Văn hoá trà Việt không chỉ thể hiện lòng hiếu khách mà còn bày tỏ sự hiếu thảo với bậc sinh thành. Không khó để bắt gặp hình ảnh những người con cung kính dâng lên những chén trà thơm ngon dành tặng cho ông bà, cha mẹ trong những ngày lễ quan trọng của gia đình. Văn hoá thưởng trà lúc này đã được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ là cảm nhận hương vị thơm ngon của từng búp trà mà còn là thấm nhuần đạo lý của truyền thống gia đình, xóm làng, đất nước qua vị trà đượm đà, đặc trưng. Vị trà ấy đã gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu thiêng liêng và đạo lý hướng về nguồn cội. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi của trà, giúp văn hoá uống trà ngày càng được yêu mến, coi trọng.
Được biết, văn hóa uống trà đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người Việt.Trà có mặt trong các buổi cúng đình linh thiêng hay những hàng quán ven đường. Tách trà xuất hiện trong cả ngôi nhà giàu sang và mái nhà tranh vách lá. Người Việt dùng trà để cúng bàn thờ ông cha, thể hiện sự kính trọng và đạo lý uống nước nhớ nguồn với người đi trước. Chung trà được đặt trang trọng ngay giữa bàn thờ, loại trà phải được chọn lựa kỹ càng cùng nước trà vừa pha nghi ngút khói.
Lấy cảm hứng từ ký ức trẻ thơ Việt thế hệ 8X trở về trước, An Nguyên trà gửi gắm cả tuổi thơ và tâm huyết của mình vào hộp trà phiên bản giới hạn: Thành phần gồm 3 hộp trà Đinh: Trí Tâm, Minh Tâm, Ngọc Tâm, một hộp kẹo lạc trà xanh, và một hộp long nhãn cao cấp. Đặt hộp quà trên tay ký ức tuổi thơ sẽ ùa về thật đẹp đẽ và an yên.
Tìm hiểu về trà Việt
Trong gia đình mỗi người Việt bất kể tầng lớp nào, cũng đều có một bộ ấm trà được pha sẵn đặt ngay ngắn trên bàn khách. Người giàu có thì đặt trà trong ấm vàng, ấm bạc. Nhà khó khăn thì giữ trà trong chiếc bình đơn sơ với vài ba cái cốc thủy tinh đâu đó đã sờn. Nhưng cái quan trọng hơn chuyện cái bình, cái ấm, là cách mà người Việt chăm chút từng lá trà, nấu từng ngụm nước pha trà và kỳ công giữ nóng ấm trà. Tốn nhiều công sức với trà, nhưng họ không giữ cho riêng mình. Người Việt lấy trà để mời nhau, để mở đầu những câu chuyện thân tình bên ly trà thơm lừng bốc khói, để câu từ được thấm vào với vị thanh của trà, làm lời lẽ thốt ra cũng đẹp đẽ và nhẹ nhàng. Nhờ vậy, người với người gần gũi nhau hơn.
Người Việt không chỉ dùng tách trà để thể hiện lòng hiếu khách, mà còn để bày tỏ sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Trong các lễ cưới truyền thống, đứng dưới bài vị tổ tiên, những người con thường cung kính dâng lên cho đấng sinh thành tách trà nồng ấm cùng với tấm lòng biết ơn và sự yêu thương vô hạn. Người già khoan khoái uống từng ngụm trà từ người trẻ, lòng hân hoan với con thảo, dâu hiền, cháu con đề huề hạnh phúc. Vị trà từ lúc nào đã len lỏi vào đạo lý của những gia đình truyền thống, âm thầm nuôi dưỡng thứ tình yêu thiêng liêng và gắn kết các thành viên lại.
Nghệ thuật uống trà của người Việt phản ánh rõ nét tính cách và đạo lý của con người Việt Nam. Trong gia đình, người trẻ pha trà cho người già, thể hiện truyền thống kính trọng người lớn. Vợ chuẩn bị sẵn ấm trà nóng cho chồng, nói lên bài học về tình yêu thủy chung và sự chu đáo của người phụ nữ nước Nam. Những năm tháng bể dâu của đất nước, người Việt vẫn mời nhau chén trà, miếng bánh dẫu ai cũng đang trong những bộn bề khó khăn. Chén trà lúc này đã thoát khỏi phạm vi gia đình, lan rộng hơn vào tình làng, nghĩa xóm. Những chén trà xua tan cái khát, cái nóng được trao nhau bằng cả sự chân thành giữa đồng bào máu mủ. Chén trà mang dư âm của tình yêu quê hương, đất nước, được chắt chiu từ những thứ giản dị như sương mai và đọng lại mãi trong dòng chảy thời gian của cuộc đời.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh của đất nước, người ta cứ ngỡ trà đã bị lãng quên. Nhưng mỗi khi gia đình sum họp, nhìn ấm trà vẫn nằm chỉn chu trong bàn khách, ta mới chợt nhận ra những giá trị nguyên thủy từ xưa của trà vẫn còn đó. Người Việt vẫn dâng trà cúng gia tiên, tách trà vẫn trao nhau cùng miếng bánh, miếng gừng. Người ta vẫn dùng trà làm đầu câu chuyện, vị trà vẫn duy trì những mối quan hệ đã có và gắn kết những mối quan hệ mới với nhau.
Đâu đó bên góc ngã tư đường, ở những thành phố xa hoa, ta vẫn bắt gặp những bình trà pha sẵn miễn phí mời khách thập phương uống cho dịu đi cơn khát. Trà vẫn nồng đượm hương vị ngọt ngào của mình, giúp những giá trị đẹp từ xưa còn lan tỏa mãi đến ngày hôm nay.
Trà mọc từ đất, được hưởng trọn vẹn sự giao hòa của thiên nhiên vào thân hình mỏng manh của mình. Như một định mệnh, văn hóa uống trà cũng là sự kết tinh giữa con người và đạo lý ngàn đời của người Việt. Tách trà nối kết người với người, giúp người trở về cái thiện và sự thanh tao, giúp gia đình và đất nước hòa vào làm một, giúp truyền thống của người Việt cứ nhẹ nhàng chảy mãi trong đời sống bộn bề này.
TVC giới thiệu Trà Sạch An Nguyên
Những lưu ý để bạn uống trà đúng cách
Bên trong trà xanh chứa rất nhiều polyphenol, flavonoid, vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa cao, loại trừ các chất độc hại cho cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh mát, kháng viêm, chống nhiễm trùng… Việc uống trà không chỉ là thói quen mà còn là cách để chăm sóc cơ thể mỗi ngày. Thế nhưng, không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể uống trà hoặc ai cũng sử dụng được loại đồ uống này. Cùng Dotea tìm hiểu những lưu ý không thể bỏ qua dưới đây nhé!
Không uống trà theo thời gian tùy tiện
Thời gian uống trà cần được cân nhắc để mang lại lợi ích cho sức khỏe, tránh phản tác dụng khi bạn sử dụng trà. Theo đó, bạn nên dùng trà vào buổi sáng sau bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ, không những có tác dụng giúp trí não trở nên tỉnh táo, cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp bạn hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn được tốt hơn.
Tuyệt đối không uống trà ngay khi vừa ngủ dậy hay khi dạ dày rỗng, chưa ăn sáng bởi các chất có trong trà sẽ khiến dịch vị dạ dày của bạn bị loãng đi, nếu duy trì kiểu uống này lâu ngày rất có khả năng bị viêm loét dạ dày.
Đối với những tách trà uống trong ngày, bạn cũng nên uống xen kẽ giữa những bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ, không uống ngay trong lúc ăn vì chất tanin trong trà sẽ khiến việc hấp thu chất sắt của cơ thể gặp khó khăn, gây thiếu sắt về lâu dài.
Với những người bị mất ngủ hoặc có tiền sử bệnh, nhạy cảm với caffeine không nên uống trà vào tối muộn. Nếu có sử dụng, cần uống trước khi ngủ từ 2 – 3 tiếng với liều lượng được pha loãng hơn thông thường.
Không uống trà quá đặc
Bởi trà càng đặc thì lượng caffeine chứa bên trong càng nhiều. Khi sử dụng với liều lượng nhiều sẽ gây cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không phải ai cũng có khả năng hấp thụ được caffeine, một số người bị dị ứng có thể bị tình trạng say trà: chóng mặt, nhức đầu, run tay chân… Do vậy, hãy uống trà với liều lượng đúng, pha theo hướng dẫn để có được hương vị nhẹ nhàng, vừa phải. Trà đặc cũng chứa lượng tanin cao, sử dụng lâu dài khiến cơ thể bị thiếu vitamin B.
Không uống trà khi đang sử dụng thuốc
Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, không nên uống trà trong thời gian này. Bên trong trà chứa các hợp chất có thể tác dụng với các thành phần của thuốc, vô tình làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể. Tốt nhất bạn nên dừng hẳn thói quen uống trà nếu đang sử dụng thuốc nhé. Hãy dùng nước lọc để uống thuốc.
Không uống trà quá nóng
Khi tiết trời chuyển lạnh, nhiều gia đình có thói quen phà trà và uống khi trà còn thật nóng mà không biết rằng uống như vậy có thể dẫn nguy cơ ung thư thực quản. Hãy pha với nhiệt độ thích hợp của từng loại trà, và uống khi trà còn ấm (khoảng 80 độ C). Bạn cũng không nên uống trà đã để qua đêm hay nguội hẳn sẽ dẫn đến lạnh bụng.
Không uống trà cùng đường hoặc sữa quá thường xuyên
Trà cho thêm đường hoặc sữa quả là thức uống rất hấp dẫn, tuy nhiên nó cũng đi kèm việc tăng lượng chất béo hấp thu vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Thỉnh thoảng bạn có thể uống như vậy, nhưng sử dụng thường xuyên, liên tục thì không nên nhé. Đối với trà xanh, khi cho thêm sữa, các chuyên gia cũng cho rằng sẽ làm giảm tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh về tim mạch.
Không uống trà khi đang có bệnh
Một số trường hợp được bác sĩ khuyên tuyệt đối không sử dụng trà. Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, tim mạch, thiếu máu, các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón… trà không phải là thức uống bổ sung phù hợp. Với những người bị cao huyết áp, việc uống trà chỉ khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao thêm chứ không hề tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng trà
Do nếu uống nhiều trà trong quá trình mang thai sẽ khiến cho các mẹ thiếu hụt axit folic (hay còn được gọi là vitamin B9), ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi đây là một trong những vi chất rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của bào thai trong bụng mẹ, nhất là đến hệ thần kinh, vô cùng quan trọng trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thiếu axit folic dễ dẫn đến tình trạng hở đốt sống, hở hàm ếch, dị tật ở tim…
Uống nhiều trà khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho thai thông qua nhau thai.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn bình thường. Nếu sử dụng nhiều trà có thể khiến tốc độ trao đổi này được đẩy lên nhiều hơn nữa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà mẹ. Do đó, nếu muốn sử dụng, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để uống một cách khoa học nhất.
Thêm đánh giá