Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên

Với bất cứ vùng miền nào thì làng nghề luôn được coi là “Thủ phủ” của những triệu phú đã biến những loại như cỏ, bèo tây, dây rừng thành những chiếc giỏ hoa, túi xách, đồ vật dụng gia đình xinh xắn, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn dùng để xuất khẩu đi các nước Nga, Mỹ, Nhật…

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên

Cùng sự ô nhiễm từ rác thải, hiệu ứng nhà kính như hiện nay với xu thế quay trở lại các đồ dùng thân thiện với thiên nhiên, thì việc lựa chọn các đồ trang trí, vật dụng gia đình đang được người tiêu dùng tin dùng và được các làng nghề đáp ứng nhu cầu đó.

Phú Túc là một xã thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, bao lâu nay nổi tiếng với nghề đan cỏ tế. Nghề đan cỏ tế tại xã Phú Túc có từ 400 năm trước, tổ nghề là bà Nguyễn Thảo Lâm, cũng như làng nghề gốm Bát Tràng, làng nghề lụa Vạn Phúc, nghề đan cỏ tế được rất nhiều người biết đến.

Phú Túc có 8 thôn thì cả 8 thôn đều làm nghề đan cỏ tế, từ người cao tuổi đến trẻ em, từ con gái đến con trai ai ai cũng biết và say mê với nghề đan cỏ tế của cha ông để lại. Đi từ đầu làng đến cuối làng lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người dân vừa tranh thủ làm việc nhà vừa đan cỏ tế để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Làng nghề đan cỏ tế đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước

Lệ làng xưa nghề đan cỏ tế không được truyền ra khỏi làng, thậm chí con gái đi lấy chồng cũng để trả lại nghề cho cha do nghề chỉ được truyền trong làng nên phạm vi sản xuất rất nhỏ lẻ, sản phẩm cũng rất đơn giản. Người dân trong làng chủ yếu sơ chế cỏ tế theo nguyên liệu thô cung cấp cho các làng xung quanh làng đan nong nia, rổ rá, làm nón.

Tuy nhiên giờ đây mọi thứ đã thay đổi từ việc chỉ có thể đan những vật dụng đơn giản như rổ rá thì giờ đây người thợ Phú Túc biết làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, trong đó có không ít sản phẩm đã được xuất khẩu ra thế giới. Nhưng dù là sản phẩm nào thì nó cũng được làng nghề chăm chút bằng chính đôi tay khéo léo của mình.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên

Lịch sử hình thành nghề

Vào năm 1683, cụ Nguyễn Thảo Lâm là người đầu tiên đưa cây cỏ tế về mảnh đất vốn lấy nông nghiệp làm nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế nghề đan cỏ tế tại Phú Túc. Chính cụ Lâm là người bỏ ra nhiều công sức, mày mò nghiên cứu các đặc tính của loại cây này, từ đó đưa ra cách thức chế biến và biến cỏ tế thành nguyên liệu quan trọng cho việc sản xuất các đồ dùng thủ công hàng ngày, phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt.

Cây cỏ tế thường mọc ở các vùng núi cao, trung du, miền núi phía Bắc, đây là loại cây thuộc họ dương xỉ, được cụ Lâm đưa về Phú Túc, mà đầu tiên là ở thôn Lưu Thượng, đến nay đã được 316 năm. Cây cỏ tế về Phú Túc chính là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử phát triển làng quê này từ thế kỷ 17 đến nay.

Nhờ đó, mà Phú Túc từ một xã nghèo, thuần nông, người dân chỉ biết canh tác một năm hai vụ lúa, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà đời sống vẫn nghèo khổ lại có những đổi thay đáng kể như ngày hôm nay.

Cây cỏ tế là nguyên liệu sản xuất, đồng thời cũng mang theo nó cả một phương thức sản xuất mới, để Phú Túc trở thành một làng nghề truyền thống với doanh thu đến nay ngót ngét trăm tỷ mỗi năm.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Làng Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội

Chính vì vậy, ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm cả xã Phú Túc lại tưng bừng trong không khí lễ hội, trống rong cờ mở để tưởng nhớ đến ngày mà cụ Nguyễn Thảo Lâm mang cây cỏ tế về đây.

Cũng như các làng nghề khác, Phú Túc cũng phải trải qua nhiều thăng trầm, dù xuất hiện từ rất lâu bằng những vật dụng đơn giản phục vụ cuộc sống hàng ngày. Nhưng qua thời gian nhờ những cải tiến vượt bậc đưa ra sản phẩm tinh xảo, độc đáo phong phú làng nghề Phú Túc đã dần khẳng định được vị thế của mình và phát triển làng nghề nâng cao đời sống người dân như ngày hôm nay.

Trước đây, cây cỏ tế chủ yếu được chẻ ra để bán tại địa phương và các huyện, tỉnh lân cận phục vụ cho nghề đan cỏ tế và làm nguyên liệu bổ sung cho một số mặt hàng như nón, các loại rổ rá, giỏ đựng cua cá… Cây cỏ tế xuất hiện đầu tiên ở thôn Lưu Thượng. Trước đây, người dân trong làng tuyệt đối giữ  bí quyết  nghề, nhưng về sau chính do yêu cầu cấp bách cũng như quy luật của sự phát triển từ mô hình cá thể sang tập thể, nhân rộng mô hình ra toàn xã mà điều này bị xóa bỏ. Riêng chuyện chẻ cây cỏ tế thì bí quyết vẫn được giữ, vì vậy mà đến nay, mặc dù nghề đã rất phát triển nhưng chỉ có những người dân có kinh nghiệm ở thôn Lưu Thượng mới có thể chẻ được loại cỏ này.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Làng nghề có lịch sử từ 400 năm trước

Những giai đọan phát triển

Nghề sản xuất hàng thủ công xuất khẩu từ cây cỏ tế chỉ thực sự phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô và chiều sâu bắt đầu từ những năm 1990, do những yêu cầu cấp bách của phát triển nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, Nhiều cụ già trong làng còn nhớ lại, ngày đó, đồng chí bí thư đảng ủy xã từng nói: Nghề đan cỏ tế là nghề có thể mang lại lợi nhuận và giúp người dân thoát nghèo. Bước đầu, chỉ cần mỗi ngày, mỗi lao động làm ra giá trị tương đương 1kg thóc từ nghề đan cỏ tế, thế là tốt lắm rồi. Vừa có nghề mới, vừa nâng cao đời sống cho nhân dân.

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, từ mong ước giản dị của đồng chí bí thư, đến năm 1998, cây cỏ tế bắt đầu được dùng để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu, thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho Công ty XNK Quảng Ninh và Công ty XNK Mây tre Việt Nam, bước đầu là nhận mẫu về làm, chỉ là các sản phẩm thô, và chủ yếu do những người có tuổi thực hiện, số người biết nghề chưa nhiều.

Cụ Nguyễn Văn Ngãi - Nghệ nhân đan cỏ tế thuộc thế hệ đầu tiên của làng nghề, người đã từng mở nhiều lớp học ở trong thôn, trong xã và cả ở các huỵên lân cận, cho nhiều thế hệ người làm nghề nhớ lại: “Chặng đường phát triển bước đầu gặp phải không ít khó khăn do chưa thực sự nắm bắt được nhu cầu, được cái gu của thị trường, cùng với những hạn chế về tay nghề làm hàng xuất khẩu. Nhưng sau một thời gian ngắn, bằng chất lượng sản phẩm của mình, hàng hóa từ Phú Túc dần có uy tín và thương hiệu, bắt đầu có những hợp đồng xuất khẩu lớn, giai đoạn 1992 – 1993 đã có những hợp đồng hàng trăm triệu đồng”.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Bằng bàn tay khéo léo của người thợ nơi đây cho ra sản phẩm độc đáo

Từ chỗ chưa thạo nghề đến việc lao động địa phương không đáp ứng được về số lượng cho các đơn đặt hàng, đã có nhiều lớp học nghề đan cỏ tế được mở ra. Từ thành công và nhận thức được vai trò của nghề, không ít các học viên, không chỉ các xã khác, mà cả ở các huyện như Thường Tín, Thanh Oai, Ứng hòa cũng tìm đến xin học.

Giai đọan đầu phát triển mạnh mặt hàng xuất khẩu là những năm 1998. Mỗi khi có những đơn hàng, mẫu mã khó, Công ty Mây tre đan Việt Nam lại mời cụ Ngãi và các thợ cứng tay trong làng ra thiết kế lại mẫu rồi dạy cho người dân địa phương,

Giai đoạn những năm 1995 – 2000 là giai đọan các sản phẩm hàng hóa từ cỏ tế có tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh. Hàng hóa của Phú Túc được yêu thích và được sử dụng rất nhiều tại các nước như Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia Đông Âu. Giai đọan 2001 – 2008, nghề vẫn duy trì tốc độ phát triển, nhưng từ năm 2009, suy thoái kinh tế đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của địa phương do nhu cầu về hàng hóa tại các thị trường giảm mạnh.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Làng nghề Phú Túc tưng bừng lễ hội

Hiện nay, các sản phẩm của Phú Túc chủ yếu được dùng làm hàng xuất khẩu, tỷ lệ tiêu thụ trong nước không đáng kể. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp (một phần nhỏ) và gián tiếp qua các công ty xuất nhập khẩu và thị trường chính vẫn là Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Âu…

Đến nay, sau hơn 300 năm phát triển, Phú Túc có trên 1000 mẫu hàng hóa, chủ yếu từ cỏ tế và các nguyên liệu khác như bẹ ngô, bẹ chuối, bèo. Các mặt hàng hiện nay chủ yếu được sản xuất theo các mẫu mã đã có. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều có lao động làm nghề. Đặc điểm của nghề đan cỏ tế là các lứa tuổi, giới tính đều có thể tham gia. Người già nhất vẫn còn làm nghề ở Phú Túc hiện đã ngót nghét trăm tuổi, còn trẻ nhất là những em bé mới lên 6, lên 7.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Nghề đan cỏ tế giúp nâng cao mức sống cho người dân

Nghề đan cỏ tế đã thực sự mang lại cho Phú Túc một diện mạo mới, nâng cao mức sống của người dân trong xã. Về Phú Túc ngày nay, đường làng ngõ xóm đều được bê tông hóa, các hộ dân đều có được cơ ngơi khang trang, tiện nghi. Cây cỏ tế đưa bước các em học sinh đến trường, cây cỏ tế nâng cánh những ước mơ và cây cỏ tế - với lịch sử hàng trăm năm thăng trầm cùng Phú Túc đang biến một vùng quê nghèo, thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế của Thủ đô.

Đường đi đến Phú Túc

Nằm cách Hà Nội 40km về phía Nam, có giao thông qua lại thuận tiện nên việc di chuyển đến địa điểm Phú Túc không gây khó khăn cho khách du lịch. Đường đến Phú Túc cũng hiện nay rất thuận tiện khi có chuyến xe buýt 06E (Bến xe Giáp Bát – Phú Túc) chạy từ 5 giờ đến 21 giờ. Hoặc chạy xe xuôi theo quốc lộ 1A tới phố Tía (Thường Tín) rồi rẽ theo tỉnh lộ 73 khoảng 9km là đến làng nghề Phú Túc. 
Bạn có thể di chuyển đến làng nghề cỏ tế Phú Túc bằng hai cách: Đi xe bus hoặc tự túc về phương tiện như xe máy, ô tô…

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Tạo ra sản phẩm bắt mắt, độc đáo mới lạ

Còn nếu bạn muốn sử dụng phương tiện cá nhân thì bạn chỉ việc chạy thẳng đường quốc lộ 1A bao giờ thấy biển chỉ đường 429 thì bạn rẽ phải rồi cứ đi thẳng sẽ có biển dẫn tận nơi. Nếu không bạn có thể lựa chọn cung đường khác là đi theo tuyến quốc lộ 21B đến Quán Tròn rẽ trái theo tỉnh lộ 73, theo tấm biển đề du lịch làng nghề mây, tre, giang đan, guột tế là bạn sẽ đến tận nơi làng nghề Phú Túc.

Dịch vụ làng nghề

Ấn tượng đầu tiên khi đến với làng nghề đan cỏ tế xã Phú Túc là hình ảnh những con đường được trải bê tông, trải nhựa đẹp và sạch hơn nhiều so với trước đây. Bước vào làng là không khí lao động hăng say, hối hả, Những bó guột, mây, tre được xếp theo từng hàng phơi trong sân nhà và ngoài ngõ. Đi sau vào trong làng bạn sẽ bắt gặp bóng dáng những người thợ với đôi tay đang thoăn thoắt buộc từng sợ mây, tre tạo nên những hình thù độc đáo. Độc đáo hơn cả là không chỉ những người cao tuổi, lão làng mà ngay cả những em bé, những thanh niên cũng có thể tự tay làm ra những sản phẩm con giống, đồ hợp rất khéo léo.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Những món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Khi đến đây, bạn không chỉ được thư giãn đầu óc sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc, hít thở không khí trong lành mà còn được giải trí thông qua dịch vụ trải nghiệm làng nghề. Dưới sự hướng dẫn của những người thợ, tự tay bạn sẽ làm nên một món đồ mà bạn yêu thích, được trải nghiệm công việc sản xuất đồ thủ công và hiểu được ý nghĩa mà chúng mang lại. Kết thúc công việc bạn có thể dạo quanh đâu đó để ngắm nghía những đình làng, đình thờ tổ nghề hoặc mua sắm tại các phiên chợ quê. Vậy là một ngày trải nghiệm làng nghề của bạn kết thúc mỹ mãn, xua tan những gánh nặng trong đầu để trở về với phố thị. 

Bất kỳ ai khi về Phú Túc cũng dễ dàng lựa chọn cho mình những chiếc giỏ hoa, lẵng hoa, giỏ quả… với hàng ngàn mẫu mã đẹp mắt. Giá cả rất dễ mua chỉ từ 5.000 đồng đến vài chục ngàn đồng là bạn đã có thể sở hữu một món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, xinh xắn.

TVC giới thiệu Làng nghề đan cỏ tế Phú Túc

Nguyên liệu được làm từ mây, có, cỏ tế, dây rừng… khi được nhập về sẽ phân loại rồi phơi ít nhất 3 nắng để đạt độ dẻo dai cũng như màu sắc bắt mắt nhất, sau đó được sơ chế, phân loại sợi to, nhỏ sao cho vừa với mẫu mã. Sau khi tạo hình cho sản phẩm xong, người thợ còn phải có thêm nhiều công đoạn như làm sạch, nhúng qua lớp dầu keo để cho có độ bền cao nhất rồi đem phơi thêm 2 nắng hoặc sử dụng công nghệ sấy khô để giúp sản phẩm lên màu, bền, đẹp.

Cỏ tế có màu nâu đặc trưng và có mùi thơm rất dễ chịu, người thợ có thể nhuộm cho sản phẩm màu trắng, màu đỏ, màu đen để hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cỏ tế so với mây tre đan rất mềm và dai vì vậy sản phẩm thường có tuổi sử dụng rất cao, thậm chí gần 20 năm mới có dấu hiệu hỏng. Hơn nữa, cỏ tế có mùi thơm không lẫn với bất cứ loại cỏ nào nên khi trang trí trong nhà sẽ tạo thêm một loại “Nước hoa” đặc biệt.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên
Nét độc đáo từ những vật dụng bình dị gần gũi

Có một cái gì đó thật bình dị, dân dã mà vẫn rất hiện đại toát lên từ chính những cây cỏ hoang dại ấy. Hiện nay, người làng nghề còn sử dụng kết hợp nhiều loại nguyên liệu mới tạo điểm nhấn, màu sắc cho sản phẩm. Tuy nhiên, thì nguyên liệu từ thiên nhiên như cỏ tế, dây rừng, bèo tây… vẫn là chủ đạo.

Bằng sự tìm tòi sáng tạo, những người thợ ở Phú Túc giờ đây đã biết kết hợp cỏ tế với các nguyên liệu khác như cói, bẹ ngô, mây, tre... để tạo ra hàng trăm mẫu mã sản phẩm khác nhau. Những sản phẩm độc đáo này không chỉ đáp ứng nhu cầu thân thiện với thiên nhiên mà còn có tính thẩm mỹ rất cao được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Làng nghề cỏ tế Phú Túc - Phú Xuyên

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !