận, vị và đại tràng. Còn có mật cá vị đắng với hàm lượng thấp nhưng kết hợp với vị mặn của khoáng chất, vị ngọt của các acid amin đi vào tâm, can, tỳ, thận, để thanh nhiệt ở tâm, sơ phong tiết khí ở can, trừ thấp ở tỳ, nhuận hạ bổ âm, thăng dương kết khí ở thận.
Nước mắm ích khí bổ huyết, bổ can thận, thông huyết mạch, lợi niệu, nhuận tràng. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho trường hợp trúng lạnh, trúng gió, co cứng chân tay, chuột rút, cứng hàm, suy kiệt, táo bón, thiếu máu… Liều dùng: 5-30 ml trong gia vị thực phẩm.
Một số cách dùng nước mắm phòng trị bệnh:
- Bổ dưỡng tăng lực khi bơi lội, dầm mình trong nước lạnh mùa đông: uống 1-2 ngụm nước mắm ngon (15-30 ml).
- Dùng cho người bị cảm lạnh gây đau quặn bụng: uống 1-2 thìa nước mắm nguyên chất (10-20 ml).
- Nước chấm ăn kiêng: nước mắm nguyên chất 30 ml thêm chút tỏi, dấm hoặc đường và lát gừng tươi đập dập. Là loại nước chấm ăn với các loại rau tươi hoặc luộc chín; hoặc nước mắm trộn với cơm, hoặc hòa với cháo trắng. Dùng rất tốt cho người bị tiêu chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá cần ăn kiêng.
- Thực đơn rau chấm mắm kết hợp với món cá kho tương hoặc thịt kho tàu, tôm rang, ruốc, muối vừng hay lạc thành một bữa ăn lý tưởng cho người cao tuổi, phụ nữ vừa mới sinh đẻ.
- Kiêng kỵ: bệnh nhân tăng huyết áp hạn chế dùng nước mắm, người đái tháo đường, người viêm thận phù nề nên kiêng.
TVC giới thiệu Nước mắm Tân Lập
Những bí mật ít biết của nước mắm truyền thống
Mỗi vùng sẽ có công thức làm nước mắm riêng nhưng chủ yếu là hai phương pháp đánh đảo và nén gài.
Là thứ nước chấm tinh túy từ bao đời của người Việt nhưng không phải ai cũng nắm rõ về phương pháp chế biến, cách bảo quản nước mắm truyền thống.
Những phương pháp làm nước mắm truyền thống
Theo phương pháp đánh đảo, cá được trộn cùng muối trong các thùng chượp. Sau đó, người làm thường xuyên theo dõi, bổ sung muối hoặc nước sao cho vừa đủ và thu được nước mắm thành phẩm cuối cùng bằng cách lọc.
Trong khi đó, với phương pháp nén gài, cá và muối lại được trộn theo tỷ lệ ngay từ đầu và ủ trong thùng kín giống như cách muối cà, muối dưa thông thường. Thời gian để hoàn thành một mẻ nước mắm có thể là một đến hai năm.
Thời gian, cách bảo quản
Hạn sử dụng thường thấy trên các chai nước mắm là khoảng một năm, tuy nhiên, sau khi mở nắp, do phải tiếp xúc với không khí bên ngoài nên màu sắc và hương vị của nước mắm có thể bị thay đổi. Do đó, người tiêu dùng cần mua lượng mắm vừa đủ dùng, bảo quản nơi thoáng mát, đậy kín nắp và nên sử dụng trong khoảng 30-45 ngày, kể từ khi mở nắp chai.
Một số gia đình có thói quen bọc kín và để nước mắm trong tủ lạnh, tuy nhiên, các nhà sản xuất không khuyến khích điều này. Theo chia sẻ từ những người làm mắm truyền thống, nước mắm được tạo nên từ việc ủ cá với muối theo tỷ lệ phù hợp sao cho độ mặn trong các chượp ủ cũng như trong nước mắm thành phẩm luôn bão hòa ở khoảng 25%. Khi để nước mắm trong tủ lạnh, muối sẽ bị kết đông và lắng xuống phần dưới, khiến phần ở trên không đủ độ mặn cần thiết để bảo quản đạm amin. Khi đó, nước mắm sẽ chuyển sang màu đen, đạm amin cũng bị phân hủy.
Phân loại nước mắm truyền thống
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5107: 2003 áp dụng cho nước mắm sản xuất từ cá và muối, trên chai nước mắm bắt buộc có thông số: độ đạm tổng số (hàm lượng nitro toàn phần có trong nước mắm tính theo đơn vị gam trên lít). Theo đó, nước mắm truyền thống được phân thành 4 hạng. Hạng 2 có độ đạm tổng số 10N gam trên lít; hạng một có độ đạm tổng số 15N gam trên lít; mắm thượng hạng có độ đạm tổng số 25N gam trên lít và mắm đặc biệt có độ đạm tổng số 30N gam trên lít.
Các thông số cần quan tâm trên vỏ chai nước mắm
Ngoài thông tin về thành phần, nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng, bảo quản, người tiêu dùng nên quan tâm tới 2 thông số khác là độ đạm tổng số và thông số vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, thông số vệ sinh an toàn thực phẩm chính là số hiệu chứng nhận thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh đã được cơ quan chức năng chứng nhận.
Thêm đánh giá