CẨM NANG DU LỊCH
Đền Cửa Ông, Quảng Ninh – Ngôi đền hướng biển đẹp nhất Việt Nam
Quảng Ninh là một vùng biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam cũng chính vì vị trí hết sức quan trọng này mà đã có rất nhiều tướng tài làm nên tên tuổi nhờ vào khả năng chấn giữ chủ quyền cho đất nước ta tại đây. Nhắc đến Quảng Ninh chúng ta thường nghĩ đến Hạ Long, đến Bãi Cháy, đến Yên Tử. Nhưng có một điểm đến vô cùng tuyệt vời đó chính là Đền Cửa Ông – một trong những ngôi đền được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam.
Du khách ở mọi miền đất nước khi đến TP. Cẩm Phả- Quảng Ninh, không ai không biết địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng, đó là: Đền Cửa Ông là một ngôi Đền đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Đền Cửa Ông thuộc địa phận thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời Trần. Sau khi Đức Ông Trần Quốc Tảng mất năm 1313 người dân thấy ông hiển thánh tại khu vườn nhãn nên đã lập biểu lên Vua Trần Anh Tông và được chấp thuận chu cấp tiền để lập miếu tế lễ.
Dọc con đường làm bằng đá dẫn từ đền Hạ lên đền Thượng du khách có thể ngắm nhìn Vịnh Bái Tử Long ở phía trước đẹp như một bức tranh kỳ vĩ. Mỗi một hồi chuông vang lên từ đền ngân xa cả một vùng biển giúp cho người dân ở nơi đây bình tâm hơn rất nhiều.
Đền Cửa Ông là một trong 3 ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất ở tỉnh Quảng Ninh, bao gồm Thiền viện trúc lâm Yên Tử, chùa Cái Bầu và đền Cửa Ông. Đền Cửa Ông nổi tiếng linh thiêng không chỉ với người dân ở Quảng Ninh mà còn được người dân trên cả nước biết tới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem ngôi đền này thờ ai mà linh thiêng đến vậy và nghe những điển tích kỳ bí về vị thần này được người dân truyền tai nhau đến ngày nay nhé!
Tổng quan về đền Cửa Ông
Đức Ông Đệ Tam Cửa Xuất được thờ ở đền Cửa Ông hay còn gọi là đền Đức Ông, tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra Vịnh Bái Tử Long có cảnh quan tuyệt đẹp thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc.
Đức Ông chính tên là Trần Quốc Tảng con thứ 3 của Trần Hưng Đạo tức Hưng Nhượng Vương, ông có tài chiến đấu nhưng là người có cá tính riêng, đã làm cho cha phải bất bình đày ông ra Cửa Xuất tỉnh Quảng Ninh làm vị chấn thủ giữ bến cảng. Ông đã giữ vững được vùng đất này, yên định được dân tình, ngăn những mưu mô xâm lấn của giặc Nguyên, người dân ở đây tôn kính ông gọi ông là Đức Ông và đền thờ cũng gọi là đền Đức Ông.
TVC giới thiệu Đền Cửa Ông, Quảng Ninh
Đây là đền thờ duy nhất thờ đầy đủ gia thất của Trần Quốc Tuấn, đó là các tượng của Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu, hai cô Công Chúa, Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần... Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 gồm 3 khu vực chính, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng.
Đền chính lúc đầu thờ Hoàng Cần người anh hùng địa phương, sau thờ Trần Quốc Tảng con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn có công chấn ải vùng Cửa Xuất. Với 34 pho tượng lớn nhỏ được chạm trổ công phu tỉ mỉ có giá trị nghệ thuật cao. Đền Cửa Ông đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh, đền nằm trên một ngọn núi thấp nhìn ra biển, cảnh quan rất ngoạn mục có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cảnh đẹp của vùng than Cẩm Phả và Vịnh Bái Tử Long.
Lễ hội đền Cửa Ông từ ngày 2/1 âm lịch kéo dài đến hết xuân, từ lâu đền Cửa Ông đã nổi tiếng linh thiêng không chỉ đối với nhân dân Quảng Ninh và nhân dân các tỉnh trong nước cũng tìm đến dâng hương trẩy hội. Kiến trúc của đền Cửa Ông rất đặc biệt, đền nằm trên độ cao 100m so với mực nước biển, hai bên là hai ngọn đồi nhỏ hơn trông như hai hộ vệ vững chãi đúng theo nguyên tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, phía sau là dãy núi xanh bạt ngàn chạy dài qua Cẩm Phả.
Đền Cửa Ông gồm đền Thượng và đền Hạ có hệ thống tượng phong phú và quý hiếm bởi có những nét nghệ thuật điêu khắc sống động. Những bức tượng tại đây được tạo tác bằng những chất liệu quý nên đến nay vẫn giữ nguyên vẹn, truyền thuyết về Đức Ông và sự linh thiêng của đền Cửa Ông.
Có những huyền thoại, những truyền thuyết chứng tỏ nhân dân ngưỡng mộ ông, chuyện kể rằng có hôm tại đền Cửa Xuất tự nhiên trời mưa to gió lớn sấm sét nổi lên ầm ầm, ông đang đi tuần trên biển thấy có một phiến đá to nổi lên, liền ngang nhiên ngồi lên trên phiến đá, sóng nổi quần quần, mặt nước dâng lên cao nhưng phiến đá vẫn nổi trên mặt nước chở ông đi đè đầu những con sóng.
Khi mưa gió yên dân chúng không thấy ông đâu nữa mà trên phiến đá chỉ còn một cái mũ, liền rước về thờ, lập miếu và tâu lên triều đình đó là ngày 16/8/1311 từ đó ngày này được xem là ngày hóa của ông. Nhà Vua phong cho ông là Thượng Đẳng Phúc Thần, ông được xem là vị chủ thần ở đền Cửa Ông, trong đền có tượng ông và đôi câu đối mang ý nghĩa trân trong và thông cảm với ông.
Trần Quốc Tảng còn là một vị tướng giỏi, uy danh lừng lẫy đất Bắc, Ông là người đóng góp công lao lớn trong trận chiến thắng Bạch Đằng và được lưu truyền công lao qua bài thơ nổi tiếng:
"Bạch Đằng hộ chiến công, lương tướng uy danh Kinh Bắc địa.
Hải Đông lưu linh tích, anh hùng tâm sự đôi Nam thiên".
Nghĩa là:
"Giúp chiến thắng Bạch Đằng, tướng giỏi uy danh lừng đất Bắc.
Để dấu thiêng Đông Hải, anh hùng tâm sự gửi trời Nam".
Đền Cửa Ông nằm ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, toạ lạc trên quả đồi không cao lắm, ngay bờ vịnh Bái Tử Long, nơi đây tạo nên sự giao hoà giữa núi non, rừng, biển, một cảnh đẹp tuyệt vời của vùng Đông Bắc tổ quốc.
Đến nay, đã hơn 700 năm hiển thánh của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - Một vị tướng tài ba nhà Trần có công lao to lớn trấn ải vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Hàng năm vào dịp đầu xuân Đền mở hội: Lễ xin mở hội tại Đền Thượng; Lễ Cầu siêu, Lễ xin ở cửa Đền và dâng hương rước Đức Ông; đại lễ tưởng niệm và cuối cùng là rước Đức Ông hồi cung an vị; cùng nhiều trò chơi dân gian...
Cửa Ông – Một vùng lợi thế
Địa hình Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xa xưa, con đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc và ngược lại. Cửa Ông như là cái yết hầu nối miền Đông chập trùng đồi núi với vùng mỏ giầu có và miền Tây rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh.
Các cuộc chinh phạt xâm lược của phương Bắc, hay các cuộc điều binh của các triều đại phong kiến Việt Nam ra miền biên giới Đông Bắc đều đi qua Cửa Ông. Xưa kia, các triều đại phong kiến đều đặt ở Cửa Ông - Cẩm Phả một đồn binh để chốt giữ nơi “Yết Hầu” này. Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long không chỉ là một cảnh đẹp nổi tiếng, một vùng biển trù phú các giống loài hải sản mà còn tạo cho Cửa Ông một lợi thế về cảng biển.
Vùng vịnh phía Nam Cửa Ông nước sâu, lượng phù sa bồi hàng năm không đáng kể. Cách bờ từ 1 đến 2km là dãy đảo đá nhấp nhô tạo hình vòng cung chắn sóng gió, khiến cho vùng biển luôn luôn tĩnh lặng, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu. Với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển, từ xa xưa, nơi đây đã là một bến thuyền giao thương trên con đường thủy từ đồng bằng sông Hồng với vùng biên cương Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc, bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt...
Hiện tại, Ban quản lý khu di tích đền Cửa Ông đang cùng với các ngành liên quan đang hoàn hiện đề án quy hoạch khu di tích đền Cửa Ông (quy hoạch tổng thể từ đường giao thông, các phân khu như dịch vụ ăn uống, để xe, nghỉ ngơi cho khách, đúc chuông, dịch chuyển vị trí tượng...).
Đền Đức Ông Trần Quốc Tảng
Đền Cửa Ông nằm trên địa bàn thuộc phường Cửa Ông (TP. Cẩm Phả), khu di tích này đã được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng khu di tích lịch sử quốc gia và trở thành điểm du lịch tâm linh, hướng về cội nguồn không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của đông đảo du khách trong, ngoài nước.
Ngôi đền được xây dựng thờ vị thần chính là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - một vị tướng tài ba của nhà Trần, người con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đã có công đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Từ sau năm 1288 đến khi qua đời, phần lớn thời gian Trần Quốc Tảng dành cho việc trấn giữ miền Đông Bắc tổ quốc.
Vì những công lao to lớn đó, ông được vua Trần Anh Tông phong tước Hưng Nhượng Đại Vương. Những ngày cuối đời của ông và sự hình thành ngôi Đền, sử sách cũ kể lại như sau: “Ông ra Cửa Suốt được ba ngày thì trời nổi giông tố. Ông qua đời ở đó, thi hài trôi tới Vườn Nhãn (ngày 11/9/1311).
Tục truyền rằng, đêm hôm ấy, mọi người trong vùng đều mơ thấy một người cân đai, áo mũ chỉnh tề đứng ở đình làng nói rằng: Ta là tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về Đồn cũ giữ yên dân nước”. Vua Trần thấy Trần Quốc Tảng là người có công, lại linh ứng, nên truyền cho lập miếu thờ và phong là Thượng đẳng Phúc thần, cho 800 quan tiền công hàng năm để cúng tế hai mùa vào bậc Nhà nước”.
Kiến trúc độc đáo
Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn, mà còn có giá trị về nghệ thuật, văn hoá dân tộc đặc sắc. Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm…
Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng… Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ… Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy…
Trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “Rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển… Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí ngôi Đền đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”.
Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…
Hàng năm, khách thập phương đến viếng thăm thắng cảnh Đền Cửa Ông, dưới mái Đền cổ kính, tán cây cổ thụ tĩnh lặng, ai cũng kính cẩn trước các vị Nhân Thần nhà Trần, họ không những ngưỡng mộ nhân tài, khí phách của các vị anh hùng hào kiệt, mà còn nguyện làm việc tốt để xứng đáng với ông cha.
Thời gian đi du lịch Đền Cửa Ông
Lễ hội đền Cửa Ông thường diễn ra vào ngày 2 tháng giêng hàng năm và kéo đến hết mùa xuân. Vào mùa hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.
Nếu như bạn đi vào đợt lễ hội sẽ rất đông và nhộn nhịp. Còn những ngày thường thì khá vắng, không gian rất yên tĩnh, nếu bạn không muốn quá ồn ào thì có thể lựa chọn dịp ngoài lễ hội để tới thăm.
Di chuyển tới Đền Cửa Ông thế nào?
Từ trung tâm Hà Nội để đi du lịch đền Cửa Ông bạn đi theo đường Nguyễn Khoái đến QL5B/ DDCT04, QL 10 và QL18 đến Lý Thường Kiệt Thành phố Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh lộ trình này kéo dài khoảng 200 km.
Thăm thú gì ở Đền Cửa Ông?
Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…
Khi đi du lịch Cửa Ông bạn vừa có thể thưởng lãm những nét kiến trúc nghệ thuật đời Trần và vừa xin tài lộc cho năm mới bạn có thể đi theo tour gồm nhiều địa điểm khác nhau như chùa Cửa Ông, đền Cô bé Cửa Suốt,đi chùa Yên Tử.
Đền Cửa Ông không chỉ đẹp với những kiến trúc độc đáo cổ đại, không chỉ là nơi linh thiêng với quá tình lịch sử huy hoàng mà còn là nơi để người dân tìm về chốn thanh bình. Nếu như bạn đã tới du lịch Quảng Ninh thì đừng bỏ lỡ ngôi đền đẹp nhất Việt Nam này nhé. Hi vọng rằng với những điều chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho các bạn những kinh nghiệm bổ ích để bắt đầu hành trình sắp tới.
Đền Cửa Ông không chỉ hút khách bởi sự linh thiêng mà còn bởi khi mùa xuân về (từ ngày mùng 2 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), đền lại mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước. Người ta kính cẩn rước bài vị Hưng Nhượng Vương từ đền vi hành ra miếu (tương truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ông hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương; Mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc.
Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động văn hóa như múa rồng, thi soạn dâng lễ vật lên Đức Ông, nấu cơm, têm trầu, bày mâm quả, cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy. Đến với đền Cửa Ông, du khách không chỉđược thưởng lãm cảnh đẹp vùng biển Đông Bắc, thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là dịp phát huy những nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc.
Toàn cảnh khu đền được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, đan xen hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm. Đền được xây bằng các loại vật liệu như: Đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng… Phần trong nhà đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ… Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.
Ngôi đền được xây dựng thờ vị thần đến nay đã hơn 700 năm hiển thánh và khu di tích Đền Cửa Ông đã được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng khu di tích lịch sử quốc gia và trở thành điểm du lịch tâm linh, hướng về cội nguồn không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của đông đảo du khách trong, ngoài nước.
Lễ hội đền Cửa Ông vào tháng giêng
Mỗi năm cứ vào mùng 2 tháng 1 âm lịch đến hết xuân, du khách thập phương náo nức về đền Cửa Ông tham dự lễ hội. Lễ hội gồm 2 phần gồm lễ và hội: phần lễ bao gồm khai mạc lễ hội, lễ rước kiệu Đức Ông, nghi lễ dâng hương, hoa và tái hiện thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng... Tất cả được tổ chức dưới sự chỉ đạo của ban văn hóa tỉnh Quảng Ninh, các đại biểu cùng dâng hương và gõ trống khai mạc lễ hội. Lễ rước kiệu được tổ chức từ đền đi vòng ra quốc lộ 18A, qua các dãy phố, rồi vòng về tượng đài Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương, Trần Quốc Tảng. Năm 2018, vào mùa du lịch lễ hội, ngôi đền chắc chắn đón nhận diện mạo mới chắc chắn khiến du khách thập phương hài lòng.
Phần hội gồm có các hoạt động văn hóa dân gian, như: Hội thi cờ người, cờ bỏi, tổ tôm điếm… Các hoạt động diễn ra lễ hội cũng rất vui vẻ và hoành tráng. Trong những năm gần đây, ngôi đền được mở rộng quy mô và trở nên hấp dẫn trong con mắt du khách từ mọi miền.
Du khách ở mọi miền đất nước khi đến thành phố Cẩm Phả, không ai không biết địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng đền Cửa Ông - Một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Đền Cửa Ông từ xưa đến nay vẫn được coi là ngôi đền linh thiêng, thu hút hàng triệu du khách đến mỗi năm.
Ngôi đền này có vị trí địa lý khá thuận lợi cho du khách từ mọi miền đất nước đổ về, du lịch đền Cửa Ông vừa thưởng lãm nét kiến trúc nghệ thuật thời Trần, vừa cùng cầu xin tài lộc cho một năm mới an khang, đây chắc chắn là điểm đến hấp dẫn nhất trong dịp đầu năm mới không thua kém gì Yên Tử. Bạn có thể đi theo tour gồm nhiều địa điểm khác như: Đền Cửa Ông, đền Cô bé Cửa Suốt hay đi chùa Yên Tử.
Nhiều người kể lại rằng, khi bản thân gặp chuyện không may mắn trong cuộc sống, họ thường đến đền Cửa Ông để lễ Đức Ông và cảm thấy như trút được gánh nặng, ưu phiền và tiếp tục quay trở về làm việc với một tâm trạng tốt hơn nhiều. Để kiểm chứng xem đó có phải là sự thật hay không, bạn hãy một lần đến tham quan đền Cửa Ông và cảm nhận điều đó nhé!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !