Video giới thiệu Bánh Hỏi Mặt Võng Út Dzach
Cần Thơ - Nam bộ là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo. Riêng với ẩm thực, hơn 100 loại bánh dân gian cũng góp phần tạo nên nét độc đáo cho vùng Nam bộ. Trong số đó, bánh hỏi mặt võng là một trong những loại bánh góp phần níu chân du khách khi đặt chân đến TP.Cần Thơ nói riêng và Nam bộ nói chung.
Bánh hỏi mặt võng của gia đình ông là nghề truyền thống lâu đời, đã có cách nay hơn 50 năm. Bánh hỏi mặt võng khác hẳn với bánh hỏi khác do có vị ngọt, mặn, miếng bánh trong, dai và không dùng chất phụ gia. Sở dĩ bánh có tên mặt võng vì hoa văn của bánh như hình những mắt lưới của chiếc võng nhìn rất đẹp mắt do sự khéo tay của người làm.
Bánh hỏi Út Dzách là một trong những món ăn độc đáo của người dân miền Tây. Được mệnh danh là món ăn “đệ nhất Tây Đô”. Đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các công đoạn khéo léo làm ra món bánh này. Mà còn được tận tay làm thử, thưởng thức món bánh hỏi bánh thịt xiên trong không gian đậm chất miệt vườn.
Nằm cách trung tâm TP. Cần Thơ khoảng 15 km, vào huyện Phong Điền đi qua phà Vàm Xáng rồi tới bến đò Mương Ngang, quẹo phải, men theo đường lộ bê tông chừng 30m là bạn đã đến vườn du lịch sinh thái – lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách.
Nhờ nghề truyền thống làm bánh hỏi mặt võng của cha mình truyền lại mà hơn 6 năm nay ông Trần Thiện Cảnh, ở ấp Nhơn Bình A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ nổi tiếng khắp vùng. Ông Trần Thiện Cảnh (con trai nghệ nhân Châu Kim Thuận) cho biết bánh hỏi mặt võng của gia đình ông là nghề truyền thống lâu đời, đã có cách nay hơn 50 năm.
Ông Cảnh kể, khoảng năm 1990 thấy nhu cầu của người dân trong xóm khá lớn, từ đó gia đình ông bắt đầu làm bánh gia công cho người ta mang ra đãi khách trong các buổi tiệc như cưới, hỏi, giỗ. Thấy ngon, tiếng lành ngày một đồn xa. Khách đến tận nhà đặt làm bánh ngày một nhiều, rồi sau đó gia đình mới nghĩ đến chuyện làm bánh để kinh doanh cho đến ngày hôm nay.
Ông Cảnh cho biết, hơn 6 năm trước, được chính quyền địa phương động viên, gia đình ông đã đầu tư khu vườn cây ăn trái sau nhà thành Vườn du lịch sinh thái kết hợp lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách để mở quán ăn tại nhà kết hợp vườn du lịch sinh thái.
Từ đó, món bánh hỏi truyền thống của gia đình ông có cơ hội vang xa và được nhiều người biết đến. Món bánh hỏi của gia đình gọi là bánh hỏi mặt võng bởi vì hình dáng bên ngoài của bánh là những đường bắt chéo giống như mắt võng.
Bánh hỏi mặt võng có vị ngọt, mặn, miếng bánh trong, dai và không dùng chất phụ gia, ăn cùng với thịt nướng kim tiền nóng hổi, ít rau sống thơm nồng chấm với nước chấm. Vị ngọt thơm tự nhiên của bánh hỏi hòa quyện cùng vị đậm đà của thịt nướng đem đến cho thực khách cảm nhận được vị béo vừa phải mà không ngán. Sản phẩm đã được thành phố Cần Thơ cấp chứng nhận OCOP 4 sao năm 2023.
Quy trình làm ra món ăn “đệ nhất Tây Đô” - Bánh hỏi mặt võng
Để hoàn thành miếng bánh hỏi mặt võng. Người nghệ nhân phải qua làm qua nhiều công đoạn công phu và tích lũy kinh nghiệm. Đầu tiên là khâu chọn bột, bột gạo phải ngon thì bánh chín mới thơm dẻo được. Sau đó, bột được bắt lên bếp khuấy với lửa riu riu rồi đem ra cối xả nhiều lần cho đến khi thật mịn rồi để cho bột nguội lại.
Khi phần bột đã được chuẩn bị xong là đến phần ép bánh. Đây cũng là một công đoạn rất đặc biệt vì nó đòi hỏi sự khéo tay của cả hai người. Dụng cụ ép bánh gồm một thanh gỗ lớn. Phía dưới có giá đỡ hoạt động như một đòn bẩy. Một người dùng sức nặng của mình ép cho viên bột từ từ rơi xuống. Người ở đầu còn lại khéo léo đưa miếng lá chuối theo hình zích zắc. Để cho ra miếng bánh hỏi như hình các mắc lưới của một chiếc võng.
Ép bánh là công đoạn thu hút rất đông du khách đến tham gia trải nghiệm. Chiếc bánh sau đó được đem đi hấp chừng 5 đến 7 phút. Khi gỡ thấy bánh dai và bột trong lại là chín. Bánh hỏi mặt võng khác hẳn với bánh hỏi khác do có vị ngọt, mặn từ bí quyết quậy bột, nêm gia vị. Và độ trong, dai, không dùng chất phụ gia.
Tự tay làm ra món bánh hỏi mặt võng
Đặc biệt đến đến, du khách còn có thể tự tay thử làm bánh hỏi mặt võng truyền thống dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của gia chủ. Đây là một trải nghiệm khá lý thú. Bởi bánh hỏi mặt võng là một loại bánh dân gian không phải ở đâu cũng có. Chính việc tự tay làm, thưởng thức đã đem đến cho du khách cảm giác gần gũi thân thiện. Đậm chất miệt vườn sông nước Nam Bộ.
Thưởng thức món ăn độc đáo bánh hỏi Út Dzách
Bánh hỏi mặt võng được ăn kèm với thịt nướng kim tiền cũng do chính chủ nhà vườn làm. Thịt nướng có màu vàng nâu bắt mắt. Điểm một chút mỡ nằm trong lớp thịt cuộn tròn lại đem đến cho thực khách cảm nhận được vị béo vừa phải mà không ngán. Khi ăn cuốn thịt vào bánh hỏi thêm một ít rau thơm và chấm với nước chấm.
Rau thơm và nước chấm cũng không kém phần quan trọng để tạo nên vị thanh mát cho món ăn. Gắp trên tay miếng bánh hỏi. Cuốn vào trong miếng thịt kim tiền, bọc vào lớp ngoài chút xà lách, rau thơm. Cuối cùng chấm ngập trong chén nước mắm chua ngọt. Và từ từ cảm nhận vị khoan khoái tan dần nơi đầu lưỡi.
Ngoài món ăn độc đáo này, khi đến tham quan vườn du lịch sinh thái Út Dzách. Du khách còn có dịp thưởng thức những món ăn đặc sản miệt vườn sông nước. Như: lẩu mắm đồng quê, gỏi gà thả vườn, bánh xèo, …
Đặc biệt đến đây, du khách còn có thể tự tay thử làm bánh hỏi mặt võng truyền thống dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của gia chủ. Đây là một trải nghiệm thú vị bởi bánh hỏi mặt võng rất đặc biệt không phải ở đâu cũng có, chính việc tự tay làm, thưởng thức đã đem đến cho du khách cảm giác gần gũi thân thiện, đậm chất miệt vườn sông nước Nam bộ.
Đến tham quan khu vườn của ông Cảnh, ngoài thưởng thức món chủ lực là bánh hỏi mặt võng thịt kim tiền vừa ra lò còn nóng hổi, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã khác như ốc nướng tiêu, lươn um, lẩu mắm đồng quê và các loại bánh truyền thống như bánh lá mít, bánh xếp, bánh xèo, bánh bò, bánh da lợn, bánh ít, bánh tằm se tay…
Lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách từ lâu được du khách gần xa đặt cho cái tên mỹ miều là lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô”. Từng miếng bánh hỏi trắng tinh, phết thêm chút mỡ hành đậu phộng giã, ăn kèm rau sống, thịt kim tiền thơm lừng nóng hổi, chấm ngập trong nước mắm chua ngọt, càng ăn càng ghiền.
Đến vườn sinh thái Út Dzách, được thong thả dạo chơi dưới tán cây râm mát, hít thở bầu không khí trong lành và thưởng thức các loại cây trái tươi ngon trong vườn nhà hoặc mắc võng ngã lưng, tận hưởng giây phút yên bình của miền quê sông nước.
Tuyệt vời quá đúng không nào, nhưng chưa hết đâu nhé, vườn sinh thái này còn là nơi ra đời của món bánh hỏi mặt võng trứ danh, du khách gần xa thích thú đặt cho cái tên mỹ miều là bánh hỏi gia truyền “đệ nhất xứ Tây Đô”.
Nhiều du khách tò mò nếm thử món ăn dân dã có cái tên là lạ "bánh hỏi mặt võng Út Dzách" để rồi đem lòng yêu mến món ăn bình dị nhưng đậm chất dân dã miền Tây này.
Ẩm thực độc đáo Phong Điền
Phong Điền là vùng sinh thái với những nếp sinh hoạt, văn hóa còn giữ nét văn minh miệt vườn, sông nước Nam Bộ. Không chỉ có văn hóa bản địa đặc sắc, nơi đây còn nức tiếng nhiều món ngon độc đáo.
Phong Điền được biết đến là vành đai xanh của TP Cần Thơ bởi nơi đây có nhiều vườn cây ăn trái: măng cụt, dâu Hạ châu, chôm chôm, sầu riêng... Các loại trái cây phong phú trở thành nguồn nguyên liệu được người dân địa phương sáng tạo ra không ít món ngon. Gỏi măng cụt, gà um dâu Hạ Châu, gỏi chôm chôm, sầu riêng chiên bột... là những món ăn sẽ khiến du khách nhớ mãi về ẩm thực đặc trưng nơi đây.
Không chỉ vậy, Phong Điền nổi tiếng có nhiều nghệ nhân làm bánh dân gian, như: cô Sáu Khuya, cô Hoa Lài, cô Tư Thuận... Mỗi người đều có tay nghề khéo léo làm nên những món trứ danh Phong Điền, như: bánh xèo nhị sắc, bánh canh vịt xiêm, bánh ít trần nhưn vịt xiêm, bánh xếp bột gạo, bánh hỏi mặt võng... Trong đó, bánh hỏi mặt võng được xem là tinh hoa đặc trưng của vùng đất Phong Điền.
Bánh hỏi mặt võng do người dân Phong Điền sáng tạo và có cách đây khoảng 50-60 năm. Bánh có hoa văn mặt võng, tinh tế đẹp mắt. Nghề truyền thống này vẫn được nhiều người dân cố cựu ở đây gìn giữ. Không khó để du khách có thể tìm được món bánh này ở các cơ sở như: Năm Đẳng, Út Dzách... hay ở các khu điểm du lịch có liên kết với người dân địa phương để làm các món bánh truyền thống. Điểm đặc biệt của bánh hỏi mặt võng là phải làm thủ công với nguyên liệu chính là bột gạo. Để có tạo hình mặt võng đẹp mắt, khuôn ép phải được đặt làm riêng. Quá trình làm bánh hỏi rất kỳ công.
Thông thường phải có sự phối hợp ăn ý giữa hai người. Một người ép khuôn, một người rê bánh. Bánh rê phải đều đặn, liên tục mới được những nếp hoa văn liên tiếp đẹp mắt. Do đó, trải nghiệm làm bánh hỏi mặt võng cũng là một trong những hoạt động mà nhiều du khách quốc tế yêu thích. Họ tự tay làm bánh và thưởng thức tại chỗ. Đối với khách quốc tế, những trải nghiệm ẩm thực địa phương chính là nét văn hóa bản địa rất để lại ấn tượng trong hành trình khám phá mỗi vùng đất ở Việt Nam.
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:
✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán
✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Thêm đánh giá