TVC giới thiệu Cách Ngâm Rượu Ba Kích Cực Chuẩn
Ba kích là loại cây có tính ẩm, vị cay, ngọt thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương, cường gân cốt. Ngoài ra, ba kích còn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau khớp.
Ba kích là loại cây leo, thuộc dạng thân thảo, thân mảnh và có nhiều lông mịn. Thân ba kích khi còn non có màu tím, cành non có cạnh. Lá ba kích mọc đối nhau, dày và cứng, cuống ngắn có màu xanh lục. Hoa ba kích mọc thành tán ở đầu cành, có kích thước khá nhỏ, quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín quả có màu đỏ.
Ba kích có rễ hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, rễ dài từ 3cm trở lên, đường kính trên 0,3cm. Mặt ngoài của rễ cây ba kích màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc ngang. Ba kích có vị hơi ngọt và chát. Có thể đào lấy rễ ba kích quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa thu đông.
Mô tả sản phẩm Ba Kích Đình Lập
Thành phần hóa học của ba kích
Theo một số nghiên cứu cho biết, thành phần hóa học trong ba kích gồm có: Rubiadin, gentianine, choline, trigonelline, carpaine, gitogenin, tigogenin, quercetin, luteolin, vitamin B1, vitamin C, phytosterol. Bên cạnh đó, ba kích còn chứa một số loại acid hữu cơ, antraglycozid, đường và một lượng nhỏ tinh dầu.
Những công dụng của ba kích đối với sức khỏe
Từ lâu, ba kích đã được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc đông y. Nhiều công dụng của ba kích đối với sức khỏe đã được chứng minh như:
• Điều trị bệnh tiểu đường;
• Hỗ trợ tăng sức đề kháng;
• Cải thiện chức năng của thận;
• Hỗ trợ điều trị chứng kinh nguyệt không đều;
• Trị viêm da, viêm khớp;
• Giảm viêm và điều chỉnh các hormone trong cơ thể;
• Giúp xương chắc khỏe, cải thiện thoát vị và chứng đau lưng;
• Có tác dụng tích cực với bệnh trầm cảm nhờ tăng tác dụng của serotonin.
Các bài thuốc từ ba kích
Ba kích kết hợp với các dược liệu khác tạo thành các bài thuốc trị bệnh hữu hiệu trong Đông Y. Các bài thuốc từ ba kích gồm có:
Bài thuốc hỗ trợ lợi tiểu: Nguyên liệu gồm có: Ích nhân trí, ba kích, tang phiêu tiêu và thỏ ty tử. Mang tán mịn các nguyên liệu này sau đó cho một ít rượu vào làm ướt. Vo hỗn hợp này thành viên nhỏ khoảng bằng hạt bắp. Mỗi lần sử dụng 12 viên cùng với rượu pha muối hoặc có thể sắc thành thang để uống.
Bài thuốc hỗ trợ trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều: Dùng 120g ba kích, 20g lương khương, 640g tử kim đằng, 80g thanh diêm, 160g nhục quế đã bỏ vỏ cùng với 160g ngô thù du tán nhỏ. Bạn trộn đều nguyên liệu và dùng rượu hồ để vo thành viên. Mỗi ngày sử dụng 20 viên thuốc với rượu pha muối nhạt.
Bài thuốc chữa trị đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu: Bạn sử dụng ba kích, đỗ trọng bắc, nhục thung dung, thỏ ty tử cùng tỳ giải, mỗi loại 400g. Đem hoàn viên và dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 6g.
Bài thuốc chữa thận hư: Dùng 300g mỗi vị gồm: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc cùng 600g củ mài tán thành bột mịn. Sau đó hoàn viên cùng với mật ong. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 8 - 10g. Hoặc bạn có thể dùng 300g mỗi vị gồm có: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt cùng 150g ngũ vị tử tán thành bột mịn rồi hoàn viên với mật ong. Sử dụng ngày 2 - 3 lần, mỗi lần cũng từ 8 - 10g.
Ai không nên sử dụng ba kích?
Mặc dù ba kích có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng ba kích. Một số trường hợp sử dụng ba kích gây tác dụng phụ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nếu bạn đang rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì không nên sử dụng ba kích:
• Có biểu hiện sốt nhẹ về chiều;
• Bị táo bón;
• Viêm đường tiết niệu, tiểu đau buốt;
• Bị huyết áp thấp;
• Nam giới đang bị chậm xuất tinh, khó xuất tinh khi quan hệ.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được lạm dụng rượu ba kích. Mặt khác, một số hoạt chất trong ba kích có thể làm biến đổi hoạt động của một số tân dược vì vậy nếu bạn đang điều trị bằng tân dược thì không nên sử dụng ba kích nhé.
Bảo tồn, nhân rộng cây dược liệu quý ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển cây dược liệu. Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 616.700 ha (chiếm 74,2% đất tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên khoảng 279.888 ha với hệ sinh thái đa dạng và khí hậu độc đáo.
Bên cạnh đó, diện tích rừng nguyên sinh còn khá nhiều và tiềm năng về cây làm thuốc tương đối lớn. Trong đó, có nhiều loại cây thuốc quý như cây hồi, quế, sa nhân, ngũ gia bì gai, củ gió…
Theo Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn, ông trần Văn Tuyến cho rằng, trước kia, nguồn dược liệu thông dụng thường chỉ bị khai thác nhỏ lẻ, với số lượng ít, theo mùa vụ như các loại: Ba kích, khúc khắc, kê huyết đằng, nhân trần, ích mẫu, thanh hao hoa vàng.
Nhiều loài cây dược liệu quý đã bị khai thác, thu mua tới cạn kiệt trong một giai đoạn dài, nhiều loài có khả năng tuyệt chủng như bảy lá một hoa, lan kim tuyến...
Trước nguy cơ cạn kiệt, gần đây, một số người dân tại Lạng Sơn đã bắt đầu gây dựng các vườn nuôi trồng cây dược liệu từ nguồn tự nhiên.
Người dân bắt đầu ý thức được giá trị kinh tế mà cây dược liệu mang lại. Từ đó, từng bước đã nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát triển và khai thác dược liệu một cách bài bản.
Huyện Đình Lập có đầy đủ tiềm năng và điều kiện để đưa cây dược liệu trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân và hướng tới xuất khẩu.
Một người dân ở thôn Khe Dăm, xã Lâm Ca (Đình Lập, Lạng Sơn) cho biết, gia đình ông Nguyễn Văn Tằng, có 3.500 cây cả mọc tự nhiên và trồng mới, trong đó có 2.000 cây tự trồng. Đến năm 2020, rừng trà hoa vàng trồng mới của ông mới bắt đầu có hoa nên ông mới thu bói được 60 kg. Với giá bán 600.000 - 800.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế bước đầu rất khả quan.
Theo người dân ở đây cây trà hoa vàng có thể thu cả hoa và lá già làm thuốc. Ngoài ra, cây trồng này có ưu điểm vượt trội hơn so với các cây trồng trên đất đồi và núi khác như keo, thông. Bởi keo, thông trồng 5- 6 năm cho thu hoạch, nhưng sau đó phải trồng mới lại từ đầu. Còn trà hoa vàng chỉ trồng 1 lần và cho thu hoạch lâu dài.
Với tiềm năng vô cùng lớn, Lạng Sơn đã triển khai thực hiện quy hoạch một số cây dược liệu là cây trồng chủ lực của tỉnh cần quan tâm đầu tư và phát triển.
Năm 2014, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo đó, giai đoạn 2021-2030, Lạng Sơn định hướng xây dựng mở rộng vùng dược liệu ba kích tại huyện Đình Lập lên 680 ha, trong đó trồng mới 355 ha, sản lượng dự tính đạt 3.740 tấn củ tươi.
Vùng trồng hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng với sản lượng trung bình đạt 15.000 tấn/năm. Giai đoạn 2026-2030 phấn đấu trồng dược liệu dưới tán rừng là 500 ha/năm, mở rộng diện tích cây hồi lên 22.150 ha, trong đó trồng mới 1.240 ha, sản lượng hồi tươi dự tính đạt 57.387 tấn. Sản lượng vỏ quế đạt 3.000 tấn/năm.
Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn, tới đây, Lạng Sơn sẽ tập trung phát triển 16 loài dược liệu, bao gồm 13 loài bản địa như: Ba kích, đinh lăng, địa liền, hồi, quế, sa nhân tím... và 3 loài nhập nội là bạch chỉ, bạch truật, địa hoàng (ưu tiên phát triển ba kích, gấc, địa hoàng, duy trì và khai thác bền vững hồi và quế trên diện tích đã có).
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, công nhận, bảo hộ và bảo tồn các giống cây dược liệu; nghiên cứu và phát triển giống dược liệu mới, do phần lớn bộ giống dược liệu trong nuôi trồng hiện nay vẫn dựa vào các giống địa phương nên năng suất thấp.
Khẩn trương di thực những cây thuốc quý về vườn thuốc của gia đình, các vườn thuốc của trạm y tế xã hay các mô hình vườn thuốc, rừng bảo tồn cộng đồng. Trước hết là bảo tồn, sau đó có cơ hội nhân rộng.
Theo ông Vũ Văn Thịnh - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn, để phát triển và khai thác bền vững tiềm năng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, Lạng Sơn sẽ tập trung cho công tác chọn tạo, bình tuyển những giống cây đầu dòng làm giống, có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng... Bởi lẽ, cây dược liệu sẽ là nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc, nếu chất lượng không tốt, hệ lụy tới sức khỏe cộng đồng là rất lớn.
Việc phát triển cây dược liệu không chỉ giúp bảo tồn cây thuốc quý còn giúp bà con vùng cao xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:
✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toá
✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Thêm đánh giá