Không chỉ nổi tiếng và phong cảnh thiên nhiên thơ mộng mà Tây Bắc còn là nơi lưu giữ được nét văn hóa ẩm thực tinh tế và độc đáo. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các loại đặc sản của núi rừng, trong đó không thể không nhắc đến nấm hương rừng Tây Bắc. Nấm hương về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng về hương vị thì những ai đã thưởng thức một lần chắc sẽ không thể quên được mùi vị đặc biệt này. Nấm sau khi ngâm trong nước và sau khi xào nấu vẫn giữ được mùi thơm rất đặc trưng của núi rừng Tây bắc.
Nấm hương thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn nhưng ít người biết đến tác dụng trị liệu của nó. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy lão và giúp trường thọ.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận trong nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali chiếm tới 64% của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương là loại rất giàu dược tính. cánh nấm mỏng, xơ, mùi rất thơm, phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản
Nấm hương được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương) vì nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất (12 – 14g protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với lượng protein trong thịt).
Những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ nấm hương rừng
1. Cánh gà sốt nấm hương rừng
Nguyên liệu
- Cánh gà: 8 cái
- Nấm hương: 100g
- Rau mùi, hành lá.
- Gừng, tiêu, đường, dầu mè.
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế cánh gà.
Rửa sạch cánh gà với nước muối để bớt mùi hôi, sau đó đem rửa lại với nước sạch 1 lần nữa. Tiếp theo, ướp cánh gà với cùng 1 thìa rượu trắng, dầu mè, muối, đường, tiêu, gừng băm nhỏ rồi trộn đều, ướp trong vòng 30 phút để cánh gà ngấm gia vị.
Bước 2: Chuẩn bị gia vị.
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Nấm hương khô ngâm nước sạch trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân nấm.
Bước 3: Rán cánh gà.
Cho chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng già thì cho cánh gà vào chiên đều, chín vàng 2 mặt. Khi chiên gà, các bạn không nên để lửa quá to dễ làm cho cánh gà chín ngoài sống trong, và nên lật đều cả 2 mặt để cánh gà có màu sắc đẹp mắt. Sau khi chiên xong, cho gà vào đĩa sạch có giấy thấm dầu để ráo dầu.
Bước 4: Sốt cánh gà.
Lấy một chiếc nồi mới, cho cánh gà sốt cùng với nấm hương. Cho thêm dầu hào, một nửa bát con đun nước sôi để nguội vào nồi cánh gà đang sốt. Om thịt trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước gần cạn. Thỉnh thoảng đảo đều tay cho cánh gà không bị bén lửa cháy xém. Khi cánh gà đã chín, ngấm gia vị thì các bạn trình bày ra đĩa tùy ý thích và thưởng thức.
2. Nấm hương xào thập cẩm
Nguyên liệu
- Nấm hương khô: 25g
- Thịt heo: 200g
- Cà rốt: 1 củ
- Đậu cô ve: 200g
- Hành ngò
- Tỏi
- Dầu ăn, đường, bột nêm, nước mắm, tiêu,..
Cách chế biến
Bước 1: sơ chế
- Nấm hương ngâm nước ấm khoảng 30 phút, cạo rửa sạch, cắt bỏ chân nấm, để ráo. Thái nhỏ thành miếng vừa ăn ( nếu nấm nhỏ thì để nguyên tai ).
- Thịt heo rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Cà rốt gọt vỏ, thái sợi.
- Đậu cô ve tước bỏ chỉ, cắt xéo.
- Hành ngò rửa sạch, cắt khúc.
- Tỏi băm nhuyễn
Bước 2: Chế biến
- Bắc chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn, tỏi vào phi vàng.
- Cho thịt heo và nấm vào xào. Nêm đường, bột nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm ngon sao cho vừa ăn.
- Khi thịt và nấm chín săn lại, cho đậu cô ve và cà rốt vào xào chín.
- Tắt bếp, cho hành lá vào. Cho món ăn ra đĩa, rắc tiêu và ngò lên trên cho đẹp.
Thêm đánh giá