Trong thói quen sinh hoạt của người Việt Nam, trà đã trở thành một vẻ đẹp văn hóa. Còn theo khoa học, trà không chỉ là loại nước giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà Ô Long là loại trà lên men một nửa, có hương vị thanh dịu, dễ uống. Không chỉ là loại nước giải khát, trà Ô Long còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giải tỏa stress, giúp giảm cân, giữ dáng, đẹp da…
Qua quá trình chế biến công phu, tinh tế như vậy, trong trà Ô Long giữ được gần 400 hoạt chất, được xếp làm 13 nhóm như chất đường, protein, tinh dầu, acid amin (có đến 17 acid amin), các sắc tố (caroten, xanthophin), các acid hữu cơ, các chất khoáng vô cơ (Fe, P, K, Ca, Zn, Mn, Fl…), các vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, PP, E…), các glucoside, các enzym và tanin (15-30%)…
Nhiều người thường dùng trà Ô Long Thúy Ngọc như một thói quen giải khát, nhưng ít ai biết rằng, trà Ô Long có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, lợi tiểu, an định tâm trí, làm cho tinh thần thư thái, da thịt mát mẻ, trừ mụn nhọt, giúp giảm chứng chóng mặt xây xẩm.
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, các polyphenols trong trà Ô Long có tác dụng chống oxy hoá (antioxydant) mạnh hơn vitamin C đến 100 lần, hơn vitamin E đến 25 lần.
Trọng Lượng: 100 gram được bảo quản trong bao hút chân không
Công dụng
Ngừa sâu răng: Trà Ô Long cũng như trà xanh bảo vệ răng khỏi axit tiết ra bởi các loại vi khuẩn nhất định trong miệng, ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám.
Ngừa loãng xương và giúp xương chắc khoẻ: Các bạn uống trà thường xuyên ít có khả năng bị giảm mật độ khoáng trong xương, giúp giữ lại các khoáng chất hữu ích trong thực phẩm. Lá trà còn cung cấp cho bạn canxi và magie.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Thường được gọi là đặc tính chống ung thư, trà Ô Long hỗ trợ bạn duy trì một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngăn ngừa tổn thương tế bào, protein chống vi khuẩn cao hơn ở những bạn hay uống trà.
Các bước pha trà Ô Long:
Bước 1: Chuẩn bị.
Bước 2: Tráng ấm chén với nước sôi để tiệc trùng đồng thời tránh giảm nhiệt độ nước khi pha.
Bước 3: Cho trà vào ấm, số lượng tùy theo khẩu vị, thông thường 05gr/500ml nước.
Bước 4: Tráng trà: Rót một ít nước sôi (chỉ ngập trà) rồi đổ ngay để trà không chát và loại bỏ những yếu tố có thể làm giảm hương vị hay nói cách khác là đánh thức lá trà, giúp mở nhanh và thoát hương hiệu quả.
Bước 5: Hãm trà: Đổ nước sôi đầy ấm và đậy nắp lại. Tiếp tục rót quanh ấm để hãm trà trong vòng 01-02 phút cho lần pha đầu tiên, thời gian hãm trà tăng dần cho những lần pha tiếp theo (trà oolong có thể dùng đến nước thứ 05).
Bước 6: Rót trà ra chén uống, nên dùng một phễu lọc để giữ lại xác trà, giúp cho chén trà được thuần khiết.
Bước 7: Rót trà ra chén quân để thưởng thức.
Lưu ý: Nên dùng nước lọc tinh khiết hoặc nước giếng có hàm lượng ion kim loại nặng thấp để pha trà, Chloroform trong nước máy hay các vi lượng trong nước khoáng sẽ làm mất hương vị.
Trà Ô Long - Loại trà chỉ lên men bán phần và sấy khô từ từ để không làm vỡ cấu trúc lá trà - Còn chứa OTPP (Ô Long Tea Polymerized Polyphenols) giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo.
TVC giới thiệu chè Tân Cương Xanh
OTPP trong trà Ô Long có tác dụng như thế nào?
Tác dụng của OTPP đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới. Năm 2001, các nhà khoa học của Mỹ và Nhật đã nghiên cứu tác dụng của trà Ô Long với OTPP trên 1 nhóm nam giới uống 300ml trà/lần và 5 lần/ngày (15g trà/ngày).
Chỉ sau 3 ngày liên tục, tần suất trao đổi chất cũng như khả năng giảm hấp thụ chất béo của những người tham gia thử nghiệm tăng cao đáng kể so với khi sử dụng nước thường hoặc trà loãng. Kết quả đăng trên tạp chí The Journal of Nutrition của Hội Khoa học dinh dưỡng Mỹ.
Về cơ chế hoạt động, chất béo khi vào trong dạ dày sẽ được phân giải và thẩm thấu vào mạch máu dưới sự tác động của men tiêu hóa Lipase. Với OTPP, quá trình này bị phá vỡ. OTPP giúp ngăn chặn khả năng phân giải chất béo của Lipase. Nhờ đó, chất béo bị hạn chế hấp thu vào cơ thể và mau chóng được đào thải ra ngoài.
Thêm đánh giá