Cà gai leo là một vị thuốc Nam quý trong Đông Y dùng thân, rễ phơi khô dùng làm cao, trà túi lọc có công dụng chữa bệnh gan, trị mụn. Nó có rất nhiều tác dụng tốt đến sức khoẻ như tiêu độc, mát gan, giải rượu… Theo dân gian xưa, người nào bị rắn cắn, mọi người sẽ đào rễ lên, rửa sạch rồi sắc cho uống để giải nọc độc. Đây là bài thuốc dân gian được truyền miệng rất nổi tiếng từ đời này sang đời khác.
Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương và kết quả lâm sàng, Cây Cà gai leo có tác dụng ưu việt trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm gan B mạn tính so với các dược liệu khác được biết đến từ trước đến nay.
Hầu hết các bệnh nhân đều giảm các triệu chứng về gan sau 2 đến 3 tháng sử dụng, uống khoảng 6 tháng đến 1 năm thì sẽ có thể hết men gan, và nên duy trì uống thường xuyên sẽ tốt hơn.
Cà gai leo khô Thanh Bình nguyên chất, giúp phục hồi chức năng gan, ức chế Virut viêm gan B và cà gai leo thời gian gần đây được coi là một trong những thần dược giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan.
Cà gai leo còn hỗ trợ giải rượu nhanh, Đông Y cũng thừa nhận Cà lai leo có những tác dụng với viêm gan B, xơ gan, men gan, gan nhiễm mỡ, đau nhức xương khớp, chống viêm, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho…
Cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh đã được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Loại cây này đã được Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai và Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Phạm Kim Mãn nghiên cứu những năm đầu thế kỷ 20. Cà gai leo được đánh giá tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Trong cây cà gai leo có chất Glycoalcaloid tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B, còn có thể giúp giải rượu, giải độc gan.
Thông tin sản phẩm
Thành phần hoá học của cà gai leo
- Theo các nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra một số chất hoá học trong rễ và lá như là: β – sitosterol, dihydrolanosterol, 3β – hydroxyl – 5α – pregnan – 16 – on, cholesterol, solasodine.
- Đây là những hoạt chất bảo vệ gan rất tốt giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như: Viêm gan, xơ gan, men gan cao…
Tính vị, tác dụng của cà gai leo?
- Cà gai leo tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Bổ gan, mát gan, giúp phục hồi tế bào gan và tăng cường tái tạo các tế bào gan mới. Hạ men gan, đánh tan mỡ trong gan, trong mạch máu.
- Tăng cường chức năng giải độc gan, đẩy các chất độc có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể.
- Bảo vệ và phục hồi chức năng các tế bào gan đang bị tổn thương.
- Hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, viêm gan do virus hoặc chức năng gan suy giảm do các nguyên nhân khác như dùng nhiều thuốc tân dược, uống nhiều bia rượu.
- Tiêu giảm mụn nhọt do nóng trong.
- Hỗ trợ giải rượu nhanh. Trong Đông Y cà gai leo còn được dùng để trị đau nhức xương khớp, chống viêm, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho…
- Trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên.
- Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.
- Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.
Đối tượng sử dụng cà gai leo?
- Người bị viêm gan cấp và mãn tính do virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan, men gan cao.
- Người đang trong thời gian điều trị bệnh phải uống nhiều thuốc tân dược.
- Người mụn nhọt, trứng cá, nóng trong.
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu, gây tổn thương gan.
Cách sử dụng cà gai leo khô?
- Dùng để trị bệnh, lấy 30gr cà gai leo khô và cho vào 1-1.5 lít nước đun 10-15 p.
- Dùng để giải độc mát gan, lấy 15 gr và cho vào 1-1.5 lít nước đun 10-15 p.
- Uống thay nước lọc hàng ngày.
Chỉ định:
- Không dùng được cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
- Phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sỹ Đông Y trước khi sử dụng.
Lưu ý:
- Với những khách hàng đang sử dụng thuốc tân dược (thuốc Tây) thì nên sử dụng cà gai leo trước hoặc sau 2 tiếng.
- Người viêm gan không nên ngâm cà gai leo với rượu để uống vì rượu bia sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Các nghiên cứu đều khẳng định cây cà gai leo không gây tác dụng phụ khi uống quá liều, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng.
TVC giới thiệu Cà gai leo Thanh Bình
Một số cách sử dụng cà gai leo
Cách sử dụng cao cà gai leo
- Cao cà gai leo sử dụng rất tốt phù hợp với mọi đối tượng từ bệnh nhân đến những người muốn cải thiện sức khỏe. Sau đây là cách sử dụng hiệu quả, bạn mua sẵn từ 2-3 kg cây khô, chế nước vừa ngập để nấu cao. Để lửa vừa liên tục khoảng 2 ngày 2 đêm để thu được cao nguyên chất. Sau đó cho vào keo, lọ bảo quản.
- Sử dụng cao bằng cách hòa tan hoặc ngâm với khoảng 300ml nước sôi, uống trong ngày. Uống đều đặn bạn sẽ cảm thấy sức khoẻ mình được cải thiện nhiều hơn, cần kết hợp chung với các bài tập thể dục để cân đối.
Cách pha trà cà gai leo khô
- Trà túi lọc cà gai leo trên thị trường có thể không được nguyên chất như mong muốn. Do đó, bạn có thể tự tay pha trà uống mỗi ngày.
- Chỉ cần dùng 20-30g cà gai leo khô, hãm với 300ml nước sôi. Chờ trà ngấm cho ra chất là có thể uống. Dùng đều đặn mỗi ngày chức năng gan sẽ cải thiện đáng kể.
Cách sử dụng cây cà gai leo tươi
- Ngoài việc sử dụng dược liệu khô để pha trà, bạn cũng có thể dùng cây tươi nấu nước uống nếu có điều kiện.
- Khi sử dụng, lấy khoảng 20g cây tươi, rửa sạch nhiều lần với nước. Sau đó cho vào nồi đun, đợi ra hết nước trong cây thì lấy uống.
- Nhiều người thích sử dụng cây khô pha trà hơn vì có mùi thơm, dễ uống. Đặc biệt các chất nhựa trong cây khô cũng tiêu bớt, đảm bảo sức khỏe, không gây mùi hăng khó chịu khi uống.
Thêm đánh giá