Trong cuộc sống, đôi lúc bạn gặp phải những chấn thương. Những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều thường có những triệu chứng như đau mỏi vai, gáy, nhức lưng... Những người lao động nặng nhọc, gắng sức dễ dẫn đến chấn thương trật khớp, bong gân... Những vận động viên, những người luyện tập thể thao nếu không khởi động kỹ cũng rất dễ bị chấn thương...Người già, người lớn tuổi hay cảm thấy nhức mỏi, ê ẩm mình mẩy khi trái gió, trở trời... thì bạn thường tìm đến các sản phẩm dầu xoa bóp nhằm massage giảm đau hiệu quả. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dầu xoa bóp giảm đau.
Dầu Xoa Bóp Thảo Dược Sinh Dược là một liệu pháp xoa bóp thư giãn, giảm đau, làm ấm, ''Kỵ gió'' hiệu quả, an toàn. Đây là món quà tặng ông bà, bố mẹ cực kỳ ý nghĩa, dành cho sức khoẻ người thân yêu của bạn.
Thông tin sản phẩm
- Công dụng chung: Làm ấm, giảm nhức mỏi, thư giãn, giảm đau đầu, xua đuổi và làm dịu vết côn trùng cắn.
- Sản xuất: HTX Sinh Dược, Ninh Bình.
- Đóng gói: Chai thuỷ tinh 10ml
- CBMP: 14/19/CBMP-NB
- Thành Phần: Dầu Chùa Dù; Dầu Dừa; Dầu Khuynh Diệp; Dầu Quế; Dầu Bạc Hà; Glycerin.
- Mục Đích Sử Dụng: Bôi, xoa bóp massage, làm ấm, xua đuổi và làm dịu vết côn trùng cắn.
- Hướng Dẫn Sử Dụng: Nhỏ 2-3 dầu lên lòng bàn tay và nhẹ nhàng massage đều lên vùng da cần xoa bóp, nhức mỏi.
- HSD: 24 tháng.
- Lưu ý: Sản phẩm dùng cho người trưởng thành, để xa tầm tay trẻ em, chỉ dùng bôi ngoài da, không được uống.
Đánh cảm, cạo gió, chống lạnh, đề phòng trúng gió bằng thảo dược là 1 liệu pháp dân gian đã trở thành tập tục văn hóa Việt Nam. Dầu xoa bóp thảo dược Sinh Dược được tạo ra từ cảm hứng với thói quen đó, cải tiến dựa trên phương pháp và công thức cổ truyền độc đáo của thôn Sinh Dược.
Dầu xoa bóp thảo dược Sinh Dược được sản xuất từ các loại tinh dầu và thảo dược quý, là nguồn nguyên liệu sạch từ tự nhiên, không hoá chất với các công dụng đặc biệt:
- Dầu Chùa Dù: Còn được dân gian gọi là cây kinh giới rừng, có công dụng chính là hỗ trợ kháng viêm, giảm ho, viêm họng, giảm đau nhức mình mẩy.
- Dầu Bạc Hà: Giảm đau cơ và khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, giảm dị ứng, tăng cường năng lượng.
- Dầu Quế: Làm ấm, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm, ho, giảm đau đầu, giảm đau nhức xương khớp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp ngủ ngon và sâu giấc.
- Dầu Khuynh Diệp: Làm ấm, hỗ trợ long đờm, giảm nghẹt mũi, giảm đau cơ, giảm đau đầu, xua đuổi côn trùng, khử trùng vết thương.
TVC giới thiệu HTX Sinh Dược
Lợi ích của trị liệu xoa bóp đối với sức khỏe
Mát xa không chỉ giúp cơ thể thư giãn, nhiều kiểu mát xa còn mang đến những lợi ích nhất định. Nhìn chung, xoa bóp chữa bệnh mang lại một số lợi ích sau:
Chữa đau lưng
- Chữa đau đầu, đặc biệt là những cơn đau nửa đầu, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ.
- Giảm đau đối với một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp gối.
- Giảm các triệu chứng của một số bệnh ung thư hoặc tác dụng phụ khi điều trị ung thư như giảm mệt mỏi, buồn nôn, tình trạng đau, sưng tấy, trầm cảm, đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, trước khi tiến hành trị liệu xoa bóp cần hỏi ý kiến bác sĩ vì những vùng có khối u hoặc ở những giai đoạn bệnh không thể tiến hành xoa bóp được.
- Giảm trầm cảm, lo âu, phiền muộn.
Xoa bóp giảm đau cơ xương khớp
Thời tiết thay đổi kéo theo sự thay đổi các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính sự thay đổi này góp phần làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn kèm theo xuất hiện các đợt đau xương khớp.
Đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý trong đông y. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông. Bên cạnh việc dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả nhất định, góp phần hỗ trợ phòng và điều trị bệnh cơ xương khớp. Phương pháp thực hiện như sau:
Tự xoa bóp mặt và đầu: Tư thế ngồi, xát hai bàn tay vào nhau cho mạnh và nhanh cho hai bàn tay thật nóng. Ðầu ngửa về phía sau, hai tay đặt dưới cằm áp vào mặt, xoa mặt từ dưới lên đến đỉnh đầu, đồng thời đầu dần dần cúi xuống gáy, hai tay xoa hai bên cổ và áp vào cằm. Tiếp tục xoa lại như trước, từ 10 - 20 lần.
Xoa vai tới ngực: Tư thế ngồi, bàn tay úp lại, vòng tay qua vai đối diện ra sau tới huyệt Ðại chùy (ở dưới gai đốt sống cổ thứ 7) các ngón tay ngay ra mà xoa đi lần lần từ ngoài vai tới trong cổ. Mỗi vùng xoa từ vai tới ngực độ 10 - 20 lần.
- Xoa chi trên, phía ngoài và trong: Tư thế ngồi, xoa phía ngoài vùng vai, vùng cánh tay, cẳng tay và bàn tay, trong lúc bàn tay để úp, xong lật ngửa bàn tay, tiếp tục xoa phía trong từ bàn tay lên cẳng tay, cánh tay, vai độ 10 - 20 lần rồi đổi tay xoa bên kia.
- Xoa chi dưới, phía trên và dưới: Hai tay để lên đùi, xoa từ trên xuống dưới của phía trước đùi và cẳng chân tới mắt cá, trong lúc chân dần dần giơ cao.
- Rồi hai tay vòng ra phía sau cổ chân, tiếp tục xoa phía sau từ dưới lên tới đùi, trong lúc chân từ từ hạ xuống. Tay trong vòng lên phía trên đùi, tay ngoài vòng ra phía sau, xoa vùng mông để rồi vòng lên phía trên cùng với bàn tay trong tiếp tục xoa như trên từ 10 - 20 lần. Bên kia cũng xoa như thế.
- Xoa bàn chân: Xoa lòng bàn chân; hai lòng bàn chân xoa mạnh chà xát với nhau độ 10 - 20 lần. Xoa phía trong bàn chân; phía trong bàn chân bên này để lên phía trong của bàn chân bên kia, chà xát như trên và thay đổi nhau từ 10 - 20 lần. Phía ngoài bàn chân bên này chà lên mu bàn chân bên kia chà tới chà lui 10 - 20 lần rồi đổi chân chà như trên 10 - 20 lần.
- Bấm huyệt Dũng tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.
Tự xoa bóp giảm đau vai gáy
- Dùng lòng bàn tay xát lên vùng sau cổ làm cho vùng da có cảm giác ấm, nóng lên.
- Dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai: ngón cái một bên, các ngón còn lại một bên bóp nắn nhẹ nhàng quanh vùng cổ vai cho đến khi vùng cổ vai hơi ửng đỏ là đạt hiệu quả cải thiện bệnh.
- Tìm điểm đau và day điểm đau: dùng ngón tay day vào chỗ đau thời gian mỗi điểm đau loại này vùng cổ vai khoảng 1 phút là được. Kiểm tra cơ ở quanh bả vai nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ.
- Tập vận động khớp cổ ở tư thế ngồi: quay cổ qua lại, nghiêng cổ qua bên trái - phải, cúi ngửa cổ ra trước - sau và tổng hợp các động tác cổ vừa thực hiện liên tục, nhẹ nhàng tránh làm mạnh đột ngột... Mỗi động tác làm 3-5 lần.
Thêm đánh giá