Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm

Đến với vùng đất Ninh Thuận đầy nắng và gió du khách không chỉ biết đến nơi đây nổi tiếng với nhiều danh thắng cùng những bãi biển trong xanh, bãi cát trắng mịn mà còn biết đến với nghề gốm truyền thống làm bằng tay của người dân tộc Chăm vô cùng độc đáo.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm

Làng gốm Chăm Bàu Trúc là làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm đã có từ rất lâu đời. Cái tên Bầu Trúc có tên gốc Chăm là Paley Hamu Trok, theo truyền miệng vị tổ của nghề gốm là Pô Klông Chang đã truyền lại nghề cho thiếu nữ Chăm hàng trăm năm trước. Từ đó đến nay đồng bào Chăm vẫn luôn cần mẫn để duy trì và gìn giữ tinh hoa độc đáo của một làng nghề cổ xưa bằng tất cả tâm hồn và sự sáng tạo của mình.

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những địa điểm du lịch ở Ninh Thuận hấp dẫn, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp và kỹ thuật nung nấu đặc biệt, đỉnh cao, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Bàu Trúc cũng là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến tận bây giờ, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm

Làng gốm Chăm Bàu Trúc – Tinh hoa nghệ thuật của người Chăm

Trải qua 800 năm hình thành và phát triển từ thời vua Poklong Garai, khi ông chính thức cai quản xứ Panduranga (Phan Rang) vào cuối thế kỷ XII. Gốm Bàu Trúc đã thể hiện giá trị dân tộc cốt lõi không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần. Đó là lý do vì sao mà gốm Bàu Trúc được xem là một bảo tàng sống chân thực của Ninh Thuận.

Đất sét làm gốm ở làng Bàu Trúc là quà tặng vô giá của thiên nhiên, người ta lấy đất sét ở cánh đồng Hamu Trok. Theo như những người lớn tuổi ở làng từ lúc họ theo bà theo mẹ làm gốm chưa bao giờ đất ở cánh đồng Hamu Trok vơi đi. Giống như sự ưu ái của mẹ thiên nhiên và các vị thần ban tặng cho con người nơi đây, đất sét ở đây rất nhuyễn mịn dẻo nên người ta không thê dùng bằng xoay để xoay đất mà phải dùng người xoay nghĩa là để nặn lên một chiếc bình gốm phụ nữ Chăm phải dùng đôi chân mình đi xung quanh bệ đỡ di chuyển trong khi bàn tay khéo léo nhào nặn nên hình hài của gốm.

TVC giới thiệu Làng gốm Bàu Trúc - Ninh Thuận

Gốm Bàu Trúc không nung bằng lò mà thường chất sản phẩm thành từng đống lọ thiên ở những bãi đất trống trong làng, sau đó ủ rơm rạ củi và đốt lửa để nung. Gốm Bàu Trúc chỉ có màu nâu đỏ đồng nhất do phun hoặc ngâm nước chiết xuất từ vỏ cây sau khi nung, dù không quá nhiều màu sắc cầu kỳ cũng không được tô vẽ, không dùng men nhưng gốm Bàu Trúc đã mang một nét đẹp rất riêng.

Đẹp bởi hình dáng sản phẩm, bởi sự mộc mạc, tỉ mỉ, cẩn thận của người phụ nữ Chăm đã thổi hồn mình vào gốm. Mặc dù không có khuôn mẫu khi tạo hình sản phẩm nên nghệ nhân thỏa sức sáng tạo cho ra đời những sản phẩm phong phú thổi vào đó cái hồn và những tâm tư của phụ nữ Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Nhãn

Những nét văn hóa đặc trưng của người Chăm đều được đưa vào gốm, bởi vậy sản phẩm gốm Bàu Trúc không bao giờ giống nhau là điểm đặc sắc, độc đáo mang đậm dấu ấn của người Chăm mà các làng gốm khác không có được.

Lịch sử ra đời và hình thành làng gốm Chăm Bàu Trúc

Cho đến ngày nay, người Chăm tại làng gốm Bàu Trúc vẫn tự nhận mình là con cháu của Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Giarai (1151 – 1205). Họ kể rằng, chính ngài là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những vậy, vợ chồng PôKlông Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Gốm làng Bàu Trúc

Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, theo biến cố lịch sử, tên gọi Paley Hamu Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Tên gọi này chính thức trở thành một bộ phận trực thuộc nhiều hành chính khác nhau, có lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn.

Năm 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang. Thời Mỹ – Ngụy (1954 – 1975). Bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Nét văn hóa đặc trưng của người Chăm đều được đưa vào gốm

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964 (Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây. Vì thế, họ đã di dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ). Từ đây, tên gọi Bàu Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng của người Chăm tại đồng bằng.

Sau khi thống nhất đất nước (1975) theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành một tỉnh Thuận Hải thì Bàu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng lại thuộc một huyện khác – huyện An Sơn.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Những nghệ nhân làm thủ công rất tỉ mỉ

Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến nay, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận được đổi thành “Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

Dựa theo quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Bàu Trúc, ta dễ dàng thấy được sự thay đổi đa dạng và phức tạp như bao làng Chăm khác ở Ninh thuận. Tuy nhiên, điều đặc biệt là họ còn lưu giữ rõ nét trong tục cúng tế tổ tiên dòng núi (Atâu Cơk) và dòng biển (Atâu Tathik). Với điều này, đã nói lên sự liên quan đến người Chăm tại xứ Panduragan – Champa cổ xưa từng định cư ở đồng bằng làm lúa nước.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Gốm Bàu Trúc của người Chăm tại Phan Rang – Ninh Thuận

Nét độc đáo trong nghệ thuật làm gốm của làng gốm Bàu Trúc

Khác với nghệ thuật làm gốm của người Việt từ Bắc vào Nam về cách làm gốm cũng như trang trí. Gốm Bàu Trúc của người Chăm tại Phan Rang – Ninh Thuận không dùng bàn xoay để tạo hình mà hoàn toàn dùng đến bàn tay khéo léo của mình để nuông nắng lên những hình hài mượt mà nhất.

Nét độc đáo này thể hiện cho một điều tinh tế, kỹ lưỡng và chịu khó người người phụ nữ Chăm truyền thống. Bên cạnh đó, là thể hiện cho một nghệ thuật tuyệt hảo trên từng đường xoay, chải vuốt.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Kỹ thuật nung gốm của người Chăm

Bên cạnh cách làm thủ công, truyền thống của người làm gốm, vật liệu là thứ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo tác nên sản phẩm. Để chọn nguyên liệu làm gốm tốt, đất sét phải được lấy từ bờ sông Quao sau đó đem về đó đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Lượng cát được sử dụng để trộn với đất sét phải tùy thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Vì vậy, gốm Bàu Trúc hoàn toàn khác biệt so với những loại gốm khác mà ta vẫn thường thấy.

Khác vớ cách làm tạo hình trên một cục đất lớn sau khi được nhào nhuyễn. Gốm Bàu Trúc là quá trình vừa nặn hình vừa chỉnh nán để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “Vòng quơ” chải quanh thân gốm. Tiếp theo, là dùng “vải cuộn” thấm nước quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm để tạo nên một sản phẩm đặc sắc nhất.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Nhiều mẫu mã gốm được tạo ra từ các bàn tay lành nghề

Gốm sau khi làm xong là bắt đầu trang trí hoa văn. Đa phần, gốm Bàu Trúc đều có hoa văn đều thể hiện về sông nước, chấm vỏ sò, thực vật hay những hình ảnh thể hiện về tự nhiên, đất trời. Đặc biệt, nét đặc sắc trong tạo hoa văn trên gốm hay còn có cả móng tay và hình ảnh của những vị thần tạo nên ánh nhìn mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng.

Gốm sau khi được chế tác xong, việc nung gốm sẽ được áp dụng theo quy trình nung truyền thống ở nhiệt độ khoảng từ 5.000 độ C – 6.000 độ C trong vòng 6 giờ. Sự khác biệt ở đây với các sản phẩm gốm khác là họ không nung trong là mà nung lộ thiên (ngoài trời) để lấy khí oxy tuyệt đối.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Sản phẩm gốm sau khi được tạo hình từ những bàn tay nghệ nhân tài hoa làng Bàu Trúc

Sau khoảng thời gian nung 6 tiếng, gốm được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ nữa. Bằng những yếu tố này, mà gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu rất đẹp mắt. Đây chính là lí do vì sao mà khi quan xác sản phẩm gốm Bàu Trúc ta có thể thấy rõ vẻ lung linh của nền văn hóa Chămpa cổ xưa.

Đáng nói hơn, mỗi sản phẩm làm ra đều có nét riêng không trùng lẫn vớ sản phẩm nào dù nung chung một ngọn lửa. Đây chính là yếu tố quan trọng để nghề làm gốm của người Chăm nổi tiếng, vang xa.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Nét độc đáo trong nghệ thuật tạo ra gốm tại làng Bàu Trúc

Nét tâm linh, tín ngưỡng đối với tổ nghề của người Chăm Bàu Trúc

Khác với những ngành nghề của người Việt tại Ninh Thuận trong tín ngưỡng tạ ơn tổ nghề. Nghề gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc có một sự tôn thờ, nhớ ơn sâu sắc với người đã tạo ra nó. Điều này thể hiện qua lễ nghi, nguyên tắc trong từng phần của việc tổ chức một ngày trọng đại.

Giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 hàng năm (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch).

Trước khi bắt đầu buổi lễ, các vị chức sắc và đông đảo người dân làng Bàu Trúc tập trung tại nhà làng thực hiện nghi thức rước y trang tổ nghề gốm. Lễ rước y trang do vị thủ đền Pôklong Chanh dẫn đầu với đội nhạc lễ và đội vũ công truyền thống.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Đến khám phá làng gốm Bàu Trúc, bạn còn có thể được theo dõi các nghệ nhân làm gốm với đôi tay và nghệ thuật điêu luyện

Lễ rước di chuyển từ khu dân cư đến đền thờ Pôklong Chanh cách làng khoảng 2km về hướng Tây- Bắc. Thực hiện nghi lễ giỗ tổ sẽ do thầy kò ke, bà bóng, ông thủ đền thực hiện trước sự chứng kiến của các vị chức sắc Bàlamôn.

Sau nghi thức cúng mở cửa đền, thầy kò ke vừa đàn kanhi vừa hát ngợi ca công đức tổ nghề Pôklong Chanh và cầu mong ông phù hộ cho dân làng một năm mới bình an, may mắn, thịnh vượng. Kế đến, dân làng bày vật phẩm cúng tổ cầu mong nghề gốm truyền thống ngày càng phát triển, thành đạt.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Gốm Bàu Trúc thu hút du khách

Với những nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo gốm, kèm theo đó là tín ngưỡng thờ cúng ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghệ thuật chế tác gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng cho đồng bào Chăm nơi đây, yếu tố này càng làm người dân phấn khích để họ thi đua làm ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Gốm Bàu Trúc ở đâu?

Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam gần đường quốc lộ 1A, nơi những người phụ nữ Chăm ngày ngày thổi hồn vào từng mảnh gốm khiến nó trở nên tinh xảo sắc nét. Nơi đây tự hào là một làng gốm cổ nhất Đông Nam Á.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Làng nghề gốm Bầu Trúc

Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển hơn 7 thế kỷ từ khi ông bà PôKlông Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa. Chính vì thế mà làng đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Bản đồ di chuyển đến làng gốm Chăm Bàu Trúc

Đến tham quan làng gốm Bàu Trúc các bạn còn được theo dõi các nghệ nhân nắn, tạo hình gốm với những đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện cùng những thao tác kỹ thuật vô cùng đẹp mắt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể được trải nghiệm tự tay làm cho mình những chiếc bình hay cốc gốm, vẽ hoa văn và nung lửa như một nghệ nhân gốm thực sự.  Những sản phẩm gốm đáng yêu do chính tay mình làm chính là đặc sản Bàu Trúc làm quà ý nghĩa nhất cho người thân và bạn bè.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Gốm Bàu Trúc có màu vàng đỏ, đỏ hồng, vệt nâu đặc trưng

Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện không chỉ là một mặt hàng truyền thống mà còn vươn ra các thị trường quốc tế. Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện nay được trưng bày ở một số phòng trưng bày và quầy bán ở Mỹ, California, Texas thu hút khách đến xem và mua hàng bởi nét hoa văn tinh tế, độc đáo.

Hiện nay các công ty du lịch thường xuyên đưa khách du lịch tham quan về làng gốm giàu truyền thống này. Tại đây du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm yêu thích và trải nghiệm thêm về làng cổ này.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Những màu sắc gốm không trùng lẫn dù nung chung một ngọn lửa

Những năm gần đây kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhiều làng nghề gốm trong nước, nhưng ở làng Bàu Trúc đa số các gia đình người Chăm vẫn còn làm nghề và là nguồn thu nhập chính của gia đình. Đồng thời truyền nghề lại cho lớp con cháu giữ gìn.

Ngày xưa các sản phẩm gốm Bàu Trúc làm ra chủ yếu phục vụ cho đời sống tinh thần tôn giáo của người Chăm như các vật dụng dùng trong các đám tang, đám cưới, vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như nồi niêu... Ngày nay người dân đã hướng đến làm gốm mỹ nghệ có sự cách điệu phù hợp với thị hiếu của người sử dụng.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Những sản phẩm gốm luôn chất chứa cái hồn riêng của nó

Từ hình mẫu đến vật trang trí các sản phẩm đều làm vật trưng bày trong nhà ở, khách sạn, Resort cao cấp như lọ hoa, bình nước, đèn ngủ... các hình tượng Champa trở thành những sản phẩm nổi tiếng được tiêu thụ trong nước và quốc tế, đồng thời là sản phẩm lưu niệm cho du khách tham quan.

Một trải nghiệm ấn tượng đáng nhớ khó quên khi du khách đến với làng gốm Bàu Trúc mang đậm nét văn hóa Chăm, không lẫn với gốm nơi khác. Để tìm hiểu nghệ thuật làm gốm nổi tiếng với sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung độc đáo cổ nhất của vùng Đông Nam Á ở tỉnh Ninh Thuận.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm
Trải nghiệm tự tay làm những món đồ gốm đơn giản như cốc, bình gốm… và mang về làm quà

Với những đôi tay tài hoa thì những nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc đã tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo và mang vẻ đẹp huyền bí của gốm Chăm. Cái đẹp của làng gốm Bàu Trúc không chỉ đến từ tính lịch sử của một làng gốm cổ xưa mà còn đến từ những tinh hoa kỹ thuật làm và nung rất độc đáo.

Đây được xem là bảo tàng làm gốm nghệ thuật truyền thống nơi lưu giữ hồn tinh hoa văn hóa của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận. Nếu bạn đến Ninh Thuận nắng gió đừng quên dành thời gian ghé thăm làng gốm Bàu Trúc để được trải nghiệm và thử làm nên sản phẩm gốm độc đáo của dân tộc Chăm nhé!

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật Chăm

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !