SẢN PHẨM OCOP QUỐC GIA - LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Nón Lá Gia Thanh Giá Sỉ

Làng nghề làm nón lá làng Rền ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh vốn nổi tiếng hàng trăm năm nay. Chiếc nón lá trắng thuần khiết, duyên dáng tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, luôn là niềm tự hào của bàn tay các nghệ nhân nơi đây.
Video giới thiệu Giữ Lửa Nghề” Nón Lá Gia Thanh
Nếu như xứ Huế mộng mơ nổi tiếng với chiếc nón bài thơ mỏng manh, dịu dàng cùng tà áo dài tím thướt tha thì ở miền Trung du Đất Tổ - quê hương của rừng cọ đồi chè lại quen thuộc với những chiếc nón lá trang nhã, chắc khỏe mà bình dị gắn liền với hình ảnh thân thương trong cuộc sống hàng ngày của những người dân thôn quê.
Thuộc xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, Làng nghề sản xuất nón lá làng Rền đã hơn 100 năm tuổi, hiện có tới trên 80% số hộ dân và nhân khẩu làm nghề đan nón. Từ trẻ nhỏ 13 -15 tuổi đến các cụ già trên 80 tuổi đều có thể cầm kim khâu, mỗi nhà trở thành một công xưởng nhỏ với các công đoạn nhịp nhàng từ tẽ lá, làm vanh tới cắt mo, quay lá, khâu, nức nón, quang dầu.
Sau khi người làm nón xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa được xếp lên rồi khâu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người làm nón hơ bằng hơi diêm sinh để màu nón trở nên trắng muốt và không ẩm mốc. Bà Nguyễn Thị Tịch - người làm nón lâu năm ở xã cho biết: “Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, những vết khâu trải trên mỗi vành theo những khoảng cách đều tăm tắp. Với người làm nón chuyên nghiệp có thể làm được từ 2 đến 3 chiếc/ngày”.
Qua thời gian, nón làng Rền vẫn giữ mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý được thị trường rất ưa chuộng. Sản phẩm làm ra đều được thương lái đến đặt mua hoặc vào những ngày chợ phiên người làm nón sẽ mang nón đến chợ và trong buổi sáng sẽ bán hết. Không chỉ là một sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu cuộc sống của địa phương, ngày nay nón lá làng Dền còn trở thành sản phẩm du lịch phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm các công đoạn làm nón.
Để làm được một chiếc nón, có nhiều công đoạn cầu kỳ. Từ việc chọn lá cọ, phơi khô, là lá… người nghệ nhân đều hết sức tỉ mẩn. Bên cạnh đó, công đoạn chuốt vành, lên khung được chú trọng. Làm khung, chuốt vành là công đoạn quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón.
Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, cong đều với nhiều kích cỡ. Nón được làm một lần mà dùng tới cả vài chục năm. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Làm được chiếc nón lá đẹp phải mất cả ngày công. Với hàng chục công đoạn nhưng tất cả đều yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ.
Lá nón mỏng và cũng dễ hỏng khi gặp mưa nhiều nên những người thợ thủ công tận dụng mo cau để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng vừa bền. Sau khi khâu xong, người thợ sẽ đưa nón lá ra khỏi khuôn rồi làm nốt phần cạp ở vành nón. Nón làm xong được may quai, quang một lớp dầu để chống nước và chống bị mốc lá cọ. Hiện nay, nghề làm nón lá Gia Thanh vẫn được truyền dạy cho các thế hệ sau lưu giữ. Đây vừa là nghề cơ nghiệp tổ tiên, vừa là nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Phát triển làng nghề là một trong những nhiệm vụ trọng điểm của địa phương. Với những tiềm năng đang có trong thời gian tới địa phương sẽ phối hợp với phòng Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ để phát triển đối với làng nghề nón lá Gia Thanh, phát triển bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể nón lá Gia Thanh, xây dựng hồ sơ công bố tiêu chuẩn cho sản phẩm nón lá, hỗ trợ tuyên truyền về nón lá Gia Thanh, thiết kế kệ trưng bày sản phẩm, hỗ trợ truy suất nguồn gốc, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2015 và phát triển sản phẩm du lịch, dự kiến tháng 10 tham gia OCOP 3,4 sao cấp tỉnh. Để làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, trong năm học tới địa phương sẽ đưa làm nón vào chương trình học đối với học sinh trên địa bàn.
Làng Nghề Truyền Thống Nón Lá Gia Thanh
Bằng bàn tay khéo léo và sáng tạo, người dân Gia Thanh đã thổi hồn cho những sản phẩm nón lá độc đáo và bền đẹp. Nón lá Gia Thanh, lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm nhưng vẫn được những người con vùng Đất Tổ “thắp lửa” nối dài lịch sử nghề truyền thống.
Là vùng quê ven sông Lô thơ mộng. Bên những con đường quanh co dẫn vào làng là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những ngôi nhà mái ngói nằm san sát bên nhau. Làng Dền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là địa danh nổi tiếng với Di chỉ khảo cổ xóm Dền, nơi minh chứng của nền văn hóa cư dân thời kỳ Hùng Vương và có loại quả đặc sản hồng Gia Thanh nức tiếng. Bóng xuống hiên nhà, hình ảnh những người nông dân đang cần mẫn làm nón thật yên bình. Nơi đây chính là làng nghề truyền thống nón lá Gia Thanh đã có gần 100 năm tuổi.
Làng Rền có hơn 2/3 số hộ làm nghề từ trẻ nhỏ đến người lớn, các cụ già đều có thể cầm kim “nức” nón. Nón lá từ xưa đã tô điểm thêm nét đằm thắm dịu dàng của người phụ nữ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân. Nghề làm nón Gia Thanh cũng đòi hỏi nhiều công đoạn. Một chiếc nón lá đơn sơ mộc mạc tưởng chừng như đơn giản nhưng đến đây bạn sẽ hiểu thêm sự kỳ công, khéo léo từ những đôi bàn tay người nông dân chịu thương chịu khó.
Ở Gia Thanh không chỉ phụ nữ biết làm nón mà ngay cả những người đàn ông cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung. Trong quá trình hoàn thiện một chiếc nón lá, việc sơ chế nguyên liệu tưởng chừng đơn giản nhưng không kém phần công phu. Để có được những chiếc lá cọ phẳng phiu, nhẵn bóng lợp nón người thợ phải là lá rất cầu kỳ, lấy hơi nóng từ chiếc lưỡi cày sau đó phủ lên một túi vải ẩm để là lá. Để lợp từ chóp xuống vành cái được xếp chồng liền nhau, không xô lệch, mỗi chiếc nón được lợp 2 lần lá, giữa 2 lần được lót thêm một lượt mo cau cho nón thêm dày và cứng cáp, tránh mưa ướt. Mặt trong của nón được người thợ khéo léo luồn những sợi chỉ màu đỏ để buộc quai nón. Bàn tay người thợ cầm kim khéo léo đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài mà không hề chệch đường.
Không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra một sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời mang tính đặc trưng, làng nghề nón Gia Thanh còn là nơi lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất và phong tục tập quán của cộng đồng. Không còn vất vả những buổi chợ sớm tinh sương mang những chồng nón lá ra chợ, giờ đây người làm nón Gia Thanh đã dễ dàng hơn khi có nhiều người biết tới và tìm về đặt mua bởi chất lượng bền đẹp của nón. Tuy mới được UBND tỉnh công nhận làng nghề từ năm 2006, nhưng nghề nón lá Gia Thanh đã thực sự làm đổi thay cuộc sống của người dân xã Gia Thanh, Nghề nón lá ngày một phát triển, vượt ra khỏi quy mô địa phương, trở thành một sản phẩm nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng trên cả nước biết đến mỗi khi về thăm quê hương Đất Tổ.
Nón lá Gia Thanh được hoàn thành được thu mua và trưng bày tại các cửa hàng tại các triển lãm, hội chợ du lịch để người mua có thể tìm hiểu thông tin và mua các sản phẩm một cách dễ dàng, đảm bảo chất lượng và uy tín. Sản phẩm nón lá Gia Thanh được khách hàng rất ưa chuộng bởi thiết kế và đa dạng về mẫu mã và độ bền cao.
Nón lá Gia Thanh – Sản phẩm quà tặng lưu niệm độc đáo
Nghề làm nón ở Phú Thọ có truyền thống lâu đời gần 100 năm tuổi. Mỗi chiếc nón lá đã và đang góp phần bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của làng nghề đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người dân nơi đây, không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn góp phần lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đặc trưng vùng Đất Tổ, thông qua hoạt động du lịch trải nghiệm du lịch làng nghề du khách Quốc tế đã đến thăm và trải nghiệm cùng người dân nơi đây.
Đến làng Rền và dạo quanh làng nghề từ những ngôi nhà những bà những mẹ miệng cười nói tay thoăn thoắt đưa kim. Một trong những hướng đi phát triển ngày nay đó là gắn du lịch với hoạt động làng nghề truyền thống, đó cũng là con đường mà người dân Phú Thọ trong thời gian qua đang thử nghiệm và định hình phát triển. Số lượng hộ dân làm nón nơi đây hiện nay vẫn còn nhiều và yêu nghề. Trong các chương trình giới thiệu quảng bá du lịch Phú Thọ chiếc nón lá Gia Thanh luôn là sự lựa chọn trang trí được ưu tiên tạo ra sự sinh động, bắt mắt cho các quầy giới thiệu thu hút sự quan tâm đặc biệt của người xem.
Nếu nón lá Sai Nga được biết đến bởi nét “Bình dị, trắng, bền là nón Sai Nga” thì Nón Gia Thanh được mọi người nhớ tới bởi nét Bền, duyên, nhẹ, thoáng. Nơi đây nguyên liệu sẵn có lại là vùng đất làm nông nhiều, tính chất công việc và con người chất phác, chăm chỉ, thật thà hợp với công việc mang tính thủ công này. Các công đoạn làm ra chiếc nón lá của các vùng miền thì như nhau, điều khác biệt của nón Phú Thọ là sự bắt kịp xu hướng người tiêu dùng: Người làm nón đã thay đổi các tỉ lệ của khuôn nón.
Số lượng vòng nón giảm hoặc tăng để có nhiều mẫu cho các tệp khách hàng, cho trang trí: 12, 16, 20 vòng… Các lớp lá ‘xây’ cũng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, thông thường là 2 lớp lá ở giữa là lớp mo cau, khi đội những chiếc nón này rất mát nhưng nặng. Để tiện cho việc vận chuyển, sử dụng và trang trí người làm nón giảm bớt lớp mo cau bên trong nên khi décor nón dùng ánh sáng điện sẽ tạo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, sự nhẹ nhàng còn khiến cho việc trang trí trên các bức tường phẳng hoặc treo, buộc được dễ dàng hơn.
Trong các kiểu tạo hình mũ, nón có lẽ tạo hình nón lá sơn là viên mãn và chắc chắn nhất. Vành nón được cấu tạo từ các vòng tròn khép kín từ nhỏ tới lớn, khổ rộng của vành nón vừa đủ che phần vai lại vừa đủ để nhìn. Có những chiếc nón khi “xây” xong đội lên đã ôm chặt lấy đầu, nhìn toàn bộ chiếc nón là 1 hình tam giác – hình vững trãi, lại có chóp hướng lên trên tạo sự phát triển, hai hình cơ bản trên cùng một vật phẩm, vừa chắc chắn vừa viên mãn cho người dùng.
Một số dáng nón khác thường sử dụng vào một việc cụ thể còn đối với nón sơn thì ngoài việc sử dụng che nắng che mưa nón còn là vật trang trí làm duyên cho các thiếu nữ, làm trang trí… Bền là yếu tố đầu tiên khi khách hàng chọn nón, được tạo ra bởi các vanh nón đều do người làm mô tạo khuôn, de nón xếp đều không xô lệch. Đường gân lá nổi tạo nét đặc trưng cho nón lá, là lá phải vừa tay, độ nóng ấm sẽ làm cho màu nón có sự khác biệt giống như trong kỹ thuật dát vỏ trứng của tranh sơn mài. Màu của nón Gia Thanh đa dạng và được tạo ra bởi tự thân của sắc lá. Màu be trầm là nón già, màu trắng xanh là lá bánh tẻ, quang dầu thông là công đọan làm cho chiếu nón bóng lên và chịu được khí hậu nắng, mưa.
Với lịch sử ra đời tồn tại và sự kiên trì làm nghề của người dân, nón Gia Thanh Huyện Phù Ninh được UBND Tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề năm 2005. Sau đó 4 năm Làng nghề nón lá Sơn Nga Huyện Cẩm Khê được công nhận làng nghề vào năm 2009.
Những năm gần đây ngày càng được du khách đón nhận và trở thành sản phẩm quà tặng lưu niệm hấp dẫn của du lịch Phú Thọ. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Phú Thọ luôn chú trọng đến việc nâng cao và phát huy gíá trị cho những chiếc nón bằng các cuộc thiết kế quà tặng lưu niệm và trong các chương trình xúc tiến du lịch nón lá là sản phẩm quà tặng lưu niệm được quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước. Nghề làm nón sẽ không mai một bởi hiện nay các họa sĩ đã tìm đến nón lá làm chất liệu vẽ. Chủ đề của nón lá vẽ vô cùng đa dạng: Hình ảnh rừng cọ đồi chè, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, cánh đồng lúa với những đàn trâu, hình ảnh hát xoan, phong cảnh đền Hùng… đặc biệt là dòng chữ Du Lịch Phú Thọ nổi bật trên vành nón.
Chất liệu dùng trang trí nón lá không phải các loại màu thông thường bởi màu thông thường sẽ không chịu được tác động của nắng, mưa. Người vẽ trước tiên phải vẽ phác thảo nội dung trên giấy vẽ, ước lượng sao cho bố cục hài hòa cân đối với khuôn nón (tạo hình phải phù hợp với trang trí hình tròn, hình tam giác), khi đã được bố cục ưng ý sẽ dùng bút ke nét để vẽ trực tiếp hình lên trên nón lá, công đoạn này yêu cầu kỹ thuật của người vẽ, phải thuộc hình để nét vẽ được lưu loát, sau vẽ nét là công đoạn lên màu cho tác phẩm, toàn bộ những màu vẽ khi đưa lên nón đã được người vẽ lựa chọn từ trước sao cho có gam màu, bản thân chiếc nón rất thanh nhã nên khi phối màu cho nón người vẽ thường chọn những gam màu nhẹ nhàng thanh thoát. Yếu tố độc bản của nón lá vẫn được giữ nguyên từ lúc làm nên chiếc nón mộc cho tới khi trang trí cho thêm đẹp. Hình ảnh các thiếu nữ với tà áo dài thướt tha trên tay là những chiếc nón lá được trang trí luôn mang lại vẻ dung dị, nền nã của người phụ nữ Việt Nam.
Du khách trong và ngoài nước rất yêu thích những chiếc nón lá trang trí bởi những hình ảnh trang trí vừa làm tôn thêm vẻ đẹp chiếc nón lại mang những thông tin địa điểm, dấu ấn nơi du khách đặt chân tới thăm. Chiếc nón đã bền, nhẹ, thoáng nay được điểm tô những sắc màu thêm duyên dáng, phần quai nón thường chỉ để giữ cho nón không bị bay nhưng nay đã được người làm nón tìm hiểu chất liệu đáp ứng nhu cầu thị trường như lụa tơ tằm, voan… vừa trang nhã lại thấm tốt. Tất cả những cố gắng bắt kịp thị hiếu và sự hài lòng của khách hàng trên làm cho giá thành của chiếc nón mộc sẽ được nâng cao hơn, sức lan tỏa rộng, trở thành sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Phú Thọ.
Nón Lá Gia Thanh Giá Sỉ
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay tại đây.
Hiện các sản phẩm của HTX Dịch Vụ Nông Nghiệp Gia Thanh được phân phối bởi Thương hiệu Việt nổi tiếng, nhằm đem đến tay người tiêu dùng sản phẩm chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng. Mỗi sản phẩm của Công ty được nghiên cứu và sản xuất theo dây chuyền hiện đại bởi nhà máy đạt chuẩn GMP, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng! Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán:
- Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
- Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức: Nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
- Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
- Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
- Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
- Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
- Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
HTX Dịch Vụ Nông Nghiệp Gia Thanh
- Mã số thuế: 01103189730
- Địa chỉ: Xã Gia Thanh Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
- Điện thoại liên hệ: 0983837488 Or 0989219488
- Email: pttxtdl@gmail.com
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !