Bột quế Tuệ Lâm được tạo ra bằng cách nghiền vỏ quế (cả 2 loại quế Ceylon và Cassia) thành bột, có màu nâu đỏ và hương thơm rất đặc trưng. Thời gian bảo quản của bột quế thường rất lâu. Trong bột quế chứa nhiều vitamin như vitamin A, pyridoxine, niacin, axit pantothenic, và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể (canxi, sắt, kali, mangan, magie, kẽm). Đặc biệt, trung bình mỗi muỗng canh bột quế chứa đến 1.4mg mangan, chiếm gần 75% lượng mangan được khuyến cáo dùng hàng ngày cho cơ thể. Ngoài ra, bột quế còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa và chất xơ có ích cho sức khỏe con người.
Công dụng
- Nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên rằng ăn một gram quế một ngày có tác dụng cải thiện, kiểm soát đường huyết và hạ cholesterol.
- Giảm cholesterol xấu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thêm nửa thìa bột quế có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
- Giảm viêm: 1 thìa cà phê bột quế mỗi ngày có thể giúp giảm viêm khớp, giảm đau và sưng tấy.
- Hỗ trợ tiêu hoá, làm ấm cơ thể: Vào mùa đông, khi thêm quế vào chế độ ăn uống giúp chống giá lạnh, giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn.
- Giảm đau khớp: Uống dung dịch có 1/2 thìa cà phê bột quế pha với 1 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng có thể cắt cơn đau khớp.
- Kìm hãm vi khuẩn phát triển: Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, quế có tác dụng tiêu diệt khuẩn E.coli, chống vi khuẩn và nấm. Quế trộn vào thực phẩm sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tốc độ ôi thiu, tác dụng như chất bảo quản tự nhiên, không độc hại.
- Điều chỉnh nồng độ đường trong máu: Nghiên cứu cho thấy mỗi ngày uống 1,3g quế dạng viên nén (tương đương 1/4 thìa cà phê bột quế) giúp ổn định đường trong máu.
- Hỗ trợ chống ung thư ruột kết: Theo kết quả nghiên cứu, quế có thể giảm thiểu sự lây lan của các tế bào ung thư.
- Giúp cai thuốc lá: Bất cứ khi nào thèm thuốc lá, hãy lấy một mảnh quế chi và nhai trực tiếp hoặc uống trà quế để giảm cơn thèm thuốc.
- Trị mụn trứng cá: Dầu và vỏ quế là hợp chất cực mạnh tác dụng loại bỏ mụn nước, làm sáng da, ngăn ngừa mụn lan rộng.
- Quế kết hợp với nhục đậu khấu được hoàng cung các nước khu vực châu Á cổ xưa sử dụng để loại bỏ mụn trứng cá bởi quế là một vị thuốc có tính kháng khuẩn mạnh. Quế và mật ong là một chất giữ ẩm kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm tấy đỏ, sưng và bong da chết.
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, nên bảo quản trong hộp kín, tránh tiếp xúc với không khí.
Chú ý: Phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt không nên dùng quế. Khi dùng quế thì phải kiêng hành hoặc dùng hành thì kiêng quế.
Lưu ý khi sử dụng bột quế
Bột quế có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải vì thế mà bạn sử dụng quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của bạn. Chẳng hạn, khi sử dụng bột quế, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Nguy cơ bị tổn thương gan
Bột quế có chứa lượng lớn coumarin, khi tiêu thụ quá nhiều nó sẽ trở thành chất độc, gây tổn thương cho gan.
Trung bình, mỗi muỗng cà phê (2g) bột quế Cassia chứa khoảng 5mg coumarin. Trong khi cơ thể được khuyến cáo chỉ nên hấp thụ 0.1mg/kg đối với trọng lượng cơ thể, nghĩa là 5mg (khoảng 0.5 - 1 muỗng cà phê) mỗi ngày cho người có số cân nặng là 60kg.
Gia tăng nguy cơ bệnh ung thư
Hấp thụ lượng lớn coumarin, không chỉ gây tổn thương cho gan mà còn làm tăng nguy cơ bị ung thư. Ví dụ, các nghiên cứu trên cơ thể động vật gặm nhấm, người ta phát hiện việc tiêu thụ quá nhiều coumarin có thể khiến cho khối u ác tính phát triển ở một số cơ quan nội tạng như gan, thận và phổi.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định coumarin làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư ở người. Một điều chúng ta quan tâm là nếu sử dụng quá nhiều quế, hay tiêu thụ lượng coumarin nhiều thì các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể sẽ giảm dần, thay thế bằng khối u có khả năng phát triển thành ung thư.
Gây lở loét miệng
Vì bột quế có chứa cinnamaldehyde, hoạt chất này có thể gây ra dị ứng ở miệng nếu như bạn ăn quá nhiều hoặc thậm chí một số người còn bị dị ứng. Ngoài triệu chứng lở loét miệng, bạn còn có thể bị sưng lưỡi, sưng nướu, tạo cảm giác nóng rát hoặc ngứa trong khoang miệng, gây khó chịu.
Làm giảm lượng đường trong máu
Quế có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu, là thực phẩm tốt cho những người có lượng đường huyết cao. Thế nhưng, khi tiêu thụ quá nhiều bột quế, sẽ khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, xuất hiện các triệu chứng của bệnh hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí còn bị ngất xỉu.
Gây các vấn đề về hô hấp
Vì bột quế có kết cấu nhỏ, mịn nên khi sử dụng loại gia vị này bạn dễ bị hít vào, từ đó dẫn đến việc gây ho, nôn ói hoặc gây khó thở.
Hơn nữa, chất cinnamaldehyde trong quế còn được xem là chất gây kích thích và khó chịu cho cổ họng. Vì thế, mà những người bị bệnh hen suyễn hay bị bệnh liên quan đến hô hấp cần phải cẩn thận khi hít phải bột quế.
Tác dụng với một số loại thuốc
Vì quế có dược tính, trong trường hợp đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh, thì bạn nên cân nhắc sử dụng bột quế dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì quế gây tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuộc.
Chẳng hạn, chất coumarin chứa nhiều trong bột quế Cassia có thể gây tổn thương gan. Điều này có nghĩa khi bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh gan như acetaminophen, statin và paracetamol, thì sẽ vô tình làm cho tình trạng bệnh gan trở nên nặng hơn.
Thêm đánh giá