Cây Hibiscus (còn gọi là cây Hồng Hoa), có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa Linn, tiếng Anh là Roselle. Cây này đã được trồng nhiều ở Cát Bà - Hải Phòng, miền Trung nước ta, có đặc tính không kén đất ưa đất đồi núi và có khí hậu nóng ẩm.
Trong trà Hibiscus có chứa chất giúp cơ thể gia tăng sản xuất amylase, một enzyme giúp phân hủy tinh bột đường, tránh tích calorie dư thừa trong cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, uống một tách trà Hibiscus sau bữa ăn sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate và hỗ trợ giảm cân.
Trà được nghiền nhỏ, đóng vào các túi lọc. Trà nhúng có màu đỏ và vị chua nguyên bản từ đài quả Hibiscus.
Trọng lượng: 20 túi lọc/hộp - 48 hộp/thùng (mỗi lần pha trà sử dụng một túi lọc)
Hương vị: Vị chua tự nhiên
Có thể thưởng thức cùng mật ong hoặc đường cỏ ngọt cho thêm vài lát gừng tươi.
Trà nhúng Hibiscus được sấy khô từ đài quả tươi Hibiscus. Cứ 25kg đài quả tươi Hibiscus thì làm được 1kg đài quả khô. Sau đó được nghiền nhỏ và đóng vào các túi lọc. Cũng giống như đài quả khô, trà nhúng giữ trọn vẹn hương vị và màu đỏ tự nhiên của đài quả tươi Hibiscus.
Không chỉ sử dụng để pha trà, trà nhúng Hibiscus còn được dùng như một nguyên liệu tuyệt vời để nấu ăn (tạo vị chua tự nhiên), hay làm bánh, làm kem (tạo màu đỏ tự nhiên tuyệt đẹp).
Mỗi đài quả Hibiscus đều được ươm trồng bằng tất cả sự nâng niu và chăm sóc của người nông dân. Khi cánh hoa mềm rụng xuống, từng đài quả được ngắt bằng tay và làm sạch trước khi đưa vào sản xuất.
Trà nhúng Hearty Hibiscus là sự lựa chọn lý tưởng dành cho gia đình bạn, có giá trị tuyệt vời cho sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Hibiscus có chứa hàm lượng flavonoid rất cao là chất giúp chống lão hóa, trẻ hóa cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Hibiscus còn giúp giảm giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chống đầy bụng, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giải khát và chống mệt mỏi.
Cây Hibiscus (Hibiscus Sabdariffa) thuộc họ dâm bụt, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Đông Nam Á nhưng hiện được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thực phẩm hoặc làm thuốc.
Phần của cây Atiso bảo vệ và nâng đỡ hoa được gọi là đài hoa. Người ta sử dụng đài hoa khô để chế biến thành trà Atiso đỏ.
Trà Hibiscus đỏ được phân loại là trà thảo dược. Trà thảo dược được làm từ nhiều loại thực vật, cây thuốc và gia vị khác nhau. Ở nhiều nước, trà thảo dược không được gọi là "trà" vì nó không được làm từ cây trà (Camellia sinensis).
Mặc dù không phổ biến như các loại trà đen và xanh, doanh thu từ trà thảo dược tiếp tục tăng, một phần do lợi ích sức khoẻ tiềm ẩn của chúng.
Tác dụng phụ và nguy cơ
Một tổng kết các nghiên cứu năm 2013 cho thấy chiết xuất Hibiscus ở liều rất cao có thể gây tổn thương gan. Báo cáo này cũng cho biết chiết xuất Hibiscus đỏ tương tác với hydrochlorothiazide (thuốc lợi tiểu) ở động vật và acetaminophen ở người.
Những người uống trà thảo dược nên báo cho bác sĩ biết, vì một số loại thảo dược có khả năng tương tác với thuốc.
Theo các nguồn thông tin khác, uống Hibiscus đỏ không an toàn cho những người đang dùng chloroquine, một loại thuốc sốt rét. Hibiscus có thể làm giảm tác dụng của thuốc trong cơ thể.
Những người bị bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp nên theo dõi mức đường máu và huyết áp khi dùng Hibiscus, vì nó nó có thể làm giảm đường trong máu hoặc huyết áp. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên uống trà Hibiscus đỏ.
Gây ảo giác: Một số người sẽ bị say hoặc thấy ảo giác khi uống trà nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Phản ứng dị ứng: Trà Hibiscus có thể gây một số phản ứng dị ứng như đỏ mắt, viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng.
Trà Hibiscus và bệnh tăng huyết áp: Nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Nutrition cho thấy, việc uống trà Hibiscus giúp giảm huyết áp ở những người có nguy cơ tăng huyết áp và những người có huyết áp hơi cao hơn so với bình thường.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Trong trà Hibiscus chứa rất nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại chứng cảm lạnh và nhiễm trùng.
TVC giới thiệu Hibiscus
Lưu ý khi sử dụng trà Hibiscus
Không nên uống quá 2 - 3 tách trà Hibiscus mỗi ngày, nếu uống quá nhiều có thể gây tổn thương cho gan.
Không uống trà Hibiscus khi đói, hạn chế uống trà Hibiscus vào buổi tối.
Trà Hibiscus có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị nên người bệnh cần xin ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Những người bị bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp nên theo dõi mức đường trong máu và huyết áp sau khi dùng trà Hibiscus.
Thêm đánh giá