Nhắc đến Tây Bắc – Vùng đất của nhưng món ăn thơm ngon hấp dẫn. Người ta không thể không nhắc tới 1 loại gia vị đặc trưng quen thuộc của dân tộc Thái đó chính là: Chẩm chéo. Chẩm chéo thường được dùng làm đồ chấm 1 số món ăn như: măng luộc, khẩu háng hay cơm lam, xôi, thịt gà…
Chẩm chéo chính là thứ đồ chấm được làm từ muối, ớt, tỏi và mắc khén này được làm theo công thức truyền thống của người Thái là món được nhiều người ưa chuộng. Món ăn nào mà có thêm chút chẳm chéo để chấm thì hương vị thơm ngon đậm đà hơn hẳn.
Hướng dẫn làm chẩm chéo đơn giản, tại nhà
Khi ta đem ớt nướng lên cho thơm và giòn để lấy vị cay, trộn thêm tỏi và mắc khén để lấy vị thơm, 4 thứ giã chung với muối và mì chính là có thể cho ta một bát chéo cơ bản.
Từ bát chẩm chéo cơ bản này, người ta có thể chế ra được nhiều loại chéo khác: chéo cá (cá suối nhỏ nướng vàng, rồi đem giã nhuyễn với bát chéo cơ bản, dùng để chấm măng tre, măng vầu và rau luộc); chéo gan gà (đem gan gà hoặc gan vịt đã luộc chín, nướng qua cho thơm, thái thêm chút lá chanh rồi đem giã với chéo cơ bản, sau đó cho thêm nước luộc gà, vịt, đánh lên cho nhuyễn); chéo nước chua (lấy vừng trắng đem rang vàng, thơm, giã thành bột, cá nướng thơm giã nhỏ mịn, đem trộn với chéo cơ bản, chút nước măng chua, dùng để chấm rau cải non); chéo rau mùi (rau mùi giã nhỏ rồi trộn với chéo cơ bản, dùng để chấm rau cải đồ và thịt lợn ba chỉ luộc)…
Cách làm nước chấm lợn gác bếp
Nước chấm thịt lợn gác bếp không khó nhưng bạn cần có đầy đủ các loại gia vị để pha chế nước chấm cũng như 1 sự khéo léo để có thể làm nên 1 gia vị chấm hoàn hảo. 1 trong những gia vị được gọi tên để làm nước chấm không thể thiếu đó chính là chẩm chéo. Chẩm chéo là cái tên độc đáo được khu vực người dân Thái sinh sống tại Tây Bắc đặt ra. Đây là thứ gia vị được kết hợp từ nhiều loại khác nhau tạo nên một đặc trưng riêng, không ở đâu có thể sao chép. Hương vị của chẳm chéo khiến du khách thập phương đều nhớ tới mỗi khi nhắc tới Tây bắc hoang sơ hùng vĩ.
Cách pha nước chấm lợn gác bếp
Nguyên liệu
- Hạt mắc khén.
- Hạt dổi.
- Ớt tươi, tỏi, gừng 1 miếng nhỏ, muối hoặc bột canh.
- Rau thơm: húng dũi, mùi tàu, rau mù.
Sơ chế
- Ớt tươi phải nướng cho hơi héo, để làm bớt vị hăng của ớt trong khi vẫn giữ được vị cay.
- Mắc khén rang, xay thành bột.
- Rau thơm các loại rửa sạch.
- Tỏi bóc vỏ, còn gừng chỉ dùng 1 miếng nhỏ thôi, nhiều quá sẽ át hết mùi thơm của các loại gia vị khác.
Cách bước thực hiện nước chấm lợn gác bếp
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước trên vào cối, giã thật nhỏ, càng nát mịn càng ngon. Riêng đối với mắc khén, chỉ nên cho 1 thìa nhỏ khi giã, số mắc khén còn lại để trộn thêm vào bát chẩm chéo khi đã làm xong!
Lưu ý
Giã thật nhỏ để các gia vị có thể hòa quyện chung. Đây được coi là gia vị cốt của chẩm chéo để có thể “biến tấu” ra nhiều món gia vị khác.
Nếu muốn ăn chẩm chéo có vị chua chua chúng ta hoàn toàn có thể vắt thêm chút chanh. Các gia vị gia giảm có thể thay đổi theo khẩu vị của từng người
Cách bảo quản nước chấm chẩm chéo
Chẩm chéo sau khi giã xong nên sử dụng trong ngày. Nếu bạn làm hàng quán, muốn giã nhiều để sử dụng trong vài ngày thì hãy bỏ chẩm chéo vào lọ, đóng kín nắp, để trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được cả tuần.
Như vậy, chỉ với các bước đơn giản trên là bạn đã có 1 gia vị nước chấm lợn gác bếp chuẩn vị của người vùng cao. Đến với Tây bắc bạn sẽ được khám phá rất nhiều ẩm thực nổi tiếng không chỉ là thịt trâu gác bếp Sapa Tây Bắc hay rượu ngô trưởng bản… mà chính những thứ gia vị bình dị như chẩm chéo của người dân nơi đây lại tạo nên một dấu ấn khó phai với du khách bản địa. Chẩm chéo thơm ngon là thế, nhưng nếu bạn không lựa chọn được loại thịt trâu gác bếp ngon thì cũng không cảm nhận hết được cái vị, cái hồn của nó!
Thêm đánh giá