Siro ho và cảm cúm Albavit Kids Cold & Flu
Sản phẩm Albavit Kids Cold & Flu được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ quả cơm cháy đen và hoa cây đoạn lá nhỏ an toàn cho bé giúp đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm ngay khi có dấu hiệu đầu tiên, nâng cao khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch.
Thông tin sản phẩm
Hình thức trình bày: Lọ 150ml
Thành phần: Sirô sorbitol, nước ép thiên nhiên 42% từ (dâu rừng 23%, aronia 11%, cà rốt đen), chiết xuất quả cơm cháy đen (sambucus nigra l.), chiết xuất hoa cây đoạn lá nhỏ (tilia cordata mill.)…
Công dụng
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
Đối tượng sử dụng: Dùng thích hợp cho trẻ khi thay đổi thời tiết hoặc trong thời kỳ có nguy cơ cao mắc cảm cúm.
Hướng dẫn sử dụng
- Trẻ trên 18 tháng: Ngày uống 2.5ml / 1 lần
- Trẻ trên 4 tuổi: Ngày uống 5ml / 1 lần
- Từ 7 tuổi trở lên: Ngày uống 10ml / 1 lần
- Nên uống trong bữa sáng
Lưu ý
- Không dùng quá liều hướng dẫn và hỏi ý kiến thầy thuốc khi cần thiết.
- Lắc chai trước khi sử dụng.
- Sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp.
Hạn sử dụng: Ghi trên nhãn của sản phẩm. Ngày sản xuất là HSD trừ đi 03 năm.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Để tránh xa tầm tay của trẻ.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
SẢN XUẤT: ALBA THYMENT SP Z O.O. (Ba Lan); Ul. Szkolna 98 62-002 Suchy Las, Poland
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ, ngừa cảm cúm lúc giao mùa
Cần duy trì chế độ ăn uống giàu protein, vitamin, nhiều rau củ quả; bổ sung lợi khuẩn; tiêm chủng đầy đủ; ăn chín uống sôi... để tăng miễn dịch.
Theo bác sĩ Trưởng khoa dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Hậu - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), thời điểm giao mùa (nhất là thu đông), số bệnh nhân nhập viện tăng cao. Trong đó phần lớn trẻ mắc bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa như: viêm họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi; hen suyễn, tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy cấp... và đặc biệt là cảm cúm.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 210.000 trường hợp mắc cúm gồm các chủng A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Thông tin mới được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra, có 20-50% số ca mắc cúm thuộc chủng A/H1N1...Thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cho thấy, trung bình mỗi ngày có 6.000-8.000 lượt khám, tăng nhiều so với trước.
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng hai đến bảy ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... lại có nguy cơ nặng hơn, thậm chí gây tử vong.
Nỗi lo cảm cúm lúc giao mùa
Theo bác sĩ Hậu, thời tiết nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn sinh sôi, trong đó virus cúm tấn công mạnh nhất từ tháng 7 đến tháng 12. Virus cúm dễ tấn công trẻ vì hệ miễn dịch của bé còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, nên sức đề kháng còn yếu. Tuy nhiên, không ít phụ huynh chủ quan nghĩ bé chỉ sốt nhẹ, có thể khỏi nếu uống thuốc, vô tình khiến bệnh con nặng và kéo dài.
Cúm không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ngay cả người lớn, thanh niên cũng có nguy cơ mắc cảm cúm cao. Trước giờ mọi người vẫn nghĩ người lớn khó mắc cúm, nhưng thực tế khoảng 5-50% người lớn có thể mắc cúm, tỷ lệ này rất cao, vì thế cần lưu ý tăng sức đề kháng cho trẻ và cả gia đình, để phòng cảm cúm.
Bác sĩ cho biết, ho, cảm cúm, ngạt mũi... là những triệu chứng thông thường mà bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc lúc giao mùa. Lý do là sức đề kháng yếu khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. "Khi nóng quá, bé có xu hướng đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước. Hay ở trong máy lạnh quá lâu, khi ra nắng không kịp thích nghi trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng dễ mắc bệnh. Trời nóng khiến thức ăn dễ ôi thiu, cơ thể mệt mỏi chán ăn. Từ đó giảm sức đề kháng, làm tăng khả năng hoạt động của vi khuẩn nên dễ bệnh. Khi trời trở lạnh, virus cúm cũng phát triển mạnh hơn, tấn công đến hệ miễn dịch của bé, có thể gây cảm cúm kéo dài", bác sĩ Thu Hậu nói thêm.
Phòng và trị cảm cúm cho gia đình
Chế độ ăn uống là điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý. Trong đó, phải tăng cường dinh dưỡng cho trẻ đủ lượng và chất. Có thể lên thực đơn ba bữa cho con bằng những thực phẩm có lợi sau:
- Thực phẩm giàu protein như thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa, đậu hạt, thực phẩm chế biến từ đậu nành. Mỗi ngày dùng ít nhất 3 lần các loại thực phẩm này sẽ giúp phòng ngừa bệnh cúm.
- Các thực phẩm nhiều vitamin C như sơ ri, cam, quýt, chanh, nho, bưởi, táo tây, kiwi, bơ, chuối, dứa... có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn của các tế bào.
- Các loại rau quả có màu cam như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài..; có màu xanh đậm như bông cải xanh, trái cây màu xanh, rau có lá màu xanh... chứa nhiều chất tiền vitamin A. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, sẽ giúp hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Các loại rau xanh giàu chất sắt, các loại đậu hạt cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
- Trà thảo mộc, bạc hà... cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, bổ sung TPCN Siro ho và cảm cúm Albavit Kids Cold & Flu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch hiệu quả.
Thêm đánh giá