Tập Đoàn Điện Lực EVN
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Tập Đoàn Điện Lực EVN
Năm 2023

Tập Đoàn Điện Lực EVN

  • Email:
    tonvinhgiatrithuc@gmail.com
  • Điện thoại:
    0964 807 488/ 0989219488 (Ms. Ngọc)

Thương hiệu Việt nổi tiếng - Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 8 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Điện lực Việt Nam

Mỗi thành công dù là từ 1 sáng kiến nhỏ, cho đến cả một công trình… cũng đều được tạo nên bởi lòng yêu nghề, ý chí bền bỉ và tinh thần đoàn kết, sáng tạo, gắn bó của cán bộ công nhân với ngành Điện Việt Nam. Trải qua 6 thập niên với nhiều dấu ấn, mốc son đáng nhớ, Điện lực Việt Nam đã tạo nên khối tài sản mang lại giá trị kinh tế xã hội vô giá. Đặc biệt đã xây dựng được một đội ngũ CBCNV ngành Điện làm chủ được khoa học công nghệ hiện đại, tiếp tục gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ngành Điện Việt Nam.

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.

  • Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
  • Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Trụ sở EVN

Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế cho Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 6/12/2013), với một số nội dung chính như sau:

Tên gọi:

  • Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
  • Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
  • Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
  • Tên gọi tắt: EVN.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Ngành, nghề kinh doanh chính:

  • Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia
  • Xuất nhập khẩu điện năng
  • Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện
  • Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
  • Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Điện lực Việt Nam đóng góp cho đất nước

Thật khó để đánh giá được chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội mà Điện lực Việt Nam đóng góp cho đất nước, cũng như không thể kể hết những gian khó, vất vả của người làm điện trong 60 năm qua. Điểm lại những thành tựu đặc biệt quan trọng, mang tính bước ngoặt trong chặng đường hơn nửa thế kỷ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sứ mệnh của ngành Điện luôn “Đi trước một bước”.

Sản lượng điện sản xuất tăng gấp 5 lần sau tiếp quản

Khi tiếp quản Thủ đô (tháng 10/1954), cơ sở vật chất của ngành Điện miền Bắc là 5 Nhà máy điện với tổng công suất không vượt quá 31,5 MW, tổng sản lượng điện khoảng 53 triệu kWh/năm. Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế (1955 – 1960), cùng với việc phục hồi các cơ sở phát điện cũ, nhiều Nhà máy điện mới được xây dựng và đưa vào vận hành như, Nhà máy Thủy điện Tà Sa, Nà Ngần, Nhà máy điện Vinh, Nhà máy điện Lào Cai. Tổng sản lượng điện sản xuất năm 1960 là 250 triệu kWh, tăng 5 lần so với thời điểm tiếp quản, đảm bảo cho kế hoạch phát triển kinh tế được thực hiện trên toàn miền Bắc.

Đây là bước khởi đầu quan trọng, là nền tảng tạo sức bật cho ngành Điện ngày càng phát triển phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự trưởng thành nhanh chóng của ngành Điện trong giai đoạn này luôn gắn với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

Xây dựng đường dây 35 kV đầu tiên ở miền Bắc

Tháng 1/1958, tuyến đường dây 35 kV đầu tiên (Hà Nội – Phố Nối) được xây dựng và trong quý III cùng năm đã khánh thành, đóng điện thành công. Cùng với các tuyến đường dây 30,5 kV cũ được cải tạo, nâng cấp lên 35 kV từ sau khi tiếp quản Thủ đô, kể từ đây, hàng ngàn km đường dây 35 kV tiếp tục được xây dựng, phủ khắp miền Bắc, đảm bảo cung cấp điện cho các khu công nghiệp, đô thị, thủy lợi và một phần phục vụ nông thôn. Đây là dấu ấn quan trọng đánh dấu sự phát triển của hệ thống lưới điện Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Hệ thống lưới điện EVN

Xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn đầu tiên ở miền Bắc

Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được khởi công ngày 19/5/1961. Đây là công trình trọng điểm của Nhà nước, công trình nhiệt điện lớn nhất của ngành Điện miền Bắc thời kỳ này, do Liên Xô giúp đỡ xây dựng, cung cấp thiết bị và đào tạo cán bộ, công nhân. Nhiệt điện Uông Bí đợt 1 khánh thành sau chiến dịch 970 ngày đêm xây dựng. Ngày 2/9/1965, khánh thành đợt 2, đưa tổng công suất cả 2 đợt lên 48 MW. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Nhà máy vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa tiếp tục mở rộng đợt 3 (năm 1975), đợt 4 (năm 1976). Tính đến hết năm 1976, tổng công suất của Nhà máy là 153 MW, là nguồn điện chủ lực ở miền Bắc.

Từ năm 2002 đến nay, Nhiêt điện Uông Bí tiếp tục được đầu tư mở rộng công suất thêm 2 lần nữa (tổng công suất 630 MW), nâng tổng công suất của Nhà máy lên 740 MW, giữ vai trò là một trong những nguồn nhiệt điện quan trọng của hệ thống điện quốc gia.

Xây dựng các tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc

Năm 1963, những đường dây 110 kV đầu tiên là Thác Bà – Thái Nguyên – Tuyên Quang, Đông Anh - Uông Bí – Hải Phòng đã được xây dựng, đưa vào vận hành, kết nối 9 Nhà máy điện ở miền Bắc thành một hệ thống sản xuất, truyền tải điện với tổng công suất 130 MW (chưa kể 3 nhà máy nhiệt điện Vinh, Lào Cai, Thanh Hóa vận hành độc lập). Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của hệ thống điện trước khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Điện lực Việt Nam

Xây dựng nhà máy thủy điện công suất lớn đầu tiên ở miền Bắc

Năm 1964, ngành Điện miền Bắc khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà công suất 108 MW, gồm 3 tổ máy 36 MW, do Liên Xô viện trợ. Đây là công trình trọng điểm của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Nhà máy khánh thành đợt 1 và đưa vào vận hành ngày 5/10/1971, đến tháng 5/1972 đã hoàn thành toàn bộ.
Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Thủy điện Thác Bà là mục tiêu bị đánh phá ác liệt, nhưng vẫn là nguồn điện quan trọng phục vụ Hà Nội chiến đấu. Đến năm 1975, Nhà máy mới được khôi phục hoàn toàn.

Đây không phải là công trình thủy điện đầu tiên ở nước ta, nhưng là công trình thủy điện công suất lớn đầu tiên và cũng là lớn nhất lúc đó, mở đầu cho chương trình khai thác thủy điện của ngành Điện Việt Nam. Đây còn được coi là nôi đào tạo cán bộ chủ chốt của ngành Điện trong lĩnh vực thủy điện.

Xây dựng đường dây 220 kV đầu tiên ở miền Bắc

Tháng 3/1979, tuyến đường dây 220 kV Hà Đông – Hòa Bình được khởi công xây dựng và đến tháng 5/1981 đưa vào vận hành. Đây là đường dây truyền tải 220 kV đầu tiên ở miền Bắc, nâng cao năng lực truyền tải, cung cấp điện và tạo cơ sở kỹ thuật cho việc xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc – Nam sau này.

Xây dựng “Công trình thế kỷ” Thủy điện Hòa Bình

Ngày 6/11/1979, hàng vạn cán bộ, công nhân viên Việt Nam và 186 chuyên gia Liên Xô đã cùng tham gia Lễ khởi công xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình. Công trình do Liên Xô giúp đỡ với 8 tổ máy, tổng công suất 1.920 MW. Trong thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, Thủy điện Hòa Bình được đánh giá là “công trình thế kỷ” của đất nước và mang tầm thế giới.

Sau hơn 3 năm thi công, đúng 9h00 ngày 12/1/1983, Lễ ngăn sông đợt 1 được tổ chức trọng thể với sự có mặt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngày 30/12/1988, tổ máy 1 (240 MW) đã phát điện, hòa lưới điện quốc gia. Sau đó, mỗi năm hoàn thành và đưa từ 1-2 tổ máy vào vận hành.

Tại thời điểm khánh thành Nhà máy (tháng 12/1994), Thủy điện Hòa Bình đã sản xuất được hơn 21,366 tỷ kWh, chiếm 46% tổng sản lượng điện quốc gia. Với vai trò và vị trí của mình, trong nhiều thập kỷ tới, Thủy điện Hòa Bình sẽ vẫn là một trong những nguồn điện quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Tập đoàn Điện lực

Xây dựng hệ thống truyền tải điện siêu cao áp 500 kV Bắc – Nam

Với chiều dài gần 1.500 km từ Hòa Bình đến Phú Lâm, đường dây tải điện siêu cao áp 500 kV Bắc – Nam mạch 1 được khởi công xây dựng ngày 5/4/1992, khánh thành và đóng điện vận hành ngày 27/5/1994. Đây là công trình điện siêu cao áp đầu tiên, hoàn toàn mới về kỹ thuật và công nghệ đối với ngành Điện Việt Nam. Với việc hoàn thành xây dựng  công trình trong 2 năm là một kỳ tích về tốc độ xây dựng, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực và trình độ trí tuệ của những người làm điện Việt Nam.

Hệ thống điện quốc gia từ đây được hình thành trên cơ sở liên kết lưới điện các khu vực Bắc – Trung – Nam thông qua trục “xương sống” là đường dây tải điện 500 kV – một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ xây lắp, truyền tải, vận hành và điều độ hệ thống điện quốc gia.  

Ngày 23/10/2005, đường dây 500 kV mạch 2 được hoàn thành và đưa vào vận hành, tạo thành 2 đường dây siêu cao áp song song xuyên suốt đất nước, truyền tải điện vào - ra hai miền, nâng cao độ an toàn cung cấp điện và chất lượng điện cho cả hệ thống, tạo điều kiện để khai thác hợp lý các nguồn điện trên toàn quốc, đồng thời, tạo tiền đề quan trọng nhất cho sự ra đời của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia sau này.

Ngày 5/5/2014 tiếp tục khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 (Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông) dài 445 km, đi qua 6 tỉnh, thành (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh) sau hơn 2 năm xây dựng, “giải quyết” được nguy cơ thiếu điện cục bộ tại các tỉnh miền Nam. Đồng thời, đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, kinh tế trong trường hợp cần có sự trao đổi điện năng ở mức độ cao giữa các vùng – miền trên cả nước. 20 năm qua, hệ thống truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam đã phát huy cao độ vai trò trụ cột trong cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Top thương hiệu chất lượng

Thiết kế, chế tạo, thành công MBA từ 110 - 500 kV

Năm 1995, ngành Cơ khí Điện lực Việt Nam đã đạt được thành tích đáng ghi nhận: Hoàn thành nghiên cứu và chế tạo thành công máy biến áp (MBA) 110 kV - 25.000 kVA. Năm 2003, chế tạo thành công MBA 220 kV - 125 MVA. Đến năm 2005, ngành Cơ khí Điện lực đã tự sửa chữa MBA 500 kV và chế tạo được MBA 220 kV công suất 250 MVA. Đặc biệt, năm 2010, ngành Cơ khí Điện lực đã có bước tiến dài khi chế tạo thành công MBA 500 kV. Năm 2011, MBA 500 kV – 3x150 MVA đầu tiên hoàn toàn do Việt Nam chế tạo được lắp đặt vận hành thành công tại Trạm 500 kV Nho Quan.

Đó là những bước tiến vượt bậc của ngành Cơ khí Điện lực Việt Nam, khẳng định nội lực, nâng cao uy tín của Ngành, tiết kiệm hàng triệu USD do hạn chế nhập khẩu thiết bị và thuê chuyên gia sửa chữa, tư vấn nước ngoài. Cũng từ đây mở ra trang sử mới cho ngành Cơ khí Điện lực nước nhà trong việc sản xuất và xuất khẩu máy biến áp.

Xây dựng Trung tâm Điện lực lớn nhất cả nước

Ngày 10/4/2005, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ được khánh thành, với 6 Nhà máy điện có tổng công suất 3.859 MW, lớn gấp đôi Thủy điện Hòa Bình. Trong đó, EVN đầu tư xây dựng Nhà máy Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 4. Các nhà máy Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT.

Đây là công trình quan trọng ghi nhận sự phát triển vượt bậc của ngành Công nghiệp Điện lực nước ta. Đồng thời, qua việc tham gia xây dựng công trình, lực lượng tư vấn xây dựng điện của Ngành đã bước đầu tiếp cận được công nghệ hiện đại và chủ động trong công tác tư vấn thiết kế Nhà máy điện khí.

Xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 2/12/2005, Việt Nam khởi công xây dựng Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á đến thời điểm hiện tại. Với tổng công suất đặt 2.400 MW, tổng vốn đầu tư gần 60.196 tỷ đồng, đây là công trình thủy điện có quy mô lớn nhất nước ta cả về công suất, vốn đầu tư và số hộ dân phải tái định cư. Ngày 23/12/2012, đã khánh thành toàn bộ công trình, “về trước hẹn” 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, nhờ đó đã làm lợi khoảng 1 tỷ USD cho Nhà nước.

Công trình Thủy điện Sơn La là mốc son của ngành Điện Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, với những kỳ tích phi thường của tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân trong nước qua việc làm chủ công nghệ, thiết bị, thể hiện năng lực kỹ thuật chuyên môn cao trong lĩnh vực xây dựng thủy điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
Điện lực Việt Nam phủ sóng rộng khắp

Vận hành ổn định thị trường điện Việt Nam

Ngày 26/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2006/TTg phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện tại Việt Nam. Theo đó, thị trường điện tại Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 (2005 – 2014): Thị trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ 2 (2015 – 2022): Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Cấp độ 3 (từ sau 2022): Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Việc hình thành và phát triển thị trường điện là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho quá trình phát triển này.

Hiện nay, trong cấp độ 1, thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) Việt Nam được chính thức vận hành từ ngày 1/7/2012, sau quá trình chuẩn bị kỹ và đã vận hành thí điểm thành công. Đến nay, có 50 nhà máy tham gia chào giá trực tiếp, thị trường ngày càng trở nên sôi động hơn, tạo điều kiện cho các đơn vị phát điện có cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hoàn thành xuất sắc “Điện khí hóa nông thôn”

15 năm qua (1998 – 2013), Tập đoàn Điện lực Việt Nam – đơn vị trụ cột trong chương trình Điện khí hóa nông thôn - đã đầu tư gần 48.000 tỷ đồng tại 62 tỉnh, thành (trừ TP. HCM), góp phần đưa tỷ lệ số xã có điện từ 75,1% (năm 1998) lên 99,57% (năm 2013) và tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện từ 62,5% (năm 1998) lên 97,85% (năm 2013).  

Về đưa điện ra hải đảo, tính đến nay, EVN quản lý, bán điện trực tiếp tới 8/12 huyện đảo trên cả nước. Trong đó, EVN đã đầu tư lưới điện quốc gia bằng đường dây trên không ra các huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng) và đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra các huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi).  
Tập đoàn Điện lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo, cùng các tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành và vượt các mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đề ra, đóng góp hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cũng như chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên phương diện quốc tế, mức độ phủ điện khu vực nông thôn của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực, đồng thời cho thấy Việt Nam thực hiện đúng cam kết với quốc tế về mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói, giảm nghèo.

Tổng công suất đặt tăng hơn 23 lần sau 40 năm giải phóng

Năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời điểm này, công suất toàn quốc đạt khoảng 1.326 MW. Từ năm 1980, mặc dù còn bộn bề với việc khắc phục hậu quả chiến tranh nhưng cùng với cả nước, ngành Điện bước vào công cuộc đổi mới với tinh thần khẩn trương và hiệu quả. Ngành Điện là ngành kinh tế kỹ thuật đầu tiên của cả nước lập kế hoạch phát triển dài hạn. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự tham gia, ủng hộ tích cực của các bộ, ban, ngành, hệ thống nguồn và lưới điện liên tục được mở rộng theo quy hoạch. Đến nay, ngành Điện lực Việt Nam đã thực hiện thành công 6 tổng sơ đồ phát triển điện lực và đang tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (còn gọi là Quy hoạch điện 7).

TVC giới thiệu Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN

Tính đến cuối năm 2013, tổng công suất đặt toàn quốc là 30.597 MW, tăng hơn 23 lần so với năm 1975.  Hệ thống lưới điện truyền tải 220/500 kV đã đến 61/63 tỉnh, thành phố. Cả nước đã có 57 tỉnh, thành có trạm biến áp 500 kV và 220 kV.  

Mặc dù phía trước vẫn còn vô vàn thử thách, nhưng nhìn lại 60 năm qua, ngành Điện đã nỗ lực vượt khó, vươn lên phát triển toàn diện cả về quy mô lẫn tốc độ, khẳng định vai trò và vị trí chủ đạo trong cung cấp điện cho nền kinh tế và xã hội.

Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:

Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN

Trụ sở: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ

2. Khách hàng mua đại lí liên hệ:  0247 774 69 99

3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0983 837 488

4. Khách hàng liên hệ Zalo Bluesea: 0912 888 586

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !