CẨM NANG DU LỊCH
Làng tranh thêu XQ - Nghệ thuật tranh thêu đỉnh cao ở Đà Lạt
Ai đã từng một lần tới xứ Đà Lạt mộng mơ, có lẽ rằng sẽ không thể nào quên được cái bầu không khí thấm đẫm chất thơ với tiếng ru ca của rừng thông trong gió, những đồi hoa e ấp trải dài dưới ánh nắng mặt trời. Đà Lạt như hồn thơ của người thi sĩ, lang thang tìm cảm hứng nghệ thuật trong từng ngóc ngách của cuộc sống thường ngày.
Được ví von là thành phố của tình yêu, những ai ghé chân tới Đà Lạt cũng mang trong mình những cảm xúc rất riêng nhưng yên ả, thanh bình tới lạ lùng. Có lẽ rằng đến Đà Lạt, du khách không thể bỏ qua một địa danh được truyền tụng là nơi lưu giữ một nét văn hóa nghệ thuật lâu đời của dân tộc Việt Nam – XQ Sử Quán.
Tại đây du khách sẽ được chìm vào thế giới riêng của nghệ thuật thêu qua những bức tranh với những đường chỉ tinh xảo đã được người thợ thổi hồn vào đó sống động như thật. XQ không những biết đến với việc lưu giữ nghề thêu truyền thống mà những nghệ nhân ở đây đã sáng tạo và đưa XQ nổi tiếng bởi những tác phẩm tranh thêu 2 mặt.
Có thể nói Đà Lạt là nơi sản sinh ra những tâm hồn nghệ thuật từ thi ca hội họa và một trong số đó là tranh thêu. Thêu XQ không bắt đầu từ Đà Lạt nhưng đến với nơi này theo XQ đã được thổn hồn vào những đường kim mũi chỉ, tất cả chân thơ nhạc họa của một xứ mộng mơ.
Ở XQ sử quán trên con đường Mai Anh Đào thành phố Đà Lạt thêu XQ đã trở thành một hội quán thực sự của người yêu từng đường kim mũi chỉ xứ Langbiang. Nơi duy nhất hàng năm diễn ra lễ rước chỉ về bàn thờ tổ của nghề thêu, nơi hội tụ nhiều yếu tố tài hoa của nghệ nhân dân gian cũng như sự đột phá của một ngành thủ công truyền thống.
Với quan điểm cần có niềm tin vào nghề khiến cho từng sợi chỉ từng cây kim đơn lẻ cũng trở thành một sự thiêng liêng trong nghề. Nếu nói đến thêu XQ ngoài nói đến các thể loại như tranh phong cảnh, tranh chân dung, tĩnh vật, hoa thì đặc biệt cần nhắc đến thể loại tranh đó là tranh hai mặt. Cũng như kỹ thuật từ thời xa xưa đơn giản chỉ là đâm xô nay để trở thành tranh hai mặt người nghệ nhân không dừng chỉ ở mặt nào, không được để lộ mối nối ở cả hai mặt mà chỉ có thể dấu chỉ khéo léo vào các đoạn chuyển giữa các chi tiết hoặc mấu chỉ giữa hai mặt.
TVC giới thiệu XQ Sử Quán Đà Lạt
Khó hơn cả phải nói đến trí tưởng tượng và niềm tin vào đôi tay của chính họ, bởi lúc này nghệ nhân thêu không hề nhìn vào mặt sau của bức tranh mà chỉ hoàn toàn cảm nhận sắc thái sự hợp lý của hai mặt tranh thêu. Ví dụ tranh chân dung lại được thêu bằng kỹ thuật thêu hai mặt thì phía sau người phụ nữ trong tranh không thể nào lại kém xúc cảm và vô hồn hơn so với mặt trước của bức tranh phải làm sao người xem tranh như nhìn đằng sau một người phụ nữ trong thực tế đó mới là cái kỳ công của thể loại này.
Vẫn tuân thủ kỹ thuật vẽ châm kim và in dầu lên vải, tuy nhiên ngay cả khâu vẽ in cũng phải đòi hỏi độ chính xác và độ phiêu trong tác phẩm. Ngay từ khi nhận phác thảo nghệ nhân đã có một cơ hội đầu tiên ngắm nhìn hình hài tác phẩm sau khi tiến hành những mũi kim. Chính vì thế không thể nói khâu vẽ hay khâu in vải kém quan trọng hơn có chăng là sự cảm nhận nằm ở kinh nghiệm và độ tự tin vào bàn tay của người nghệ nhân để tác phẩm có thêm cá tính riêng.
Giới thiệu XQ Sử Quán
XQ Sử Quán là một nơi thấm đượm tinh thần đó của xứ mơ này, trong khuôn viên 12.000 mét vuông trải dài bên cạnh Thung lũng Tình Yêu ở Đà Lạt, làng tranh thêu XQ Đà Lạt được xây dựng với 6 khu vực đặc trưng với: Khu trưng bày tranh thêu, Khu ẩm thực, Khu tham quan, Khu tôn vinh các nghệ nhân thêu, Khu vườn hoa và nghệ thuật sắp đặt cùng Khu trưng bày lịch sử ngành thêu. Bước chân vào XQ Sử Quán Đà Lạt, du khách sẽ thật sự ngạc nhiên với cách bố trí kiến trúc mang dáng dấp cung đình Huế, truyền thống mà không kém phần sang trọng.
Nói về XQ Sử Quán ở Đà Lạt, không thể không nhắc tới nguồn gốc những bức tranh thêu XQ, đó như kết tinh tình yêu của người con gái gốc Huế yêu nghề thêu – Chị Hoàng Lệ Xuân và người con trai say mê nghệ thuật – anh Võ Văn Quân. Cái tên XQ là chữ viết tắt tên của hai con người ấy, những tâm hồn đồng điệu gặp nhau trong từng đường nét của bức tranh thêu. Nhớ về những ngày đầu thành lập năm 1992, XQ Đà lạt chỉ là một tổ hợp tác thêu lụa với vỏn vẹn 20 nghệ nhân. Trải qua một quá trình phát triển đầy thăng trầm, đến nay XQ sử quán đã có hơn 3000 thợ thêu, trong đó có hơn 2000 nghệ nhân và 6 công ty trực thuộc trong và ngoài nước.
Quá trình hình thành XQ sử Quán Đà Lạt
Nghệ nhân Hoàng Thị Xuân xuất thân từ một gia đình gốc Huế đã thừa hưởng những kỷ xảo tinh tế của nghề thêu cung đình xưa. Kết hợp cùng chồng, anh Võ Văn Quân – bác sĩ ngành X quang, một nghệ sĩ với đầu óc sáng tạo và những cố gắng kiên trì đã vạch hướng đi mới cho ngành nghề, kết hợp những tinh hoa của nghề thêu với tính nghệ thuật của hội hoạ, tạo sắc màu mới cho tranh thêu Việt Nam.
Giai đoạn đầu
Từ năm 1990 – 1992, anh chị bắt đầu sáng tác những tác phẩm tranh thêu với chủ đề “Về một quê hương, về một đời người”. Cuối năm 1992, anh chị Xuân – Quân lên Đà Lạt mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu, đưa nghệ thuật thêu mới mang tính phổ cập dân gian. Đầu năm 1994, anh chị thành lập tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với 20 nghệ nhân.
Thành lập công ty
Ngày 30-1-1996, chính thức thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn XQ Đà Lạt, sau 10 năm hoạt động, Công ty đã đạt được một số thành quả. Tranh thêu tay XQ có mặt trên toàn quốc từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt… giải quyết việc làm cho hơn 2.000 người lao động từ phổ thông đến trình độ đại học, được cán bộ lãnh đạo Trung ương, tỉnh, thành phố, giới văn nghệ sĩ, khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, đánh giá cao về giá trị văn hoá và nghệ thuật.
Anh Quân là một trong ba người đầu tiên được trao giải thưởng “The Guide Award” tôn vinh những người có công với nền văn hoá du lịch của Việt Nam. Nếu là một người yêu tranh chắc chắn bạn sẽ rất thích thú khi nhìn trực tiếp những người nghệ nhân tại XQ Sử Quán Đà Lạt tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp.
Đây không phải là điểm du lịch Đà Lạt mới nhưng là điểm đến thú vị để khám phá đối với nhiều khách tham quan, du khách đến XQ Đà Lạt không chỉ để xem tranh thêu mà còn để trở về với sự đồng tâm nhất trí, trở về với những huyền thoại và những câu chuyện quê hương, một điểm tham quan mang đậm dấu ấn Huế cổ kính và nghệ thuật trưng bày ấn tượng.
Địa chỉ XQ Xử Quán Đà Lạt?
Điểm tham quan này có địa chỉ tại 80 Mai Anh Đào Phường 8 thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, đến đây du khách được hòa mình vào không gian của nghề thêu và chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh thêu tay nghê thuật tinh tế và độc đáo. Từ đó du khách có thể thưởng lãm nghệ thuật và tìm hiểu văn hóa nghề thêu truyền thống.
Quần thể độc đáo với mục đích tái hiện và trưng bày những hình ảnh của bản sắc văn hóa dân tộc đã được Công ty Tranh thêu XQ xây dựng gần thung lũng Tình Yêu và Đồi Mộng Mơ.
- Giờ mở cửa: Bạn có thể tham quan từ 7h sáng tới 17h chiều hàng ngày vào tất cả các ngày trong năm.
- Giá vé: Có 2 khu vực để bạn tham quan trong XQ Xử Quán Đà Lạt, ở khu vực đầu tiên bạn có thể tham quan miễn phí, tuy nhiên nếu muốn vào sâu bên trong bạn phải mua vé với giá 20.000đ/ người.
- Đường đi: Bạn có thể đi theo bản đồ sau đây để đi đến XQ Xử Quán một cách chính xác và nhanh nhất.
Các khu vực của XQ Sử Quán Đà Lạt
Ở đây ngoại cảnh được kiến tạo để thể hiện sự thuần khiết của thiên nhiên và những tinh hoa trong văn hóa truyền thống, với đất đá, cỏ cây và những ngôi nhà theo kiến trúc cổ truyền. Nơi dành cho khách tham quan được chia thành nhiều khu vực với những cái tên toát lên sắc thái riêng của nó: Khu vực truyền thống, Khu vực bản sắc, Vườn tri kỷ, Sân thiên nhai hội tụ…
- Khu vực truyền thống: Kể lại những câu chuyện, những ký ức liên quan đến sự tồn vong của ngành nghề.
- Khu vực bản sắc: Khắc hoạ chân dung nghệ nhân XQ với những nét đẹp trong văn hoá tinh thần, tâm hồn của người phụ nữ làm nghề thêu. Đây là nơi tổ chức những nghi lễ thiêng liêng trong lễ hội giỗ Tổ nghề thêu (12 tháng 6 âm lịch hằng năm).
- Khu vực phát tích: Giới thiệu ba nghệ thuật thêu đặc sắc, nghệ thuật thêu tranh chân dung, nghệ thuật thêu tranh hai mặt, nghệ thuật thêu tranh phong cảnh.
- Khu vực nghệ thuật người địa phương: Giới thiệu những huyền thoại kỳ diệu trong nền văn hoá thành phố Đà Lạt.
- Bảo tàng tranh thêu XQ: Trưng bày những tác phẩm đặc sắc đã trở thành di sản và niềm tự hào của nghề thêu…
- Phòng trưng bày tranh Hương vị thời gian: Nơi cảm nhận được giá trị thời gian đến, thời gian đi, thời gian ở lại trong mỗi tác phẩm tranh XQ.
- Trung tâm thời trang Đà Lạt đất lạnh: Tôn vinh vẻ đẹp quý phái của người phụ nữ qua những trang phục thêu tay.
- Khu phố Tóc bạc: Giới thiệu nghi thức uống trà của nghệ nhân XQ, tổ chức chương trình nghệ thuật trình diễn “Đêm yêu đương của người thợ thêu” vào những ngày nghỉ cuối tuần, hằng năm tổ chức chương trình “Mùa xuân các thế hệ”.
Phố ẩm thực:
- Giới thiệu những món ăn dân gian ba miền được chế biến qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân XQ.
- Không gian được bố trí ấn tượng, tạo nhiều bất ngờ nhưng gần gũi, hòa quện với nét thiên nhiên, khí hậu đặc trưng của miền đất Đà Lạt.
Café nghệ thuật:
- Tại đây bạn có thể trở thành một thi sĩ, một họa thậm chí là ca sĩ tại, hoặc thưởng thức những chương trình nghệ thuật, trình diễn vào ngày nghỉ cuối tuần.
- Nội thất của một số khu vực là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đầy tính nhân văn, hướng người xem đến sự thánh thiện, thuần khiết theo lễ giáo phương Đông.
- Đặc biệt là các bức tranh thêu sống động, đường nét thật tỉ mỉ và tài hoa, là kết quả của sự phối hợp giữa nghệ thuật hội họa hiện đại và tinh hoa của nghề thêu truyền thống Việt Nam.
Hồn Việt trong những bức tranh thêu tại XQ Sử Quán Đà Lạt
Nếu bạn muốn tìm hiểu và cảm nhận sự tinh tế, nét đẹp trong văn hóa tinh thần và tâm hồn của những người phụ nữ làm nghề thêu, bạn có thể đến không gian dành riêng cho việc tìm hiểu văn hóa ngành nghề. Nơi mà du khách có thể trực tiếp chứng kiến những nghệ nhân thực hiện các tác phẩm tranh thêu của mình.
Những tác phẩm tranh thêu ở đây ngày càng vươn xa, chinh phục nhiều người, kể cả những người có tên tuổi trong lĩnh vực nghệ thuật. Đây còn là một món quà đậm đà tình nghĩa quê hương cho những người Việt xa quê và đồng thời là món quà lưu niệm đầy ý nghĩa đối với khách du lịch quốc tế khi có dịp đến Việt Nam tham quan du lịch.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại XQ Sử Quán Lạt
Du khách tham quan XQ Sử Quán Đà Lạt không chỉ để xem tranh thêu mà còn để trở về với sự đồng tâm nhất trí, trở về với những huyền thoại và những câu chuyện quê hương, những ký ức liên quan đến sự tồn vong của nghệ thuật thêu tay truyền thống, đồng thời hiểu thêm về ba loại hình thêu tay đặc sắc là nghệ thuật thêu tranh chân dung, nghệ thuật thêu tranh hai mặt và nghệ thuật thêu tranh phong cảnh…
Giá tranh thêu XQ
Nếu muốn mua tranh thêu tại đây thì bạn có thể thoả sức lựa chọn và tuỳ vào điều kiện kinh tế của mình để sở hữu những tác phẩm độc đáo nào, giá của chúng từ vài triệu tới vài trăm triệu đồng 1 bức tranh.
Có thể thấy tranh thêu của XQ sử quán Đà Lạt đã tạo thêm nét đặc sắc cho nghề thêu tranh và văn hóa Việt Nam. Tên tuổi của tranh thêu XQ Đà Lạt không những khắc sâu trong tâm trí người Việt mà còn lan rộng ra khắp toàn thế giới. Tranh thêu XQ Đà Lạt mang cái hồn của dân tộc Việt, mang văn hóa Việt đến tất cả mọi miền, nâng tầm nghệ thuật thêu tay trở thành một mộn nghệ thuật cao quý, một nét văn hóa sang trọng của người Việt Nam. Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, bạn nhớ ghé qua XQ Sử Quán để tận mắt chiêm ngưỡng những tuyệt tác này từ bàn tay khéo léo của con người nhé.
Rời khỏi khu vực truyền thống chúng tôi đến với căn nhà áo sống áo chết để nói lên bí truyền của ngành nghề thêu. Đối với người phụ nữ Việt Nam áo sống tượng trưng cho chiếc áo cưới và chiếc áo chết tượng trưng cho lúc lâm chung. Ở đây đánh dấu bước ngoặt của người phụ nữ với mong muốn ngành nghề thêu sẽ trường tồn mãi mãi.
Nhìn từng đường kim mũi chỉ của những nghệ nhân nơi đây mới thấy được nét đẹp truyền thống nhẹ nhàng tinh tế giữa lòng Đà Lạt mộng mơ. Con người nơi đây dung dị sâu sắc như chính các tác phẩm mà họ tạo ra.
Thêu XQ coi trọng và tự hào vì mỗi nghệ nhân là một câu chuyện về sự gắn bó với nghề thêu và thêu XQ, bởi qua không gian này sản phẩm ở đây thêu XQ đã truyền tải được đầy đủ từ không gian tới giá trị lao động nghệ thuật của nghệ nhân đối với những đứa con tinh thần của họ.
Đến XQ Sử Quán ta được ngắm nhìn một thế giới tranh thêu tay đậm chất nghệ thuật vô cùng tinh tế, mỗi tác phẩm tranh thêu đều được người nghệ nhân tài hoa mang cả tình yêu sự sáng tạo và tâm hồn của mình để hoàn thành. Tọa lạc bên Thung lũng tình yêu là địa điểm tham quan “Đắt giá” bậc nhất Đà Lạt, XQ Sử Quán gây ấn tượng với bất kỳ nếu đã từng một lần đặt chân đến.
Ngôi làng được chia làm 6 khu riêng biệt, mỗi khu lại có một đặc trưng khác nhau, bao gồm: Khu ẩm thực, Khu tham quan, Khu vườn hoa và nghệ thuật, Khu trưng bày tranh thêu, Khu tôn vinh các nghệ nhân thêu và Khu trưng bày lịch sử ngành thêu. XQ Sử Quán được thiết kế bắt mắt, từ kiến trúc đến các chi tiết trang trí đều mang đậm dấu ấn Nhật Bản – Một lối kiến trúc lạ, độc đáo, vô cùng bắt mắt!
Chính những nét đặc sắc rất riêng, XQ Sử Quán thu hút đông đảo khách du lịch gần xa. Nơi đây được xem là 1 mét vuông chụp được hàng chục tấm ảnh đẹp mê ly. Nếu bạn là tín đồ ham mê chụp choẹt, mong muốn có những tấm ảnh đẹp, đẹp tuyệt vời ông mặt giời thì đừng dại gì mà bỏ qua ngôi làng này nhé!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !