Tiểu đêm là bệnh gì? Triệu chứng? Phương pháp điều trị?
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Sức khỏe đời sống

Tiểu đêm là bệnh gì? Triệu chứng? Phương pháp điều trị?

Tiểu đêm là bệnh gì? Triệu chứng? Phương pháp điều trị?

Hiện nay tình trạng tiểu đêm rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy đây là các triệu chứng chứ không phải bệnh, nhưng nếu đi tiểu nhiều lần trong ngày mà không phải do uống nước nhiều thì chúng ta nên đi thăm khám để xem có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Đồng thời tiểu nhiều cũng do nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm đường tiết niệu, bàng quang, niệu đạo dẫn tới buồn tiểu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu… Để có cách chữa trị hợp lý hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin bổ ích sau đây để biết và phòng ngừa.

Tiểu đêm là bệnh gì
Tiểu đêm phải làm sao?

Tiểu đêm là bệnh gì?

Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, chỉ việc đi tiểu quá mức vào ban đêm, trong suốt thời gian ngủ, cơ thể bạn tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn, cho nên hầu hết mọi người không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ liên tục trong vòng 6-8 giờ. Nếu phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm, thì có thể bạn mắc chứng tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của bạn, nhưng mà không phát hiện kịp thời dễ sinh ra nhiều bệnh lý nguyên hiểm. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng sau để phát hiện bệnh đúng lúc.

Triệu chứng thường gặp?

Thông thường, bạn có thể ngủ từ 6-8 tiếng trong đêm mà không phải thức dậy để đi tiểu. Những người bị tiểu đêm thức dậy nhiều hơn một lần trong đêm để đi tiểu, điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong chu kỳ giấc ngủ bình thường.

Nguyên nhân tiểu đêm?

Tình trạng gây nên tiểu đêm rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng từ lối sống cá nhân hoặc do bệnh lý, tiểu đêm không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi mà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc.

Một số nguyên nhân phổ biến như bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hay nhiễm trùng bàng quang. Các bệnh nhiễm trùng gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên và đi tiểu trong cả ngày, điều trị thường phải dùng kháng sinh. Ngoài ra, còn có các bệnh lý khác bao gồm:

  • Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt
  • Sa bàng quang
  • Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức (OAB)
  • Khối u trong bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc vùng chậu
  • Bệnh tiểu đường
  • Lo âu
  • Nhiễm trùng thận
  • Phù nề hoặc sưng cẳng chân
  • Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson hoặc chèn ép tủy sống.
  • Nếu những ai bị suy cơ quan như suy tim hay suy gan, tiểu đường sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiểu đêm.
  • Tiểu đêm có thể là một dấu hiệu cho thấy có thai, có thể xuất hiện ở đầu thai kỳ, xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn sau này, khi tử cung ép lên bàng quang.
  • Tiểu đêm có thể là một triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ, xảy ra ngay cả khi bàng quang không căng đầy. Khi bạn đã kiểm soát được tình trạng ngưng thở khi ngủ thì bệnh tiểu đêm thường tự biến mất.
  • Do sử dụng một số thuốc có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu, được dùng để điều trị cao huyết áp cũng sẽ dễ bị tiểu đêm.
  • Do lối sống sinh hoạt, sử dụng chất kích thích, uống quá nhiều nước, bia rượu, đồ uống có chứa cafein là các chất lợi tiểu, khiến cơ thể sản xuất ra nhiều nước tiểu. Tiêu thụ rượu hoặc đồ uống có chứa caffeine quá mức có thể khiến bạn tỉnh giấc và đi tiểu vào ban đêm. Một số người khác tiểu đêm là do có thói quen thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
Tiểu đêm là bệnh gì
Tiểu đêm thật khó chịu, mất ngủ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đêm?

Tiểu đêm là tình trạng rất phổ biến làm ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi, nhưng bệnh có thể kiểm soát được nếu kịp thời chữa trị giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đêm như:

  • Tuổi: Những người già có xu hướng bị tiểu đêm
  • Tuần hoàn: Suy tim sung huyết – Dịch phù trong các mô vào ban ngày do tình trạng suy tim có thể làm tăng thời gian đi tiểu ban đêm
  • Môi trường/Độc tính: Nhiễm độc thủy ngân (bệnh Amalgam)
  • Hormone: Cường tuyến cận giáp
  • Tình trạng sức khỏe của các cơ quan. Tuyến tiền liệt to, bệnh tiểu đường tuýp II
  • Hô hấp. Bệnh ngưng thở khi ngủ (OSA)
  • Các khối u lành tính: U xơ tử cung có thể làm tăng tần số đi tiểu và tiểu gấp
  • Các khối u ác tính: Ung thư tuyến tiền liệt.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đêm?

Nếu tình trạng tiểu đêm là do thuốc thì bạn nên dùng thuốc sớm hơn vào ban ngày.

Điều trị tiểu đêm đôi khi có thể bao gồm thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng acetylcholin, giúp giảm bớt các triệu chứng do bàng quang hoạt động quá mức hoặc desmopressin làm thận sản xuất ít nước tiểu hơn.

Tiểu đêm có thể là một triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tiểu đường hay nhiễm trùng tiểu, các bệnh lý này có thể nghiêm trọng thêm hoặc lây lan nếu không được điều trị. Tiểu đêm do bệnh lý thường sẽ hết khi bệnh lý đó được điều trị thành công.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Không uống quá nhiều nước khi đi ngủ có thể giúp bạn không phải đi tiểu vào ban đêm. Tránh thức uống có chứa cồn và cafein cũng có thể giảm bớt triệu chứng hoặc đi tiểu trước khi bạn đi ngủ. Một số dược phẩm có tác dụng như chất lợi tiểu, ví dụ như chocolate, thức ăn cay và chất làm ngọt nhân tạo. Các bài tập Kegel có thể giúp tăng cường cơ bắp vùng chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Hãy chú ý đến những gì làm trầm trọng thêm các triệu chứng, từ đó bạn có thể thử thay đổi các thói quen cho phù hợp. Bạn có thể áp dụng phương pháp ghi chép nhật ký về những gì mình uống và uống khi nào.

Tiểu đêm là bệnh gì
Nobel tiểu đêm bảo vệ sức khỏe

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Nobel Tiểu đêm hỗ trợ tiểu đêm nhiều lần, tiểu đêm không tự chủ, hết tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt giúp làm giảm chứng đau mỏi lưng, mỏi gối, bổ thận dương.

Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thuốc đông y quý hiếm có tác dụng bổ thận, mạnh bàng quang, cải thiện chức năng sinh lý.

  • Thỏ ty tử: theo tài liệu cổ đây là vị thuốc có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào 2 kinh can và thận dùng để chữa các bệnh về thận như đau lưng, mỏi gối, liệt dương, tiểu tiện đục. Bên cạnh đó thỏ ty tử còn giúp bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt.
  • Tiều hồi hương: vị thuốc này có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ. Tiểu hồi hương có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh can, thận, tỳ và vị. Sử dụng để chữa các chứng tiểu đêm nhiều lần thường hay dùng tiểu hồi hương để trừ thấp tỳ mà chữa hết tiểu đêm.
  • Xà sàng tử: là vị thuốc có vị cay đắng, tính bình, quy vào kinh thận. Tác dụng chính là ích thận nên rất hay dùng để chữa các bệnh tiểu đêm nhiều lần.

TVC giới thiệu Nobel tiểu đêm

  • Ngũ vị tử: Theo đông y đây là thuốc quý để bổ thận, còn có tác dụng liễm phế, bổ ngũ tạng đã được sử dụng hàng ngàn năm nay giúp cơ thể không mệt nhọc. Ngũ vị tử chuyên dùng để chữa tiểu tiện trắng đục, đau buốt hai bên sườn và lưng.
  • Đẳng sâm: Là vị thuốc rất có ích trong các bệnh viêm thượng thận, nước tiểu có albumin vì thế đây là “trợ thủ đắc lực” hỗ trợ chúng tiểu đêm nhiều lần.
  • Bạch truật: Trong đông y đây là vị thuốc đầu bảng trong các thuốc bổ tỳ, hóa thấp, chữa hết thẩy các chứng thấp ở tỳ. Các chứng tỳ thấp gây tiểu đêm nhiều lần.
  • Can khương: Có tác dụng ôn trung, tán hàn. Điều hòa các vị thuốc trong bài thuốc .
  • Thục địa: Dùng để chữa các bệnh về thận âm hư tổn, gây ra tiểu đêm nhiều lần.
Tiểu đêm là bệnh gì
Chứng nhận an toàn thực phẩm

Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI DƯƠNG
Trụ sở: 92 Phố Vĩnh Hưng, Phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng làm việc: Số 130 Phố Vĩnh Hưng, Phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ

2. Khách hàng mua đại lí liên hệ:  0936 344 369

3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0983 837 488

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !