Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn

Mỗi vùng đất mỗi gia đình đều có cách thờ cách bài trí vật dụng trên bàn thờ khác nhau như lư hương, ấm tách, chén, bát, đèn, nến, đặc biệt trong số đó chiếc lư đồng được xem là một vật không thể thiếu, nó vừa là vật dụng để cắm những nét hương vừa là điểm nhấn quan trọng để thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với gia đình tổ tiên.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Làng nghề đúc đồng An Hội

Dọc theo mảnh đất hình chữ S, tới đâu ta cũng có thể tìm thấy những làng nghề đúc đồng nổi tiếng nhưng theo thời gian thì những làng nghề này thưa dần và có nơi mất hẳn. Tuy nhiên, hiện nay giữa lòng TP.HCM năng động, nhộn nhịp mặc cho bao thế sự thăng trầm suốt gần 200 năm ở đường Nguyễn Duy Cung, quận Gò Vấp vẫn còn tồn tại một làng nghề đúc đồng truyền thống làng An Hội như một minh chứng của quá khứ, của lịch sử về một vùng đất.

TP.HCM nơi mà chúng ta luôn thấy năng động và hối hả vần còn tồn tại một làng nghề hàng trăm năm, có lẽ không còn nhiều người biết và nhớ đến làng nghề lư đồng An Hội vang bóng 1 thời khắp xứ An Kỳ Lục tỉnh. Thửa ấy cả làng có đến hơn 50 hộ làm nghề đức đồng truyền thống với không khí nhộn nhịp tấp nập người mua kẻ bán, vậy mà qua thời gian và biết bao thăng trầm của cuộc sống nghề cũng mai một đi nhiều, đến nay làng nghề An Hội chỉ còn vài hộ quyết tâm bám trụ với nghề.

Từ làng lư đồng An Hội, Gò Vấp, hàng ngàn bộ lư đồng đã theo chân thương buôn ngược ra miền Bắc, miền Trung, xuôi về khắp Nam Kỳ Lục tỉnh, có lúc sang tận các nước: Lào, Campuchia, Myanmar... Thế nhưng hiện giờ, thị trường chuyển biến mạnh mẽ và tốc độ đô thị hóa khá nhanh đã khiến làng nghề lư đồng nổi tiếng một thời đang dần mai một, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ.

Câu chuyện về những chiếc lư đồng An Hội vẫn đang được viết tiếp ngày đêm bằng niềm đam mê và lòng yêu nghề không bao giờ tắt của những người dân nơi đây.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn

Trăm năm danh tiếng…

Đúc đồng là một trong những làng nghề thủ công truyền thống, hình thành sớm nhất ở Sài Gòn xưa, theo các sử liệu khoảng đầu thế kỷ 18 ở Sài Gòn đã hình thành nên những khu vực với những sản phẩm khác nhau được làm từ đồng, khu vực ra đời sớm nhất là địa bàn chợ Quán nay thuộc quận 5, sau đó là quận 6, quận Gò Vấp.

Sản phẩm của nghề đúc đồng ở Sài Gòn xưa rất đa dạng từ đồ gia dụng cho tới đồ thờ cúng như nồi, mâm, lư, chân đèn, bình bông, tượng phật... Dần dần nhiều sản phẩm đồng không còn được ưa chuộng lần lượt mất đi theo làng nghề.

Làng đúc lư đồng An Hội (phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM) xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo những thăng trầm của TP.HCM. Thị trường chuyển biến mạnh mẽ cùng với quá trình đô thị hóa quá nhanh đã khiến nhiều làng nghề truyền thống mai một, có nguy cơ bị xóa sổ.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Để đúc ra được sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn với thành sản phẩm

Tuy nhiên, mặc cho sự thăng trầm phát triển của xã hội, những nghệ nhân làng nghề An Hội vẫn giữ được nét truyền thống riêng cho mình. Đến nay, làng nghề vẫn còn một số xưởng nhỏ và một vài hộ gia đình bám trụ theo nghề.

Tìm đến làng lư đồng An Hội vào những ngày cuối năm, chúng tôi có cơ hội gặp gỡ ông Trần Văn Thắng (71 tuổi), người có thâm niên gần 50 năm trong nghề đúc lư đồng. Tại đây, chúng tôi được nghe ông kể về chặng đường thịnh, suy của nghề. Theo ông Thắng, nghề đúc đồng xuất hiện ở TP.HCM đã trên 200 năm nay, xưa sôi động nhất là các lò ở Chợ Quán, Phú Lâm, người Gò Vấp xưa có nghề trồng hoa kiểng nổi tiếng nhưng dòng họ Trần thì lại không có người theo nghề này.

Những sản phẩm làm ra có mặt khắp Nam Kỳ Lục tỉnh, thậm chí xuất sang cả nước láng giềng như: Campuchia, Lào, Myanmar... Và nghệ nhân khai sáng nghề đúc lư đồng tại An Hội là ông Trần Văn Kỉnh (hay còn gọi là ông Năm Kỉnh).

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Công đoạn làm khuôn

Muốn làm nghề, phải có tâm

Nghề làm lư đồng khá vất vả bởi phải qua nhiều công đoạn, tất cả lại làm thủ công nên đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn phải kiên trì, khéo léo và tỉ mỉ. Mỗi thợ thường chỉ đảm nhiệm một công đoạn.

Để tạo ra 1 bộ lư đồng hoàn chỉnh, các nghệ nhân ở đây phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Người thợ bắt đầu từ việc làm khuôn và nung khuôn để khuôn cứng cáp. Tiếp đến là giai đoạn nấu đồng tan chảy để đổ vào khuôn và làm nguội để lấy sản phẩm.

Công đoạn cuối cùng là quan trọng nhất, những nghệ nhân tại đây bằng bàn tay điêu luyện của mình sẽ hàn và chạm thêm họa tiết cho những lư đồng và đánh bóng sản phẩm để cho ra 1 bộ lư hoàn chỉnh. Với nhiều công phu nên mỗi bộ lư cần khoảng thời gian 20 ngày mới hoàn chỉnh.

Một trong những khó khăn rất lớn với những nghệ nhân làng nghề là những năm gần đây, thị trường lư đồng có sự góp mặt của lư đồng được sản xuất theo mô hình công nghiệp. Điều này khiến những lư đồng được sản xuất thủ công ngày càng ít được ưa chuộng trên thị trường.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Công đoạn chạm khắc điêu luyện

Giữ lửa nghề đúc đồng làng An Hội

Suốt trong chiều dài phát triển của lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam không bao giờ thiếu vắng những trung tâm đúc đồng nổi tiếng, riêng ở Sài Gòn cũng đã sớm hình thành nên những làng, những khu vực dân cư theo nghề đúc đồng. Bắt đầu từ các phường thợ đúc đồng nổi tiếng ở chợ lớn, sau đó lan dần sang các khu vực khác ở thành phố, trong đó có làng nghề An Hội đúc lư đẹp có tiếng ở Sài Gòn. Xưa kia vào giai đoạn thịnh vượng lư đồng đúc ở An Hội được bán khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện...

Bởi thế các cơ sở đúc đồng ở làng An Hội còn lại đến ngày hôm nay hầu hết hình thành từ rất lâu năm. Người thợ đúc đồng đòi hỏi phải lành nghề ở tất cả các khâu bắt đầu là khâu tạo mẫu, tạo khuôn, người thợ sẽ nhồi đất làm khuôn theo tỷ lệ nhất định bao gồm 2 loại đất khác nhau, loại đất này thường được đặt mua ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng đem về cán nhuyễn sàng lọc thành bột trộn với tro trấu giã nhuyễn đó là lớp đất thứ nhất. Còn lớp thứ 2 gọi là lớp áo làm từ đất sét tốt không lẫn cát trộn với vỏ trấu, người thợ trộn đất thật đều tay thì khuôn mới đạt yêu cầu không bị nứt vỡ trong quá trình nung.

TVC giới thiệu làng nghề đúc đồng An Hội

Lần lượt người thợ sẽ trát lần lượt 2 lớp đất này vào khuôn thạch cao để định hình cho chiếc lư đồng, khuôn này gọi là khuôn ruột cần nhất trong quá trình này là thật dẻo tay để trát đất cho thật đều thật mịn, người thợ lành nghề là phải cảm nhận được độ mềm mịn của đất trong lòng bàn tay mình. Vì thế việc làm khuôn chỉ dành riềng cho những người thợ lâu năm.

Khi đất trong khuôn thạch cao đã khô người thợ tách ra để bắt đầu chuyển qua công đoạn đắp sáp, đúc khuôn sáp không qua mất thời gian như khuôn đất nhưng đòi hỏi người thợ phải thật tỷ mỉ, lớp sáp này khi khuôn đất được nung lên sẽ chảy ra tạo nên một khoảng trống giữa 2 lớp đất. Đó chính là chỗ để đồng đã được nấu chảy len lỏi vào, bởi thế khuôn sáp tạo dáng thế nào thì bộ lư đồng sau khi nung sẽ có hình dạng như thế ấy. Bằng vật liệu sáp ong trộn với sáp đèn cầy được người thợ đắp kín vào khuôn đất, sau đó họ có thể dùng dao để tạo một số đường nét trang trí cơ bản của chiếc lư đồng.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Kỹ thuật khéo léo lành nghề

Ở công đoạn này các bộ phận như chân lư hay tai lư sẽ được nạm gắn vào thân lư. Có thể nói nghề đúc đồng thủ công là một nghề phải vận dụng cả kỹ thuật lẫn mắt mỹ thuật và đôi tay khéo léo của một nhà tạo dáng công nghiệp.

Công đoạn thứ 3 là bao bọc 2 lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài khuôn sáp, sau khi lớp đất ngoài cùng của khuôn đã khô, khuôn lư đồng sẽ được xếp vào lò nung. Công việc nung và đổ khuôn thường chỉ được tiến hành nửa tháng 1 lần, bởi thế nên mỗi lần một lò sản xuất nung một trăm bộ lư trở lên bao gồm cả thân lư, nắp lư và các chi tiết trang trí như đầu lân, trái đào...

Trải qua mấy trăm năm tồn tại nhưng cách thức nung khuôn ở đây vẫn giữ nguyên như vậy, từ lò nung, cách xếp khuôn đất, củi dùng để nung... Nửa đêm về sáng khi người người đã ngủ say giấc những người thợ đúc lư phải thức dậy cần mẫn pha chế và nấu đồng. Khi khuôn được nung nóng lên, sáp chảy ra hết cũng là lúc người thợ múc đồng ra đổ vào khuôn, đây là công đoạn đòi hỏi sự tập trung cao độ, bởi nếu đúc hư không giống khuôn mẫu thì phải bỏ vừa tốn thời gian, công sức và cả tiền của của tất cả các công đoạn trước đó.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn

Bởi thế khâu này đòi hỏi thợ giỏi nhiều kinh nghiệm vì phải canh thời gian rất kỹ phối hợp ăn ý giữa thợ móc khuôn từ hầm nung và múc đồng từ chảo đổ vào khuôn. Cuối cùng sau khi đồng đã nguộn người thợ đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguộn, gồm các công đoạn mài dũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng. Những người thợ chạm khắc đồng phải có bàn tay và con mắt của một thợ kim hoàng. Điều quan trọng nhất là làm sao phải thổi được hồn cho mỗi sản phẩm, bởi đây là những vật thờ cúng mang ý nghĩa linh thiêng.

Đối với những người con Sài Gòn xưa lư đồng An Hội, ngoài những ý nghĩa thờ cúng linh thiêng còn là một vật kỷ niệm của cha ông để lại cho con cháu. Có lẽ chính nhờ những ký ức giản dị, gần gũi, thân thương ấy mà tên tuổi của làng nghề đúc đồng thủ công An Hội vẫn còn tồn tại trong lòng người Sài Gòn.

Câu chuyện về một làng nghề làm lư đồng có nguồn gốc từ cách đây hơn trăm năm vẫn được viết tiếp trong lòng đô thị sôi động ngày hôm nay, bởi niềm đam mê và lòng yêu nghề không bao giờ tắt của những nghệ nhân làng An Hội.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn
Lư đồng An Hội được làm ra rất đẹp và tinh xảo

Lư đồng An Hội được làm ra rất đẹp và tinh xảo cả về đường nét lẫn ý nghĩa ẩn chứa bên trong nó. Để có được một chiếc lư đồng đặt trên bàn thờ tổ tiên đầy tôn nghiêm như vậy không hề đơn giản, những người thợ đã phải làm việc vất vả ngày đêm và hơn thế là sự tâm huyết hết lòng với nghề. Làng nghề đúc đồng An Hội vẫn còn tồn tại đến ngày nay là vì người dân Việt Nam chúng ta luôn luôn kính trọng ông bà, tổ tiên.

Những làng nghề truyền thống không chỉ cho thấy mối quan hệ giữa nghề với nghiệp mà còn phản ánh các tập tục tín ngưỡng của dân tộc. Điều đó luôn thôi thúc những nghệ nhân nói riêng và mỗi người chúng ta nói chung trăn trở suy nghĩ phải làm sao để giữ gìn và phát huy những giá trị cao quý ấy.

Làng đúc đồng An Hội - Lưu giữ những tinh hoa văn hóa giữa Sài Gòn

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !