Mỗi dịp lễ Tết, những người đi vùng cao lại thường mua một ít lạp xưởng hun khói về làm quà cho người dưới xuôi, lạp xưởng gác bếp mà làm quà thì còn gì thích bằng, trẻ con thì có món ăn vặt nịnh miệng còn các bố các ông lại có đĩa đồ nhắm tuyệt vời mỗi dịp tụ tập liên hoan thì còn gì tuyệt vời bằng!
Hàng năm khi dịp Tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn "Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu mà chung đụng nhau". Thịt làm nhân bánh, làm thịt hun khói, món nướng gói lá mắc mật, kho, luộc… để ăn trong dịp Tết dài ngày. Trong các món trên thì món lạp xưởng, thịt hun khói, thịt gác bếp không thể thiếu được. Nhà có điều kiện làm nhiều, nhà không có điều kiện thì làm ít. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp xường.
Nhân lạp xưởng được dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây bắc.
Để lạp xưởng gác bếp có hương vị đặc trưng, không bị hỏng thì kinh nghiệm ướp rượu và nước gừng là rất quan trọng. Sau khi nhồi nhân vào ruột non cứ 20-30cm thì người ta lại dùng dây buộc chặt lại thành từng khúc. Lấy kim châm điểm trên khúc lạp xường cho khí thoát ra để lạp xưởng sau nây đều và không bị nứt. Sau đó mang lạp xưởng treo phơi ngoài nắng cho khô dần ở thời gian nhất định để lạp xường có hương vị đặc trưng người ta đem lạp xường vào hong khô trên bếp củi, lạp xưởng sẽ se lại, săn chắc. Chính vì vậy mà trông khúc lạp xường Tây bắc có màu sáng của mặt trời và màu hồng của bếp lửa cũng như những đường vân trắng ngà của thịt mỡ tạo sức hấp của lạp xường Vùng cao trong ẩm thực.
Khi ăn lạp xưởng để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau mang thái lát, Khi ăn chấm với mắm gừng hoặc tương ớt thêm chút rau thơm gia vị tùy theo khẩu vị hoặc cách bày món ăn của mỗi người, mỗi vùng. Khi thưởng thức lạp xường Tây Bắc vùng cao ngâm nga ta thấy có mùi của nắng vùng cao, có hương lửa của rừng thoang thoảng mùi gừng, mắc mật, mắc khén hương vị của núi.
Điều đáng nói và dễ nhận thấy nữa là bà con chỉ làm lạp xưởng từ những chú lợn bản đen một giống lợn được duy trì từ bao thế hệ của người vùng cao, theo bà con lạp xường có được vị dai của lòng, vị ngọt của thịt vị thơm và ngậy của mỡ hòa quyện với nhau cái chính là từ thịt của giồng lợn này. Ăn thật ngon miệng nếu nhâm nhi trêm chút rượu: Thảo dược Tây Bắc, thì thật là không gì sánh được.
Nguồn gốc lạp xưởng gác bếp?
Ai đã từng một lần tới các vùng cao Tây Bắc thì hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị rất đặc trưng của các món ăn nơi này và không thể không nhắc tới món: “Lạp xưởng gác bếp".
Lạp xưởng gác bếp hay còn gọi là lạp xưởng hun khói vốn là món ăn truyền thống của người Thái đen, người Nùng và một số dân tộc khác vùng Tây Bắc. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc cách làm lạp xưởng lại có chút khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là loại lạp xưởng làm từ ruột non và thịt lợn. Vậy nên không quá quá ngạc nhiên khi lạp xưởng gác bếp Điện Biên đã trở thành món quà nằm trong balo của du khách khi trở về mỗi lần đến với nơi đây.
TVC giới thiệu Lạp xưởng Tây Bắc
Vị ngọt ngọt béo ngậy của lạp sườn hẳn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, bây giờ muốn ăn lạp xưởng ăn không khó, tuy nhiên muốn ăn lạp xưởng ngon thì không thể không kể đến loại lạp sườn gác bếp của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.
Lạp sườn gác bếp là món ăn thơm ngon đặc biệt, nếu đã chán những xúc xích hay lạp xưởng ăn ngay trong siêu thị thì món lạp sườn này là một sự lựa chọn tuyệt vời, đảm bảo ngon miệng mà ăn mãi không chán, nhất là những ngày lạnh trời mà có món này thì đúng là tuyệt vời và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn là nhớ mãi!
Thêm đánh giá