Tết sắp đến rồi, cùng Mộc chuẩn bị những món quà thật chất lượng, dễ thương dành cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào. Mứt gừng Huế chính gốc đượm vị với thời gian Nét đặc biệt nhất trong ẩm thực Cố Đô chính là sự tỉ mỉ của người làm bếp. Khi chọn nguyên liệu làm mứt, loại gừng sẻ (tên gọi khác là gừng dé) luôn được ưu tiên hàng đầu. Gừng sẻ củ nhỏ nhưng rất thơm và cay nồng ấm hơn hẳn.
Mứt gừng Huế vốn nổi tiếng từ xưa đến nay bởi đặc tính vốn thơm, cay hơn mứt các vùng khác vì được chế biến từ củ gừng Tuần. Vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Đó là loại gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh Tả và Hữu của con sông Hương gặp nhau. Mặc dù củ gừng này hơi nhỏ nhưng hương thơm và vị đậm đà mà khó củ gừng nào ở vùng đất khác qua được.
Những củ gừng được nhà Mộc chọn làm mứt phải đủ tuổi. Không quá non để vị không bị nhạt nhòa, nhưng cũng không quá gìa để mứt xơ cứng. Với sự khéo léo của người thợ làm mứt, thành phẩm không vị nát, dẻo vừa, đường phủ đều mặt mứt.
Mứt gừng nhà Mộc được chế biến qua 5 bước tiêu chuẩn
Trước hết phải nói đến nguồn nguyên liệu. Những loại gừng đủ tuổi phải đảm bảo được trồng từ 9-12 tháng. Để giữ được hương vị truyền thống đặc trưng của Huế, quy trình làm mứt tại Mộc được thực hiện bằng phương pháp thủ công với 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Cạo vỏ gừng.
- Bước 2: Thái mỏng gừng.
- Bước 3: Trần gừng qua nước ấm. Trần từ 2-3 àn để giảm bớt độ hăng nồng của gừng. Trong bước này, để giúp gừng giảm bớt độ nồng và mứt thành phẩm trắng tươi màu. Người thợ làm mứt sẽ vắt chanh vào nước trần gừng lần đầu tiên.
- Bước 4: Ướp gừng với đường. Sau khi để gừng ráo, người thợ sẽ ướp gừng với đường theo tỉ lệ tiêu chuẩn nhà Mộc. Đảm bảo mứt chỉ ngọt thanh. Không quá gắt để không làm báng đi hương vị đặc trưng của gừng. Và không quá ít đường để phù hợp hơn với thực khách gần xa.
- Bước 5: Sao mứt. Ở miền Nam gọi là sên mứt. Đây là công đoạn đòi hỏi sự kiên nhẫn, vừa khéo tay vừa khỏe tay đảo đều để đường bám đều trên mứt.
- Sản phẩm nhà Mộc luôn đậm chất Mộc, đậm chất Huế. Không hóa chất để bảo quản, không hóa chất để tẩy rửa. Cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Mứt gừng Mộc Truly Hue's sạch tự nhiên 100% an toàn đảm bảo:
- Đảm bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
- Không sử dụng chất bảo quản
- Không sử dụng phẩm màu
- Không sử dụng nguyên liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ lạ.
Công dụng của mứt gừng đối với sức khỏe
- Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc
- Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn
- Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia)
- Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%)
- Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu
- Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị
- Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau
- Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang
- Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 - 90%
- Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng
- Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.
Tác dụng của mứt gừng đối với cơ thể
Mứt gừng giúp trị cảm ho
Đây là bài thuốc dân gian trị ho được áp dụng khá nhiều. Nhờ tính ấm của gừng có thể sử dụng để trị ho, cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần ngậm một lát mứt gừng trong họng khi bị ho sẽ giúp giảm ho hay cảm lạnh một cách đáng kể. Ngoài ra, việc ngậm gừng cũng sẽ giúp làm giảm đau tự nhiên, giúp giảm đau đầu, đau cơ hay các bệnh về viêm khớp.
Mứt gừng giúp ngăn ngừa ung thư
Thật không? Là thật đó. Trong mứt gừng có chứa hoạt chất Ginerol và Zingerine có khả năng chống oxi hóa và chống viêm. Vì vậy, nó có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, u bướu. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ thu hẹp các khối u đồng thời làm giảm sự di căn của các tế bào ung thư đó. Mứt gừng – Vừa ngon, vừa bổ, vừa ngừa bệnh. Vậy thì còn lí do gì mà từ chối chứ nhỉ?
Tốt cho tim mạch
Mứt gừng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu qua hệ bài tiết. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể. Chính vì vậy, dùng mứt gừng điều độ và đugns cách có thể cải thiện các bệnh tim mạch cũng như huyết áp. Mứt gừng sẽ giúp ngăn ngừa chứng đông máu, hỗ trợ máu được tuần hoàn tốt hơn, từ đó giảm tỷ lệ đột quỵ và các cơn đau tim.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Mứt gừng có tính sát trùng nên có thể dùng để phòng và chữa ngộ độc thức ăn. Giúp khắc phục các chứng rối loạn dạ dày một cách hiệu quả. Các chứng rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi,… sẽ được giải quyết chỉ bằng những lát mứt gừng thơm ngon. Đối với phái nữ, trữ mứt gừng bên người sẽ giúp các chị em giảm cơn đau bụng trong những ngày “đèn đỏ” nữa đó.
Tăng cường miễn dịch
Trong mứt gừng có chứa các hợp chất hoạt động làm giảm triệu chứng của xoang mũi. Gừng có khả năng làm phá vỡ sự tích tụ chất độc trong các cơ quan của cơ thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại độc tố và vi – rút. Tinh dầu gừng có thể điều trị một loạt bệnh suy giảm miễn dịch và phản ứng chống viêm.
Chống nôn và buồn nôn
Say xe là nỗi sợ của khá nhiều người. Bạn biết gì chưa? Mứt gừng có thể giúp bạn giải quyết nỗi lo này đó. Ngậm một lát gừng sẽ giúp cải thiện chứng say tàu xe rất hiệu quả. Mau mau, đem trữ ngay một ít gừng cho chuyến về lại nơi học tập, làm việc sau Tết nhé. Ngoài ra, gừng cũng giúp cho tình trạng nôn mửa dữ dội ở phụ nữ mang thai được giảm nhẹ.
Mứt gừng ngăn chặn sự phát triển của chứng Alzheimer
Đây là lợi ích cuối cùng của mứt gừng mà ít ai biết. Alzheimer là bệnh thường xuất hiện khi ta bước vào giai đoạn tuổi già. Bệnh gây thoái hóa não bộ, làm tổn thương các dây thần kinh và gây ra tình trạng mất trí nhớ. Mứt gừng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào tự do và các yếu tố thúc đẩy bệnh Alzheimer. Những lát mứt gừng không chỉ thơm ngon, làm ấm cơ thể mà còn khiến ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi minh mẫn hơn đó.
TVC giới thiệu Mộc Truly Hue’s
Cách làm mứt gừng đơn giản tại nhà
Cách làm mứt gừng mật ong siêu ngon
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg gừng tươi.
- 500 gram đường cát trắng.
- Nước cốt chanh tươi.
- 5 muỗng canh mật ong.
- 1 ống vani.
Sơ chế gừng
- Gừng mua về nên được rửa sạch. Sau đó, đem gừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Dùng dao để cạo chứ không gọt nhé.
- Đem thái thành những lát mỏng sao cho đều nhất có thể.
Luộc gừng
- Cho gừng vào luộc trong khoảng tầm 3 phút. Khi hết 3 phút, vớt gừng ra, chắt bỏ nước cũ thay nước mới.
- Bạn cứ thực hiện như vậy cho đến khi đạt được độ cay như mong muốn. Bạn có thể thử gừng sau mỗi lần luộc.
- Ở nước luộc cuối, cho nước cốt chanh tươi vào giúp làm trắng miếng gừng.
- Sau khi luộc xong, vớt ra, rửa lại bằng nước lạnh để loại vị chua. Tiếp đến, vớt gừng ra và để ráo nước.
Ướp gừng
- Trộn gừng với đường và mật ong để ướp trong 4 tiếng. Thi thoảng trộn lên cho các lát gừng được thấm đều.
Sên mứt gừng
- Bắc chảo nóng rồi cho hỗn hợp đã ướp vào chảo với ngọn lửa nhỏ. Nhớ đảo thường xuyên để miếng gừng bám đều đường.
- Khi thấy nước đường cạn thì mau mau tiến hành đảo nhanh tay để tránh làm hỏng, làm cháy món mứt.
- Tiếp đến, khi đảo thấy nặng tay thì giảm lửa xuống mức nhỏ nhất ngay.
- Tay vẫn đảo liên tục cho đến khi đường bám đều trên miếng gừng và miếng gừng đã tách rời nhau. Vậy là hoàn thành rồi.
Cách làm mứt gừng dẻo với đu đủ
Nguyên liệu
- Gừng tươi: 250 gram.
- Đu đủ xanh: 300 gram..
- Thơm: 1/4 trái (bỏ vỏ, xắt thành miếng nhỏ).
- 2 trái chanh, 400 gram đường trắng, 20 gram muối biển, 1 thìa vani.
- 20 gram đậu phộng đã giã.
- 1 thìa cà phê phèn chua (Pha sẵn với nước lọc theo tỷ lệ 5 gram phèn thì cần 2 lít nước).
Cách làm
- Với gừng, bạn sơ chế tương tự các công thức trên, nhưng thái thành sợi mỏng dài. Tiếp đến, cho 1/2 muối biển vào, bóp đều cho tiết ra nước cay. Khoảng 5 phút sau, xả gừng lại với nước sạch nhiều lần, để rổ ráo nước.
- Đu đủ gọt vỏ, xả nước cho sạch mủ và thái thành sợi dài, mỏng. Bóp đu đủ với muối để khử nhựa đắng.
- Gừng và đu đủ ráo nước thì trộn chung lại. Cho đường và nước cốt chanh vào xóc thật đều cho ngấm gia vị.
- Phơi nắng hỗn hợp khoảng 15 phút. Nó giúp gừng ngấm gia vị nhanh và ngon hơn.
- Bắc chảo, cho toàn bộ hỗn hợp vào, đảo đều. Khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa lại, cho thơm vào khuấy chung.
- Sên mứt đến khi nước đường sệt lại, sợi mứt có màu trong hơn thì tắt bếp.
- Rắc đậu phộng rang lên trên mứt. Đợi mứt nguội thì có thể đem trộn với ít vani ăn liền.
Cách làm mứt gừng sợi dẻo
Chuẩn bị nguyên liệu
- 400 gram gừng bánh tẻ (nên chọn gừng non vì sẽ ít xơ).
- 300 gram đường.
- 150 gram dứa (thơm).
- Muối, nước cốt chanh.
- Sơ chế gừng và thơm
- Gừng đem rửa sạch rồi cạo bỏ vỏ.
- Thái số gừng đó thành sợi và rửa sạch lại 1 lần nữa.
- Ngâm gừng sợi trong nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra.
- Thơm đem thái thành sợi nhỏ.
- Luộc gừng nhằm giảm độ cay
- Đun 1 nồi nước sôi và thêm một chút xíu nước cốt chanh vào.
- Cho gừng vào luộc chừng 4 – 5 phút thì vớt ra.
- Thay nước mới, luộc lại khoảng tầm 5 phút thì tắt bếp, cho gừng vào chậu nước lạnh.
- Ngâm gừng khoảng 10 phút cho nguội rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Lưu ý: Nếu bạn thích ăn cay thì không có thể bỏ qua bước này nhé.
Ướp gừng và dứa với nước đường
- Sau khi gừng ráo nước, đem gừng và dứa trộn đều với đường trong một cái tô to khoảng chừng 2 tiếng.
- Thỉnh thoảng trộn lên cho hỗn hợp thấm đều nhau.
- Hoàn thành món ăn.
Sên gừng
- Cho tất cả hỗn hợp đã được ướp vào chảo.
- Vặn lửa to cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa xuống.
- Sên 2 thứ chung với nhau. Cứ khoảng 3-5 phút thì đảo đều 1 lần cho đến khi thấy nước đường rút bớt và đạt được độ sệt nhất định thì tắt bếp. (Cọng gừng lúc này phải ráo nước nhé).
Thưởng thức
- Đợi mứt nguội thì cho ra dĩa và thưởng thức.
- Bạn cũng có thể rắc một chút mè rang lên trên cho ngon miệng nếu thích nhé.
- Số mứt gừng còn lại nhớ chô vào hũ và đậy nắp kín rồi dùng dần nhé.
Bí quyết làm mứt gừng trắng đẹp
- Bạn có thể cho gừng vào chần lần 2 với nước chanh trong khoảng 2 – 3 phút thì vớt ra. Cách làm mứt gừng với chanh này vừa giúp loại bỏ bớt mùi hăng, vị cay nồng của gừng, vừa tạo độ trắng đẹp cho thành phẩm.
- Bạn cũng có thể cho gừng vào phèn chua đun sôi, chần nhanh khoảng 2 phút thì vớt ra. Nhớ pha theo tỷ lệ 5 gram phèn chua thì dùng 2 lít nước.
- Cho gừng vào nước vo gạo ngâm. Nên để qua đêm để thu được món mứt gừng trắng đẹp thơm ngon như ý muốn.
Đến tháng chạp, gừng vừa độ, không quá non và quá già, được thu hoạch để chế biến mứt. Mứt gừng đẹp, lát to, vừa đường, làm trắng bằng chanh, không màu, không phẩm, không chất bao quản. Miếng mứt gừng mỏng, cay cay ngọt ngọt được làm thủ công từ bàn tay khéo léo của các O các Mệ có kinh nghiệm làm mứt lâu đời. Vị cay thơm của từng lát mứt gừng, nhâm nhi cùng ấm trà nóng quay quần bên nhau bởi những câu chuyện đầu năm mới, khiến cho con người ta cảm thấy ấm áp vô cùng!
Thêm đánh giá