Đền chùa
Viện Nghiên Cứu Di Sản Văn Hóa - Bảo Tồn Di Sản Phát Huy Giá Trị Văn Hóa
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thành lập ngày 23/11/2020 theo Quyết định số 1221/QĐ-LHHVN; Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động Khoa học và Công nghệ (Số đăng ký: A-2313) ngày 01 tháng 12 năm 2020.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 121 BT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị và Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư).
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa là tập hợp các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm, những người có tâm huyết, chuyên môn cao để thực hiện nghiên cứu về di sản văn hóa; Ứng dụng, tư vấn và cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn di sản phát huy giá trị văn hóa.
Chức năng
Tập hợp các các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức, uy tín, năng lực chuyên môn cao trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, bảo tàng, kiến trúc, tài nguyên và môi trường, di sản tư liệu và các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa, bảo đảm đại diện cho các vùng, miền; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế với UNESCO về di sản văn hóa để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hoá.
Thu hút các nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ để xây dựng Bảo tàng di sản số, số hoá 3D các công trình di sản văn hoá có ý nghĩa lịch sử. Phục dựng di sản bằng công nghệ thực tế ảo Virtual Reality - VR; Ứng dụng, tư vấn và cung cấp dịch vụ, dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn di sản và phát huy giá trị sản văn hóa.
Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và lưu giữ trong ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể: những điệu múa, bài hát, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền... và lên kế hoạch sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị trong các cộng đồng dân cư.
Tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích. Để di tích trở thành sản phẩm du lịch văn hoá thu hút ngày càng đông khách tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương.
Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu khoa học: Số hóa Cổ vật, di tích, bảo tàng cho lưu trữ, trưng bày trong thời đại 4.0. Thực hiện các đề tài, dự án khoa học trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa.
b) Dịch vụ khoa học và công nghệ: Phát triển các sản phầm về Công nghệ Thực Tế Ảo ứng dụng vào các nghành nghề khác nhau phục vụ cho việc học tập, đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh, marketing, Truyền thông ...; Tư vấn, thẩm định, phản biện các chương trình, dự án, đề tài; ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu; Sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, nghệ thuật nhằm quảng bá, trao đổi thông tin, phổ biến kiến thức trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
c) Liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thực hiện nhiệm vụ của Viện.
Viện Nghiên Cứu Di Sản Văn Hóa - Bảo Tồn Di Sản Phát Huy Giá Trị Văn Hóa
Lĩnh vực di sản văn hóa vật thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp quốc tế, các trường đại học, các nhà khoa học, các công ty công nghệ trong và ngoài nước để nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam cho việc bảo tồn, phục dựng và phát triển Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Cung cấp các giải pháp,sản phẩm công nghệ cho cơ quan quản lý nhà nước; BQL Di tích (Đình, Chùa, Miếu...) để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
- Tư vấn thiết kế và thi công tu bổ phục hồi, tôn tạo di tích; Phục chế và thi công xây lắp các công trình Đình, Chùa, Miếu...
- Lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình, dự toán và tổng dự toán đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, thiết kế sáng tác phần mỹ thuật các công trình tượng đài và tranh;
Lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể:
- Tổ chức Diễn đàn công nghệ về áp dụng Khoa học công nghệ vào các công việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
- Tổ chức Hội nghị, Hội thảo chuyên đề; Lễ hội; Chương trình nghệ thuật nhằm quảng bá, bảo tồn các di sản văn hóa;
- Phục dựng và tổ chức lễ hội truyền thống (lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử cách mạng...) của các địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phục hồi các làng nghề thủ công truyền thống để phát triển trong nền kinh tế thị trường.
- Thành lập các Đề tài nghiên cứu, các dự án, các hội thảo và chương trình tôn vinh, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian...)
- Tổ chức xuất bản, phát hành các sản phẩm truyền thông về nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa.
Áp dụng công nghệ khoa học để Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
- Tập trung mọi nguồn lực để Số hoá 3D các di tích, danh lam, cổ tự, chùa – đình – đền... của đất nước.
- Xây dựng Bảo tàng Di sản số (phục vụ cho việc trưng bày trong thời kỳ mới, để giới thiệu được nhanh, rộng, hấp dẫn hơn nhờ công nghệ mới nhất Thực tế ảo, từ bản số hóa (3D) của các hiện vật, cổ vật, tranh ảnh... tạo ra các bảo tàng, di tích ảo 3D trên giải pháp đồng bộ từ website 3D, Kính thực tế ảo -VR, Thực tế tăng cường -AR trên nền di động, để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm trước và tham quan bằng công nghệ mới nhất để thu hút khách tham quan, du lịch mọi lúc mọi nơi...).
Tái Bản cuốn sách Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Chùa Việt
Với mong muốn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy tinh hoa di sản văn hóa Phật giáo do tiền nhân để lại. Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa tái bản cuốn Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt để trao tặng 31 chùa được nghiên cứu, trình bày trong sách và ấn tống cho các Ban, Viện của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố cùng các trường đào tạo về Phật giáo, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc, lịch sử, du lịch… trong nước.
Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt là công trình đầu tiên tại Việt Nam thống kê, giới thiệu đầy đủ nhất về hạng mục Kiến trúc nghệ thuật Phật giáo những ngôi chùa được Thủ tướng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cũng như hình dáng kiến trúc, mỹ thuật qua các thời đại, do Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa phối hợp Nhà xuất bản Thông tin Truyền thông ấn hành nhằm Chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 và trao tặng cho các đại biểu tham dự Đại hội.
Công trình sách Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Việt không chỉ có giá trị tham khảo dành cho giới nghiên cứu chuyên ngành mà còn là tài liệu hữu ích trong hoạt động quảng bá cũng như công tác bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa nói chung; lịch sử văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa Phật giáo nói riêng của dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Việt với những thông tin cô đọng sẽ phục vụ cho việc tìm hiểu lịch sử văn hóa, nghệ thuật, là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tìm hiểu di sản văn hóa Phật giáo của dân tộc Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý đọc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước. Để tìm mua cuốn sách này quý khách hàng có thể đặt hàng tại đây hoặc liên hệ hotline để được tư vấn hỗ trợ.
Quý Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ:
Viện Nghiên Cứu Di Sản Văn Hóa
- Địa chỉ: B4-BT2 KĐT Mỹ Đình 2, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 0983837488
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !