CẨM NANG DU LỊCH
Cây đa 13 gốc, Hải Phòng – Cây đa lớn nhất Việt Nam
Cây đa cổ thụ là hình ảnh quen thuộc ở nhiều làng quê Việt Nam, đối với người dân Việt Nam sẽ thấy rất đỗi thân quen với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình. Nhưng có lẽ cây đa có tán lá rộng như cây bàng, có tới 13 gốc thì không ở đâu có được ở xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng vẫn gọi là “Di sản thiên nhiên có một không hai”.
Cây đa 13 gốc nổi tiếng với người dân Hải Phòng từ nhiều năm nay, cây đa ngự trị ở vị trí xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Theo lời kể của các cụ cao niên từ khi còn nhỏ cây đã này đã có 13 gốc, ngay thời những năm kháng chiến chống Pháp các cụ cao tuổi cũng không biết chính xác tuổi của cây. Sau này một số nhà khoa học đến thăm đã đo đạc đánh giá cây có thể gần 1000 tuổi.
Cây đa 13 gốc cao khoảng 10m với hàng chục cành lớn tạo thành tán rộng, có đường kính khoảng 40m, cây có 13 gốc lớn gồm 1 gốc chính và 12 gốc phụ. Gốc chính có chu 8,2m 12 gốc còn lại mọc quanh gốc chính với chu vi từ 2-5m, tổng chu vi của 13 gốc là trên 30m. Các gốc được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1m đan xen nhau.
Cây đa Tía - 13 gốc là một địa chỉ tham quan du lịch độc đáo của du khách thập phương khi đến thăm nội thành Hải Phòng, sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây đa 13 gốc nhé!
Tìm hiểu về cây đa 13 gốc
Theo truyền thuyết trong trận đánh quân Nam Hán xâm lược Hai Bà Trưng cưỡi voi đi ngang qua thấy cây đa xanh tốt, rợp bóng nên dừng chân bên gốc đa để nghỉ ngơi. Voi của Hai Bà đã dùng vòi bẻ ngọn đa để ăn, từ đó cây chỉ phát triển được chiều ngang hạn chế về chiều cao do mất ngọn vì vậy ngày nay cây đa có chiều cao khiêm tốn chỉ cao gần 10m, nhưng tán rộng mấy trăm m2.
Dưới gốc đa có một miếu thờ bên trong có một bia đá khắc chữ Hán Nôm, thao người dân địa phương miếu đã có từ lâu đời thờ Đức Thổ Vượng người có công giúp dân khai hoang lập ấp. Ngoài ra miếu còn là nơi thờ các quan, thần, cô, cậu và những vong hồn không nơi nương tựa.
TVC tìm hiểu về cây đa 13 gốc ở Hải Phòng
Không ít người cho rằng Bà Chúa Nam Phương đã về đây ngự trị nên tuần rằm ngày lễ, ngày Tết người dân thường đến đây thắp hương cầu khấn những điều tốt lành, may mắn tại đây. Ngày 6/6 âm lịch hàng năm cũng được coi là ngày tiệc Chúa Bà Nam Phương.
Cây đa với sức sống mãnh liệt
Cây đa 13 gốc nổi tiếng với người dân Hải Phòng từ nhiều năm nay, ngày trước xã Đằng Giang là nông thôn, người dân quanh năm gắn bó với ruộng vườn. Xóm Trại được đặt tên như thế vì khu đất này là người dân ra khai hoang xây nhà, lập trại. Qua quá trình đô thị hóa, Đằng Giang giờ đã lên phường và xóm Trại thưa thớt dân cư giờ đông đúc. Nhưng khi đến đây, người ta vẫn cảm nhận được cảm giác mát mẻ, yên bình của làng quê bởi hình ảnh cây đa ở ngay đầu làng.
Theo lời các cụ cao niên, từ khi còn nhỏ, cây đa này đã có 13 gốc, ngay thời những năm kháng chiến chống Pháp, các cụ cao tuổi cũng không biết chính xác tuổi của cây. Sau này, một số nhà khoa học đến thăm đã đo đạc, đánh giá cây có thể gần 1.000 tuổi.
Cụ Thiết gần 80 tuổi người có nhiều năm gắn bó với cây đa này kể, dưới gốc đa trước kia có một am nhỏ thờ thổ địa. Gần đây, ngày càng nhiều người đến lễ bái, nhất là ngày rằm, mùng một âm lịch, mỗi ngày có hàng nghìn người. Không chỉ có khách từ Hải Phòng mà còn từ Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nội... cũng về chiêm ngưỡng vẻ đẹp lạ lùng của cây đa. Tương truyền khi xưa Chúa năm phương cùng 2 cô hầu cận hay đi xe kéo lúc nửa đêm dạo quanh vùng đất Hải Phòng, cây đa 13 gốc là nơi chúa bà dừng chân cuối cùng. Người dân thấy sự linh thiêng nên dưới gốc đa nên lập 1 ngôi miếu nhỏ thờ Chúa Bà, quanh năm hương khói. Chân tượng Chúa trong miếu phủ áo trắng và tiệc Chúa ngày 16-6.
Cụ Phạm Thị Dịu người thường ra gốc đa quét dọn kể rằng, ngày xưa có một vị tướng quân trên đường đi đánh giặc dừng chân ở đây và buộc ngựa vào cây đa khiến ngọn cây bị gãy. Sau, tán cây mọc ra và cây đa có hình dáng như ngày nay. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, cây đa có tán lá rậm rạp, sum sê, từ xa nhìn lại cây đa trông giống như mâm xôi khổng lồ.
Đến nay, cây đa được UBND phường Đằng Giang đặc biệt quan tâm nên đã có nhiều biện pháp bảo vệ di sản thiên nhiên. Khu vực quanh cây đa được xây dựng lát sân sạch sẽ và đặt ghế đá như một khu tham quan thắng cảnh để người dân và khách thập phương ghé chân qua.
Những câu chuyện bí ẩn về cây đa 13 gốc
Người dân ở xóm Trại thường kể nhau rằng vào thời Pháp thuộc, phố Cầu Đất bây giờ còn được gọi là phố Cô Đầu, bởi có nhiều nhà hát cô đầu (còn được gọi là hát ả đào hay ca trù). Có một ca nương chẳng may yểu mệnh mất đúng vào giờ thiêng, nên rất linh thiêng. Có người thương cảm dựng đền thờ gần đó, sau do biến cố của lịch sử, đền cũ không còn.
Một hôm có người phu xe đứng chờ khách ở gần đền cũ vào lúc nửa đêm, bỗng thấy có người con gái mặc quần áo trắng gọi xe về khu vực xóm Trại. Khi người phu xe chở đến cây cầu nhỏ bắc qua mương gần cây đa 13 gốc, bỗng người con gái biến mất, trên xe chỉ còn lại tiền âm phủ. Người dân trong vùng tin rằng, người con gái kia hiển linh về cây đa 13 gốc để ngự.
Sau này, nhiều người dân còn đồn thổi những câu chuyện kinh hoàng hơn nhiều. Chị Nguyễn Thị Hè, quê ở Thái Bình làm thợ cắt tóc ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng ở trọ trong phường Đằng Giang hơn 5 năm nay. Chị Hè kể lại câu chuyện mà chính chị chứng kiến. Năm 2009, một người bạn cùng quê của chị Hè làm công nhân ở khu vực chợ Sắt, Hải Phòng. Người bạn đó cũng ở trọ tại phường Đằng Giang. Khi đi làm tan ca về khuya, cô gái đạp xe đi qua gốc đa thấy một bà già ngồi cạnh đó. Người con gái nghĩ rằng bà cụ nào đi lang thang về đó nghỉ chân. Trong giây phút cô gái còn bối rối vì thấy sợ sợ, bà cụ hỏi cô gái xin đi nhờ xe.
Cô gái mệt mỏi, bánh xe lại non hơi nên từ chối “Cháu không cho cụ đi đâu vì cháu mệt, xe cháu lại non hơi, chở bà cháu sợ làm ngã". Nói rồi cô gái đi xe về phía trước, trong lòng vẫn có chút gì đó day dứt vì không cho bà cụ đi nhờ. Nhưng lại thấy hai tay lạnh toát và tim đập loạn xạ.
Cô đi được một đoạn cách gốc đa vài trăm mét thì xuất hiện một đứa trẻ nhỏ khoảng 8 tuổi, người gầy đen. Cô gái thấy lạ vì hôm nay đi làm tăng ca về khuya mà sao gặp nhiều người đi chơi muộn. Nhìn đồng hồ trên tay đã gần 12g khuya mà vẫn còn trẻ con lang thang ở đường. Đứa trẻ gọi thất thanh trong đêm khuya vẳng lặng “Chị ơi cho em đi nhờ với”. Cô gái giật mình định từ chối nhưng nghĩ lại thương hại nên cho đứa trẻ ngồi lên xe đi nhờ. Đứa trẻ gầy vậy nhưng bánh xe nặng trĩu. Cô nghĩ có thể là do bánh xe non hơi.
Đi được một đoạn cô quay lại không thấy đứa trẻ đâu. Cô gái sợ phát khóc và đạp xe một mạch về nhà trọ cách đó 1km. Khi về đến nhà, người cô gái lạnh toát, gương mặt tái xanh, giọng nói run rẩy vì chưa hết sợ. Cả đêm, cô gái trùm chặt chăn trong khi thời tiết mua thu vào khoảng 280C. Đến hai ngày sau, cô gái đó nằm ốm li bì phải đi viện truyền nước. Đến BV, cô gái chỉ kịp kể cho mẹ mình nghe lại câu chuyện cô chở đứa trẻ kia và lại nằm vật ra không biết gì. Từ sau hôm đó, cô sống trong trạng thái lơ mơ.
Về sau, chị Hè kể bố mẹ đưa cô về quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nhưng cô gái đó tâm thần không ổn định. Nhìn thấy bất cứ đứa trẻ nào cô gái cũng khóc lóc van xin không lại gần. Bố mẹ cô bé đi xem thì thầy bói phán cô hợp tuổi với người âm nên bị người âm theo. Nhưng đến nay, họ vẫn chưa lý giải được người âm theo từ đâu và bệnh tình của cô gái như thế nào.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thắng Lợi - Chủ tịch UBND phường Đằng Giang quận Ngô Quyền cho biết, cây đa 13 gốc, thuộc xóm Trại của phường xưa kia có một am nhỏ thờ thần lập ra xóm. Hiện nay, phường đã gửi các hồ sơ để gửi lên các cấp xin Unesco công nhận cây đa 13 gốc là di sản thiên nhiên. Đến nay, phường đã lập cả một chương trình thúc đẩy du lịch từ cây đa 13 gốc, phường lập ban quản lý để chăm sóc cây đa.
Nói về những câu chuyện như bà Chúa năm phương, chuyện oan hồn cô nữ hát ả đào hay chuyện gặp người âm ở cây đa, ông Lợi khẳng định không có chuyện ấy. Mọi thứ đều là tương truyền và mọi người đồn thổi nhưng không ai biết đó là thật hay không và không được sách vở nào ghi lại.
Khám phá cây đa 13 gốc
Nằm ngay khu xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, cách trung tâm TP Hải Phòng chừng 5 km về phía Đông Nam, cây đa Tía - 13 gốc là một địa chỉ tham quan du lịch độc đáo của du khách thập phương khi đến thăm nội thành Hải Phòng.
Theo tính toán của chuyên gia Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, cây đa 13 gốc này đến nay đã 304 tuổi, bóng cây tỏa mát một vùng rộng lớn. Cây cao 17,6 m nhưng có tới hơn 30 cành to, nhỏ nằm ngang trải rộng trên một diện tích đường kính tới 52 m. Đỡ các cành cây là các rễ phụ trông như các cột chống. Cây có 12 rễ phụ lớn cùng với một gốc chính nên mới có tên gọi là cây đa 13 gốc.
Cây đa 13 gốc không chỉ là một cảnh đẹp độc đáo, lạ mắt mà còn đáp ứng cả nhu cầu hướng vọng tâm linh của khách đến tham quan. Đến đây, quý khách có thể thắp hương lên miếu thờ bên gốc cây để mong may mắn hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Cây đa 13 gốc là minh chứng sống chứng kiến bao đổi thay của vùng đất này trong quá trình đô thị hóa. Cây đã gắn bó, thân thuộc với người dân địa phương từ bao đời nay và đã trở thành biểu tượng tâm linh, mang may mắn đến cho mọi người. Ngày rằm, mồng một, dân làng thường ra miếu dưới gốc đa thắp hương, cầu mong may mắn.
Ngày nay, khi tấc đất, tấc vàng và những biến động của kinh tế thị trường, cây đa 13 gốc đã và sẽ chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa. Vì vậy, bảo tồn và giữ gìn cây đa cũng chính là bảo tồn những giá trị lịch sử văn hóa của địa phương. Ý thức được điều này, người dân xóm Trại và UBND phường Đằng Giang đã lập kế hoạch bảo tồn cụ thể: Lập kế hoạch chăm sóc cây, quy định về việc bảo đảm an ninh, trật tự, nghiêm cấm hoạt động mê tín, dị đoan dưới gốc đa. Ngay cổng vào di tích cây đa 13 gốc là tấm biển có nội dung Ban tổ chức khu di tích yêu cầu nhân dân địa phương gìn giữ, bảo vệ cảnh quan khu vực, bảo đảm môi trường sạch đẹp. Dưới gốc đa được đặt nhiều ghế đá để khách tham quan có thể nghỉ ngơi, hóng mát.
Từ lâu, cây đa 13 gốc trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong tour du lịch văn hóa tâm linh, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của một số người dân trong thành phố, đặc biệt vào dịp rằm, mồng 1, Tết… Đây là một trong số ít cây cổ thụ có giá trị văn hóa lịch sử còn sót lại.
Hiện nay, cây đang bị sâu bệnh tấn công, nếu không nhanh chóng có biện pháp bảo tồn thì cây đa Tía – 13 gốc cũng chung số phận như cây đa Tân Trào, cây đa Cổ Loa… Để bảo tồn và gìn giữ cây quý này, thời gian tới chính quyền địa phương tiếp tục siết chặt hơn các nội quy về bảo vệ cảnh quan môi trường khu vực, lập kế hoạch chăm sóc, giữ gìn sự tăng trưởng cho cây, chấn chỉnh hoạt động tâm linh để tránh sự thái quá vào mê tín, hủ tục… Đồng thời, UBND phường Đằng Giang đang làm hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN công nhận cây đa 13 gốc là cây di sản VN.
Làng quê Việt Nam có nhiều cây đa thuộc hàng cổ thụ nhưng đến nay có lẽ chỉ có cây đa nằm ở đầu một ngôi làng thuộc thành phố Hải Phòng là cây cổ thụ trổ được nhiều gốc nhất. Dường như bất kỳ vị khách thập phương nào đến nơi đây cũng đều phải trầm trồ trước sự hùng vĩ của cây đa khổng lồ 13 gốc. Những cái rễ lớn của cây đa rủ xuống ôm trọn lấy ngôi miếu cổ ở trong như một mái đình trời tự nhiên.
Chẳng hiểu do thổ nhưỡng hay do khí biển nơi đất cảng mà cây đa 13 gốc có sức sống vô cùng mãnh liệt. Nhiều cây đa cổ thụ nổi tiếng ở các vùng đất khác như cây đa Thổ Hà, cây đa Đình Bảng, cây đa ở thành Cổ Loa xưa đều đã bị bật gốc hoặc bom đạn chiến tranh tàn phá. Nhưng cây đa 13 gốc này trải qua hàng trăm năm mưa gió bão bùng, bom đạn khói lửa... vẫn hiên ngang đầy sức sống.
Không khí yên bình, tĩnh lặng nhuốm màu linh thiêng dường như luôn bao trùm cả không gian nơi đây. Những tán lá đa hàng trăm năm nay vẫn cứ tỏa bóng rợp mát trên cả khu đất rộng lớn. Những gốc đa khổng lồ tạo thành những cột lớn nằm vắt vẻo lưng chừng không khiến cả khu vực này nhuốm một màu yên bình, tĩnh lặng khó tả. Nếu bạn có dịp đến với Hải Phòng thì không nên bỏ lỡ nơi đây để được chiêm ngưỡng cây đa 13 gốc ở đây mà không có nơi nào có được!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !