Sức khỏe đời sống
Làm gì khi bị chứng chuột rút chân ban đêm?
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo áp lực công việc càng lớn, cùng với tình chất làm việc văn phòng phải ngồi lâu hoặc nằm trong thời gian dài, chẳng hạn khi đang ngủ, có thể khiến hệ thần kinh gửi hàng loạt các tín hiệu đến chân, làm chuột rút. Những tháng hè với nhiệt độ nóng hơn khiến chuột rút khi ngủ cũng xuất hiện phố biến hơn. Có nhiều nguyên nhân gây nên có thể do hàm lượng vitamin D cao hơn vào mùa hè, khi mà da được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và cũng tạo vitamin D nhiều hơn. Bởi vitamin D vốn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sửa chữa những tổn thương ở cơ. Do vậy các bạn cần nắm rõ bệnh tình để điều trị phòng ngừa hiệu quả tránh xảy ra biến chứng khôn lường về các bệnh lý khác.
Chứng chuột rút ban đêm trở nên phổ biến hơn và cũng đau hơn khi chúng ta lớn tuổi, khi qua tuổi 50, cơ thể sẽ mất nhiều tế bào thần kinh hơn, khiến cho các tế bào còn lại phải làm việc nhiều hơn, hiện tượng này khiến tín hiệu thần kinh gửi đến cơ quá nhiều và có thể góp phần gây ra chuột rút. Phần lớn những cơn co thắt cơ này lại vô hại có những trường hợp chuột rút ban đêm lại là dấu hiệu cảnh báo sự mất cân bằng điện giải hoặc triệu chứng của những bệnh rối loạn thần kinh như xơ cứng teo cơ.
Bị chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) vào ban đêm là hiện tượng rất hay gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở những người trẻ hơn gây khó chịu, mất ngủ, nhưng lại không gây nguy hiểm.
Nguyên nhân chuột rút?
Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên "khó chịu", dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và tình trạng ứ đọng chất canxi ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
Chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng có thể gặp:
- Tình trạng thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như canxi, magiê, natri và kali thường xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang...
- Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.
- Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
- Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
TVC tìm hiểu chuột rút là bệnh gì?
Cách xử lý chuột rút?
Việc đầu tiên của mỗi người là phải xem có bị các yếu tố nào, nếu thiếu khoáng chất, hãy uống sữa hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết, bên cạnh đo nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rứt ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ một ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.
Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục, cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp.
Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết, bởi cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên hoặc có thể đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.
Nếu không những chỉ là bị chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ, thì đó có thể là triệu chứng của chứng nghẽn các động mạch đến chân.
Chuột rút sẽ càng xảy ra thường xuyên hơn và đau hơn sau tuổi 50, bởi khi đó các tế bào thần kinh giảm dần khiến cho các tế bào còn lại phải làm việc tích cực hơn để truyền thông tin từ não đến cơ bắp. Vì thế, chuột rút dễ dàng xảy ra hơn.
Nguyên nhân gây ra chuột rút vào ban đêm?
Chuột rút vào ban đêm, một triệu chứng mà đến tới 60% người trường thành sẽ trải qua cảm giác đau đớn này thường xuyên và ít người không biết lý do tại sao và thường âm thầm chịu đựng. Tình trạng chuột rút xảy ra nhiều hơn vào các tháng nóng của mùa hè, nồng độ vitamin D trong máu có khả năng điều chỉnh sự tăng trưởng cơ bắp tăng lên nhưng lại gây ra tình trạng chuột rút, các chất dinh dưỡng đóng vai trò chính trong việc phát triển và hồi phục cơ bắp nhưng quá trình này lại khiến cơ bắp làm việc quá mức.
Các chuyên gia còn đưa ra vài lý giải cho hiện tượng chuột rút vào ban đêm:
- Nếu ban ngày phải làm việc tay chân vất vả, hoặc đứng thường xuyên trên nền đất cứng khiến cơ bắp phải chịu tác động lực lớn và co duỗi không đều, gây mỏi cơ.
- Trong một số trường hợp, chuột rút xảy ra cũng có thể liên quan đến việc mất cân bằng chất lỏng và chất khoáng trong cơ thể như canxi, ma giê, natri và kali.
- Ngoài những nguyên nhân trên, chuột rút có thể do một số bệnh lý khác gây nên như bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh về tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh…
Vì thế, nếu tình trạng chuột rút vào ban đêm xảy ra thường xuyên, bạn không nên chủ quan, phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Biện pháp giảm triệu chứng chuột rút vào ban đêm
- Tránh ngồi lâu, tư thế của chân lúc nghỉ ngơi phải thoải mái.
- Để giảm khả năng bị triệu chứng này, bạn nên duỗi thẳng chân và kéo căng bắp chân trước khi đi ngủ.
- Nếu nửa đêm bị đánh thức do chuột rút, bạn hãy áp dụng một số mẹo nhỏ như xuống giường và đi bộ xung quanh trong 1 phút, có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bắp thịt bị đau; lắc và xoa bóp vùng bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên.
- Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa hiện tượng chuột rút và việc mất nước, hãy đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.
- Những người hay bị chuột rút vào ban đêm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kali (chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, thịt heo, khoai tây, cá ngừ...).
- Phụ nữ mang thai, người ăn kiêng, người dùng thuốc lợi tiểu... cũng có thể gặp chuột rút ở chân, lượng canxi và phốt pho trong cơ thể bị giảm xuống.
Sản phẩm PQA Thư giãn gân cơ hoàn toàn bằng thảo dược thiên nhiên, an toàn và hiệu quả. Khi sử dụng từ 1 đến 2 chai đầu tiên đã không còn bị chuốt rút, khi không còn bị chuột rút nữa vẫn nên sử dụng đủ trong thời gian từ 1 đến 2 tháng để không bị chuột rút trở lại.
Thành phần:
- Xuyên Khung....................18g
- Sinh Khương....................21g
- Đại Táo...............................9g
- Cam Thảo.........................12g
- Bạch Thược......................36g
- Quế Chi.............................24g
- Phòng Phuong .................24g
- Thành phần khác (đường, nước tinh khiết…) vừa đủ 125ml
TVC giới thiệu PQA Thư giãn gân cơ
Công dụng:
PQA Thư giãn gân cơ giúp bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết.
- Hỗ trợ điều trị chuột rút
- Thư giãn gân cơ, chuột rút
- Giảm đau mỏi vai gáy
- Giảm đau mỏi gân cơ
- Cải thiện cầm nắm và đi lại dễ dàng
Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:
Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA
Trụ sở: Thửa 99, Khu Đồng Quàn, Đường 10, Xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định
1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ
2. Khách hàng mua đại lí liên hệ: 0936 344 369
3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0888 562 488
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !