Đối với người đang sống chung với ti.ể.u đường, việc duy trì đường huyết ổn định không chỉ giúp phòng ngừa các biến chứng do tăng đường huyết mà còn góp phần củng cố hệ miễn dịch, duy trì hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Dây thìa canh là một thảo dược quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian từ xa xưa. Ngày nay, các nghiên cứu đã cho thấy nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời của nó với sức khỏe. Vì thế đừng quên uống trà Dây thìa canh Pù Mát mỗi ngày để có thể yên tâm kiểm soát tốt đường huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng.
Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là một loại thân thảo thuộc chi Lõa ti (Gymnema), họ Apocynaceae. Cây thuốc dây thìa canh có vị đắng, tính hàn vào kinh phế, tỳ, thận. Khi ở dạng bột có màu xanh và mùi thơm nhẹ. Dây thìa canh phân bố nhiều nơi trên thế giới nhưng loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Tại Việt Nam, loại cây này được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình và Thanh Hoá. Hiện nay loài cây này được trồng và thu hoạch tại Nam Định và Thái Nguyên.
Chi tiết sản phẩm
- Thành phần: Dây thìa canh: 80%, Giảo cổ lam: 10%; Mướp đắng rừng: 10%
- Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh và tránh ánh nắng trực tiếp
Đối tượng dùng tốt nhất:
- Dùng cho người bị tiểu đường type 1 và type 2
- Người bị mỡ máu cao
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng thìa xúc cao ăn, ăn trực tiếp với nước ấm hoặc hòa tan trong nước nóng
- Dùng gói (típ) 3g trà hòa tan Dây thìa canh/lần uống vào 150 – 200 ml cốc nước nóng, khuấy đều và dùng ngay
- Ngày uống 2-3 lần, nên dùng sau khi ăn no 15 đến 20 phút
Dây thìa canh còn có tên khác là: Dây Muôi, Lừa Ty Rừng. Với tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult., Họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột… Chính nhờ hoạt chất này mà Dây thìa canh trở thành loại dược liệu quý và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Thành phần hoá học
- Hoạt chất chính của dây thìa canh có tác dụng giảm đường huyết, đó là GS4 thuộc nhóm Saponin triterpenoid, gồm tổ hợp nhiều Acid gymnemic.
- Dây thìa canh còn chứa Peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này làm lưỡi không hấp thu được đường glucose.
- Không chỉ vậy, cây còn chứa các thành phần khác như Flavonoid, Anthraquinone, Hentriacontane, Pentatriacontane, α và β - chlorophylls, Phytin, Resins, d - quercitol, Acid tartaric, Acid formic, Acid butyric, Lupeol,...
Các đối tượng nên dùng dây thìa canh
Không phải ai cũng phù hợp và có thể sử dụng dây thìa canh, chỉ một số đối tượng sau nên sử dụng dây thìa canh:
- Người đang bị mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
- Người bị cao huyết áp, tim mạch hoặc xơ vữa mạch máu.
- Người thừa cân, béo phì có ý định giảm cân.
- Người bị ngộ độc rắn, bị thương ngoài da,…
Và nếu các bạn thuộc một trong các đối tượng sau thì thận trọng khi sử dụng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dụng:
- Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với dây thìa canh thì không nên sử dụng.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú vì hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào về độ an toàn của thảo dược này cho đối tượng trên.
- Người đang bị đi ngoài phân lỏng không nên dùng do dây thìa canh có tính mát nên có thể làm tình trạng tiêu chảy của bạn nghiêm trọng hơn.
Dây thìa canh có tác dụng
Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Trong một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy dây thìa canh trị bệnh tiểu đường.
Phản ứng của dây thìa canh với cơ thể
Dây thìa canh là loại cây thân leo xuất hiện chủ yếu ở miền bắc nước ta và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo như những số liệu phân tích y khoa, khi sử dụng dây thìa canh cơ thể bạn sẽ bị hạn chế khả năng tiếp nhận đường từ ruột. Đồng thời tế bào tụy cũng được gia tăng khả năng phát triển nhờ việc làm tăng insulin của dây thìa canh.
Những kết luận này chỉ dừng lại là những nghiên cứu bước đầu, chưa phải là tất cả những công dụng loại thảo dược này mang lại cho y khoa. Đồng thời cũng không thể khẳng định chắc chắn loại cây này có độc tính nguy hại đến sức khỏe hay không. Chính vì thế bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định hay lời khuyên của bác sĩ.
Nên dùng dây thìa canh trị bệnh với liều lượng ra sao
Thông thường các loại thảo dược đều lành tính và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều lượng cho phép có thể gây nên tình trạng rối loạn hoặc mất cân bằng trao đổi chất của cơ thể. Chính vì thế, không riêng dây thìa canh mà tất cả thảo mộc đều nên được cân nhắc sử dụng cho phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Liều dùng thực tế của loại cây này cũng không được quy định chặt chẽ. Một số tài liệu có để cập đến lượng sử dụng dây thìa canh trên các trang thông tin. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe mỗi người khác nhau nên nếu tự ý dùng có thể dẫn đến tác dụng phụ hay tương tác không tốt đến sức khỏe của người bệnh.
Dây thìa canh trị bệnh gì?
Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên là ở Nam Trung nước Ấn. Tại đây một số ghi chép y học đã cho thấy công dụng chữa bệnh tiểu đường của loại thảo dược này được phát hiện từ lâu. Và dây thìa canh cũng được lưu lại trong sách y học cách đây 2000 năm với công dụng điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra dây thìa canh còn có thể điều trị bệnh gì khác ?
Dây thìa canh chữa tiểu đường
Đầu tiên phải kể đến công dụng là mất cảm giác vị ngọt và vị đắng của dây thìa canh. Đây là một phản ứng xảy ra khiến bạn không cảm nhận được 2 mùi vị đắng, ngọt. Đối với tiểu đường, giảm sử dụng thực phẩm có vị ngọt sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Cụ thể ở phân tích trong thí nghiệm cho thấy dây thìa canh sẽ tương tác với cơ thể và ngăn chặn quá trình cơ thể nhận đường từ ruột tiết ra. Đồng thời việc thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin hạn chế gia tăng cholesterol. Với 2 công dụng này đã cho thấy tính khả quan khi áp dụng dây thìa canh vào chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Mặc dù những phát hiện cũng y ghi chép y học cổ đại công nhận công dụng trị bệnh tiểu đường của dây thìa canh nhưng loại thảo mộc này vẫn chưa được cho phép hay sử dụng rộng rãi. Các số liệu phân tích mới chỉ có độ chính xác trong phòng thí nghiệm và làm trên động vật. Chính vì thế, công dụng thực tế khi áp dụng lên cơ thể người có thể sẽ khó đạt được những phân tích ban đầu khi làm thí nghiệm cho động vật.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên cơ thể người chỉ được làm ở quy mô nhỏ nhưng đã cho kết quả khả quan. Công dụng làm tăng insulin nhờ tái tạo các tế bào beta cũng đã đạt được ở một số nghiên cứu trên người. Tuy nhiên vì quy mô nghiên cứu là nhỏ nên hạn chế là khó tránh phải. Vì vậy, các công bố ở hiện tại vẫn còn e ngại khi đưa dây thìa canh vào làm thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Một số bệnh khác có thể điều trị bằng cách sử dụng dây thìa canh
Một vài bằng chứng khoa học ít ỏi đã đưa ra ý kiến rằng dây thìa canh có tác động đến cholesterol và trọng lượng cơ thể. Cụ thể là dưỡng chất trong cây này được nhận định sẽ giúp giảm cân đồng thời giảm hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên mức độ chính xác nhất mới chỉ dừng lại trên cơ thể động vật.
Các nghiên cứu thí nghiệm trên động vật đều cho thấy một điều là hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính giảm sau khi sử dụng. Theo phân tích thì dây thìa canh chiết xuất dạng viên nén có liều dùng dao động từ 200 - 600 mg là có thể mang lại hiệu quả. Đồng thời đây cũng là liều dùng tạm thời được chấp nhận an toàn cho sức khỏe người dùng.
Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có khả năng điều trị những vết thương đặc biệt là vết thương do rắn độc cắn. Hơn thế nữa các bệnh lý như viêm mạch máu, trĩ cũng có thể sử dụng loại thuốc này để kiểm soát tình trạng.
TVC giới thiệu Trà Dược Liệu Pù Mát
Một số lưu ý khí sử dụng
Trong quá trình sử dụng loại dược liệu này bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Mỗi ngày nên dùng khoảng 30 gram và không sử dụng quá 50 gram vì Dây thìa canh có tác dụng kích thích insulin ở tuyến tụy giúp hạ đường huyết, hạ huyết áp. Do đó, nếu sử dụng quá liều có thể gây hạ huyết áp quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, váng đầu chóng mặt.
- Không sử dụng vào lúc đói để tránh tình trạng hạ đường huyết.
- Không lạm dụng dây thìa canh để tránh các tác dụng không mong muốn.
- Người bệnh nên dùng dây thìa canh theo lời khuyên, tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ cũng như các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên mua dây thìa canh ở những địa điểm uy tín, đảm bảo chất lượng, xuất xứ.
- Không sử dụng nồi có chất liệu như: nhôm, gang, hoặc sắt để sắc thuốc dây thìa canh.
- Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay thay thế bằng bất kỳ thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Nếu gặp phải các tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, khó thở thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức.
Thêm đánh giá