CẨM NANG DU LỊCH
Làng nghề dệt chiếu Mỹ Trạch - Giữ mãi nghề truyền thống
Nha Trang là thành phố du lịch biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, được coi là một trong những thành phố du lịch biển lâu đời nhất ở nước ta. Với khí hậu nắng nóng quanh năm thuận lợi cho những loại hình du lịch biển nên những năm gần đây rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn Nha Trang là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ của gia đình.
Cách thành phố Nha Trang 30km về phía Bắc thị xã Ninh Hòa vốn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống, tại đây có một nghề không quá xa lạ với người dân Việt Nam nhưng với tuổi đời hàng trăm năm và sự hồn hậu đáng yêu của người dân nơi đây du khách chắc chắn sẽ trở lại sau mỗi dịp ghé thăm.
Khi du khách đến với Nha Trang không chỉ bị thu hút bởi vẻ đẹp ngất ngây của biển trời, những rặng san hô kì ảo dưới lòng đại dương, những ngôi đền Chăm rêu phong cổ kính trên núi… mà còn ấn tượng bởi nét văn hóa mang đậm bản sắc Á Đông của những làng nghề truyền thống nơi đây, trong đó độc đáo với những làng nghề truyền thống có từ lâu đời làng dệt chiếu Mỹ Trạch.
Lịch sử làng nghề truyền thống lâu đời dệt chiếu Mỹ Trạch
Làng Mỹ Trạch (Ninh Hà, Ninh Hòa) có nghề dệt chiếu từ lâu đời, chiếu Mỹ Trạch có tiếng không chỉ do đặc tính của cây cói nơi đây (bền, tốt) mà còn kết tinh từ kinh nghiệm, kỹ thuật dệt và cả tấm lòng người thợ. Thế nhưng, cũng như bao làng nghề truyền thống khác, làng dệt chiếu Mỹ Trạch đang đi vào suy thoái.
Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn gắn bó với nghề dệt chiếu truyền thống dù thu nhập thấp. Chính vì sự yêu mến ngành nghề truyền thống của mình, đã khiến cho Nghề dệt chiếu không đơn thuần chỉ là một nghề truyền thống của người dân Mỹ Trạch, nó còn là một nét văn hóa mang đậm bản sắc quê hương, là niềm tự hào của ông cha xưa để lại cho mảnh đất này.
TVC giới thiệu làng nghề dệt chiếu Mỹ Trạch Nha Trang
Người dệt thành thục thì dệt chiếu nhuộm màu đảm nhận những công đoạn công phu, những đứa trẻ ngoài giờ học thì tranh thủ chẻ cói. Làng Mỹ Trạch tồn tại lâu như vậy có lẽ cũng nhờ sự tiếc nuối này và những tấm chiếu được làm bằng sự trau chuốt tỷ mỉ của bàn tay con người.
Bên cạnh kỹ thuật dệt thì chất lượng cói sẽ là một yếu tố quan trọng để làm nên một đôi chiếu đẹp. Người ta bảo ở làng Mỹ Trạch cây cói được trồng trong nước Chà Hai một loại nước pha trộn được cả vị mặn của biển bởi nguồn nước ngọt của đất liền nên cây cói cứng sợi chắc hơn so với cói trồng nước ngọt. Tuy nhiên ưu thế đó là chưa đủ bởi sợi cói bền đẹp hay không còn phụ thuộc vào bàn tay con người.
Nghề dệt chiếu ở Mỹ Trạch thịnh hành nhất những năm sau giải phóng, xã Ninh Hà bấy giờ thành lập hợp tác xã chiếu, tổ chức khai hoang mở rộng diện tích trồng cói đến tận xá rừng. Do tiêu thụ tốt nên làng nghề ngày càng mở rộng, lúc cao điểm 90% dân số trong làng làm chiếu, nghề dệt chiếu Mỹ Trạch còn lan sang làng Mỹ Thuận bên cạnh.
Khi xã hội phát triển nhu cầu sử dụng chiếu cói không còn nhiều như trước bởi sự cạnh tranh của chiếu nhựa, chiếu công nghiệp. Thu nhập từ chiếu truyền thống vì thế mà không đáp ứng được nhu cầu sống, số lượng người làm chiếu trong làng giảm dần.
Vượt lên trên giải quyết việc làm cho nhiều người dân nghề dệt chiếu nên được gìn giữ bởi đó là nét văn hóa mang đậm bản sắc quê hương là niềm tự hào của ông cha xưa để lại cho mảnh đất này.
Chiếu cói dù không còn thịnh hành như trước nhưng có những điểm ưu Việt hơn nhiều so với chiếu nhựa mùa hè thì mát mùa đông thì ấm, độ bền lâu vì các công đoạn đều được trau chuốt tỷ mỉ bởi bàn tay con người.
Ở làng chiếu Mỹ Trạch một hộ dân sẽ làm trọn vẹn các khâu từ cắt cói nhuộm màu cho đến khi dệt ra sản phẩm cuối cùng. Bởi vậy mà họ chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình nên chiếu ở đây có phần nhỉnh hơn về chất lượng và mang một màu sắc của vùng miền.
Giữ mãi nghề truyền thống
Ðối với nghề dệt chiếu, nguyên liệu rất quan trọng, nên phải lựa chọn thật kỹ, có được cọng cói vừa ý, chiếu làm ra mới chất lượng. Sau khi thu hoạch về, bà con phải “Giũ” để loại bỏ những cọng cói “Lãi” – Cọng cói ngắn hơn với kích thước thông thường là 1,6 m chiều ngang của chiếu. Sau đó lác được đem ra phơi, nhuộm màu, rồi tiếp tục phơi khô, trước khi dệt phải nhúng nước để cọng cói không bị gãy.
Để dệt một chiếc chiếu thủ công luôn phải cần đến hai người, một người đẩy cói vào khung dệt, người kia cầm khung thực hiện thao tác dập, miệt mài cả ngày cũng chỉ được 2 cặp chiếu.
Đối với người dân Mỹ Trạch, tuy thu nhập từ nghề dệt chiếu không cao nhưng đó là niềm tự hào của họ về nghề truyền thống cha ông để lại. Nhiều người bảo, nhà không có lúa nhưng có một kho lác (cói) là xem như có bồ lúa. Nhà không có gạo nấu, chỉ cần chịu khó ngồi vào dệt là xem như chiều có cơm ăn, có dầu chiên. Chính những lạc quan đó đã giúp người dân Mỹ Trạch gìn giữ được làng nghề.
Hiện sản phẩm của làng nghề gồm 2 loại: Chiếu carô (chiếu hoa, chiếu đặt) và chiếu hàng (dệt thưa hơn), giá cả phụ thuộc vào kích cỡ và chất lượng chiếu. Một đôi chiếu 1,4m thương lái mua tại chỗ, nếu chiếu hàng có giá 45.000 đồng, chiếu đặt giá 120.000 đồng; kích cỡ 1,6m chiếu hàng có giá 50.000 đồng, chiếu đặt giá 150.000 đồng. Do nguồn nguyên liệu bị thu hẹp nên người dân phải đặt mua nguyên liệu từ nơi khác, khiến thu nhập giảm xuống, cói mua ở Nga Sơn (Thanh Hóa), đay mua ở miền Bắc hay kiếm dây trân trên núi, hiện diện tích trồng cói ở Mỹ Trạch chỉ còn 4 ha.
Mong ước của người dân Mỹ Trạch hiện nay là sớm khôi phục lại làng nghề, nhưng việc này không đơn giản là làng nghề truyền thống phải bảo tồn và phát triển nên xã đã hỗ trợ vốn từ các dự án 120, Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp nông dân làm ăn, xem đây là nghề phụ, sử dụng lao động phụ nữ, trẻ em, lao động nông nhàn để tăng thu nhập kinh tế hộ, đảm bảo giữ vững nghề truyền thống, không để mai một theo thời gian.
Tuy nhiên với lòng yêu nghề say mê với nghề họ vẫn giữ mãi với cái nghề truyền thông mà cha ông để lại, chính vì giữ gìn được nét đẹp đó mà hàng năm nơi đây đã trờ thành điểm đến hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến với làng nghề dệt chiếu Mỹ Trạch.
Đến với làng nghề dệt chiếu Mỹ Trạch không chỉ giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, mới mẻ, tìm về hình bóng những làng quê Việt Nam xưa, mà còn nâng cao giá trị của các làng nghề truyền thống, từ đó khôi phục lại vị thế và nét đẹp của những sản phẩm thủ công được tạo nên từ chính đất nước con người Việt Nam.
Hãy một lần đến với làng dệt chiếu Mỹ Trạch để cảm nhận không khí yên bình, rời xa những hối hả của cuộc sống, thử một lần tận mắt nhìn thấy cách dệt chiếu truyền thống của cha ông và cũng để hiểu hơn những văn hoá truyền thống đang dần bị mai một.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !