Giá cả thị trường
Mua Chè Dưới Tán Hồi Bình Gia Lạng Sơn Ở Đâu Chất Lượng, Đúng Giá?
Chè dưới tán hồi sinh trưởng hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên, môi trường trong lành sản sinh ra những búp chè thơm ngon, thuần khiết hương vị đặc trưng của chè dưới tán hồi, cộng với bí quyết làm chè truyền thống của gia đình ông Lê Tiến Lâm giám đốc Hợp tác xã Chè dưới hồi sau khi sao khô chọn lọc mang pha với nước, chén trà rót ra có màu vàng xanh bắt mắt, vị trà chan chát đắng lẫn ngọt hậu đan xen mới cảm nhận được hương vị tinh túy của chè hòa quyện linh khí của đất trời, đặc biệt mang lại cảm giác dễ chịu, khoan khoái tốt cho sức khỏe, không gây mất ngủ cho người thưởng trà. Bởi vậy, du khách nếu chọn Bình Gia là nơi ghé qua khi ra về đều có trên tay món quà thương hiệu Chè dưới tán hồi.
TVC giới thiệu Chè Dưới Tán Hồi - Sản phẩm OCOP huyện Bình Gia
Bình Gia được thiên nhiên ưu đãi với những khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và hệ thống các hang động, thác nước, xen lẫn trong đó là những nếp nhà sàn còn nguyên bản xinh xắn, tạo nên cảnh quan sinh động, thơ mộng và rất đỗi yên bình. Bình Gia còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ẩm thực phong phú, ngành nghề thủ công truyền thống đậm đà văn hóa dân tộc. Sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên chính là thế mạnh của du lịch Bình Gia.
Nằm ngay ở đỉnh ni dốc Khau Phụ, với độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển. Đến với thôn Nà Làng, ngoài cảnh sắc thiên nhiên kỳ vỹ được bao phủ bởi những ngọn núi đá vôi xen lẫn những dải đồi xanh mướt, du khách còn được chứng kiến rừng hồi nhiều năm tuổi, chính dưới tán hồi cây chè bản địa từ xa xưa gắn bó với mảnh đất “Non cao” này được “Mẹ thiên nhiên” ưu đãi cùng con người nơi đây đã tạo nên sản phẩm trứ danh “Chè búp sao khô chọn lọc” chinh phục du khách gần xa, khiến ai đã một lần thưởng thức ly trà nghi nghút khói trong ngôi nhà sàn nằm giữa mênh mông núi đồi khó lòng quên lãng.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chè dưới tán hồi
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia” do Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng triển khai đã giúp người dân tiếp cận với phương thức canh tác, sản xuất khoa học. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chè dưới tán hồi, từng bước phát triển bền vững vùng sản xuất chè trên địa bàn huyện.
Mô hình trồng chè dưới tán hồi được triển khai tại huyện Bình Gia từ năm 2015, đến nay, toàn huyện có khoảng 100 ha. Tuy mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể song việc nhân rộng và phát triển bền vững mô hình này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan đến cây giống, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhận thấy đây là vấn đề cần được quan tâm, Sở Khoa học và Công nghệ đã đưa đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia” vào nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025 và tuyển chọn nhóm nghiên cứu do Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Tất Khương, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ làm chủ nhiệm đề tài, triển khai từ tháng 7/2022.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Tất Khương cho biết: Chè dưới tán hồi có hương vị đặc biệt, khi uống dư vị lưu giữ trong cổ họng rất lâu. Tuy nhiên, nhược điểm là chè trồng bằng hạt nên chất lượng cây giống không đồng nhất. Mục tiêu của chúng tôi khi triển khai đề tài là hoàn thiện quy trình sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm chè dưới tán hồi theo hướng an toàn, bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng được một số mô hình sản xuất bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi.
Triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng đã đưa một số giống chè xanh có năng suất, chất lượng cao để thay thế chè được trồng từ hạt nhằm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các giống cây. Cùng đó, tiến hành xác định thời vụ trồng thích hợp cũng như ảnh hưởng của độ râm tán hồi đối với sự phát triển của cây chè; nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hong héo đến chất lượng sản phẩm; các biện pháp lấy hương chè thành phẩm… Kết quả bước đầu cho thấy, sau 1 năm trồng thử nghiệm số cây sống, sinh trưởng, phát triển tốt đạt hơn 95%; cây chè trồng vào vụ Xuân và vụ Thu cho tỷ lệ sống cao; biện pháp tỉa cành hồi có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại trên cây chè; sử dụng phân hữu cơ Nano UPLML giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, mật độ búp dày, đồng đều và có tác dụng cải tạo đất.
Cùng đó, đề tài đã hỗ trợ 35 hộ dân trên địa bàn huyện xây dựng mô hình trồng mới bằng giống chè xanh chất lượng cao dưới tán hồi với diện tích 11 ha tại thị trấn Bình Gia, xã Mông Ân, xã Tân Văn và mô hình sản xuất chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 15 ha tại thị trấn Bình Gia, xã Hoàng Văn Thụ, xã Tân Văn; hỗ trợ 1 hộ gia đình thiết bị kỹ thuật chế biến chè dưới tán hồi… Thông qua hướng dẫn kỹ thuật của nhóm nghiên cứu, các hộ tham gia đề tài đã chủ động học hỏi và tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc, thu hái chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất mà năng suất, chất lượng và giá trị chè dưới tán hồi được nâng lên.
Ông Phùng Văn Khiêm, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia cho biết: Năm 2022, gia đình tôi được nhóm triển khai dự án hỗ trợ 300 cây chè và vật tư, phân bón để sản xuất chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng đó, tôi còn được hỗ trợ lắp đặt máy vò chè, máy sao chè, máy hút chân không. Sau khi trang bị máy móc, các nhà khoa học trực tiếp hướng dẫn sử dụng các loại máy và kỹ thuật chế biến chè xanh. Nhờ đó, chè thành phẩm có sự đồng nhất về hình thức, chất lượng được nâng lên. Giá bán đạt 200 – 300 nghìn đồng/kg (chè khô), cao gấp đôi so với những sản phẩm thông thường.
Bà Bế Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Sau hơn 1 năm tham gia thực hiện theo Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia”, các hộ dân đã chủ động học hỏi, bước đầu tiếp cận và làm chủ một số kỹ thuật mới trong chăm sóc, chế biến chè và áp dụng một số phương pháp kỹ thuật vào sản xuất. Tháng 6/2023, sở đã tổ chức đoàn công tác kiểm tra tiến độ triển khai đề tài. Qua kiểm tra cho thấy, các thí nghiệm được bố trí và thực hiện phù hợp với yêu cầu; tại các mô hình cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, chất lượng được nâng cao. Hiện nhóm thực hiện đề tài tiếp tục theo dõi các mô mình, hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chè dưới tán hồi.
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia” tiếp tục được triển khai từ nay đến năm 2025. Thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu xác định thời vụ đốn chè giai đoạn thu hoạch búp; kỹ thuật hái chè, kỹ thuật hong héo, lấy hương chè… để xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc, chế biến chè dưới tán hồi.
Tiềm năng kinh tế từ trồng chè dưới tán hồi
Mô hình trồng chè dưới tán hồi của người dân xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhanh tay hái những búp chè tươi, non, bà Nguyễn Thị Dung, thôn Khau Phụ, xã Tô Hiệu phấn khởi cho biết: Gia đình tôi có 5 ha chè trồng dưới tán hồi. Thời gian thu hoạch chè thường từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch hằng năm. Nếu thời tiết thuận lợi, trung bình mỗi ngày, tôi hái được khoảng 15 – 20 kg chè tươi, tương đương khoảng 4 kg chè khô. Hằng ngày, hái chè về tôi sao và chế biến luôn nên chè đảm bảo độ tươi ngon, hương vị đặc trưng của chè dưới tán hồi. Chính vì vậy, chè sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó; chủ yếu khách uống quen gọi điện thoại đặt chứ không phải mang ra chợ. Với nguồn thu ổn định từ hồi và chè, hiện nay bình quân mỗi năm trừ chi phí, gia đình tôi thu nhập khoảng 150 triệu đồng.
Ngoài gia đình bà Dung, hiện nay xã Tô Hiệu có khá nhiều hộ gia đình chọn hướng phát triển kinh tế từ trồng chè dưới tán hồi. Với mô hình này, người dân sẽ có hai nguồn thu nhập ổn định trên cùng một đơn vị diện tích. Các hộ dân ở đây cho biết: Trồng chè dưới tán hồi là mô hình truyền thống đã có từ lâu trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trước đây, người dân chỉ duy trì và thu hái trên những diện tích của cha ông để lại. Từ năm 2015, nhận thấy hiệu quả kinh tế, người dân mới bắt đầu mở rộng diện tích trồng thêm cây chè và trồng dặm cây hồi, nâng tổng diện tích cây chè trồng dưới tán hồi của xã lên gần 45 ha.
Để phát triển mô hình này, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân từng bước đưa cây chè có năng suất cao, chất lượng tốt vào canh tác; đồng thời duy trì và nhân giống cây chè bản địa. Cùng với đó, từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức từ 1 đến 2 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc chè và hồi theo tiêu chuẩn VietGAP… để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chè của địa phương.
Ông Hoàng Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu cho biết: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, xã đã định hướng, quy hoạch vùng trồng chè dưới tán hồi tập trung chủ yếu ở 6 thôn: Khau Phụ, Yên Bình, Nà Làng, Pác Nàng, Tân Thành và Rừng Thông. Năm 2017, xã thành lập Hợp tác xã Chè dưới tán hồi, góp phần quan trọng trong việc duy trì, phát triển mô hình.
Theo đó, từ năm 2017 đến nay, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hợp tác xã Chè dưới tán hồi đã được hỗ trợ một số trang thiết bị máy móc phục vụ việc chế biến chè như: máy vo, máy quay, máy hút chân không; hỗ trợ thiết kế logo, bao bì sản phẩm…
Ông Lê Tiến Lâm, Giám đốc Hợp tác xã Chè dưới tán hồi cho biết: Từ khi hợp tác xã được đầu tư, hỗ trợ, các sản phẩm chè đã có cơ hội được đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại. Theo đó, giá trị sản phẩm chè tăng lên gấp 2 – 3 lần. Nếu như sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống thì trung bình mỗi ki-lô-gam chè của bà con chỉ có giá khoảng 100 đến 150 nghìn đồng. Từ khi HTX được nhà nước đầu tư, khâu chế biến tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật; năng suất, chất lượng cây chè ngày càng được nâng cao. Hiện nay, sản phẩm chè dưới tán hồi của HTX có giá 300 nghìn đồng/kg.
Nhờ phát triển chè dưới tán hồi, đời sống người dân của xã từng bước được nâng cao. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người là 30 triệu đồng/năm, tăng 12 triệu đồng/người/năm so với năm 2015. Tỉ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 0,87%.
Mua Chè Dưới Tán Hồi Bình Gia Lạng Sơn Ở Đâu Chất Lượng, Đúng Giá?
Chè dưới tán rừng hồi Bình Gia được thiên nhiên ưu đãi với những khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ. Hệ thống các hang động, thác nước, xen lẫn trong đó là những nếp nhà sàn còn nguyên bản xinh xắn. Tạo nên cảnh quan sinh động, thơ mộng và rất đỗi yên bình.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay tại đây.
Hiện các sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Chè Thái Bình Lạng Sơn được phân phối bởi Thương hiệu Việt nổi tiếng, nhằm đem đến tay người tiêu dùng sản phẩm chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng. Mỗi sản phẩm của Công ty được nghiên cứu và sản xuất theo dây chuyền hiện đại bởi nhà máy đạt chuẩn GMP, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Lên Bình Gia để thưởng thức “Chè dưới tán rừng hồi”!
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng! Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán:
- Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
- Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức: Nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
- Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
- Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
- Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
- Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
- Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Công Ty Cổ Phần Chè Thái Bình Lạng Sơn
- Địa chỉ: Thị trấn Nông trường Thái Bình - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn
- Điện thoại liên hệ: 0983837488 Or 0912888586
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !