Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long

Rồng cuộn đất thiêng thành thắng cảnh
Tích truyền Bạch Mã trấn danh châu
Cao vương chuyện cũ nay bùn đất
Vật đổi sao dời đã mấy Thu.

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long
Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long

Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, Tổng Hữu Thúc huyện Thọ Xương Phủ Hoài Đức là của sông Tô Lịch thông với Sông Hồng và nay là số nhà 76-78 phố Hàng Buồm, Hoàng Kiếm Hà Nội. Theo một số tài liệu, Đền Bạch Mã có từ năm 866 thờ Thần Long Đỗ vị Thần đã làm thất bại các pháp thuật của viên quan Đô Hộ thời Bắc Thuộc là Cao Biền, chính Cao Biền cũng phải phong thần Long Đỗ làm Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.

Lịch sử Đền Bạch Mã

Từ khi vua Lê Thái Tổ dời đô khiến Thăng Long trở thành Kinh Đô của một nước độc lập. Đền có tên Bạch Mã tức là ngựa Trắng biểu tượng của thần thoại Mặt Trời xuất phát từ sự tích xưa. Năm 1010 Vua Lý Thái Tổ quyết dời đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, khi dựng thành không hiểu vì sao cứ xây lên rồi lại đổ, Vua liền sai người tới Cầu Đảo, chợt thấy ngựa trắng từ trong đền đi quanh một vòng đi đến chỗ nào để lại dấu chân chỗ đó  và trở lại trong đền thì biến mất. Vua liền theo dấu chân ngựa mà đắp thì dựng được thành nên thờ làm thành Hoàng Thăng Long.

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long

Tạ ơn thần linh trợ giúp Vua bèn tôn phong Thần Long Đỗ làm Quốc Đô Định Bang Thành Hoàng Đại Vương và cho gọi ngôi đền thờ là Bạch Mã Linh Từ tức là Đền thiêng Ngựa trắng.

Đền Bạch Mã đã trải qua nhiều lần tôn tạo và trùng tu, cuối thế kỷ thứ 17 Đền được tôn nền cũ và được mở rộng, năm 1781 Chúa Trịnh cho dân gian Giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu, xung quanh Đền Bạch Mã được sắm sửa tế lễ không cần phải chịu các hình thức xu dịch khác. Năm 1829 Đền được tu sửa thêm phần hoa mỹ, năm 1939 Văn Trì được dựng ở cánh Tả, còn Phương Đình dùng làm nơi cúng lễ các tuần tiết.

Diện mạo ngày nay của Đền Bạch Mã thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của thế kỷ 19 thời Nguyễn, điểm nhấn rất riêng của ngôi Đền cổ này chính là mái vòm hình mai con cua có tác dụng khép kín các đơn nguyên kiến trúc.

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long
Đền thờ Thần Long Đỗ

Trong không gian linh thiêng ấy Đền Bạch Mã lưu giữ 15 văn bia với nội dung đề cập sự tích của Đền Thần, nghi lễ cúng Thần và các lần trùng tu tôn tạo. Đồng thời nhiều hiện vật quý cũng có mặt tại đây như: Cỗ Long Ngai có hàng chữ ghi tên Vị Thần được thờ chính ở đây là Long Đỗ Thần Quan Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương, bức hoành phi Đông Chấn Linh Từ, đồ thờ gồm vũ khí thời cổ xưa như xích, đao, thương, câu, liêm được sơn son tiếp vàng trạm trổ cầu kỳ.

Hiện Đền Bạch Mã vẫn giữ nguyên được cấu tạo nhưng được sắp xếp lại theo cấu trúc Tam Nguyên Đồng Hóa tức là thêm diện thờ Phật vào Mẫu, hàng năm cứ tới ngày 13/2 âm lịch Phố Hàng Buồm trở nên nhộn nhịp bởi hội Đền Bạch Mã.

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long
Đền Bạch Mã thường nhộn nhịp vào ngày 13/2 âm lịch

Đền Bạch Mã mang vẻ đẹp hoài cổ

Đền Bạch Mã là ngôi đền lớn được trùng tu qua nhiều thời đại và xây dựng theo hình chữ Tam. Bên ngoài đền là phương đình tám mái, với 1 tam bảo và 13 hoàng phi. Trên các ô cửa đền được trang trí bằng những họa tiết gắn với phong cách kiến trúc phương đình của Hội Quán Quảng Đông ở Hội An.

Đền Bạch Mã mang một vẻ đẹp hoài cổ với những bức tường đá rêu phong, và bức tranh cổ kính. Hiện nay, đền gồm có Nghi môn, phương đình, thiệu ương, cung cấm, nhà hội đồng. Tất cả được bố trí theo chiều dọc trong một không gian khép kín. Ngoài ra, đền Bạch Mã còn có miếu thờ Tề Vương Phi và Bể Núi.

Vào sâu bên trong, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng một kiến trúc với kết cấu toàn bộ bằng hệ thống gỗ lim với các bộ đỡ mái kiểu “Giá chiêng chồng rường con nhị’’. Trên mỗi cột gỗ, gà lách, xà ngang đều có những mảng trang trí phong phú, khéo léo, tinh xảo của những nghệ nhân điêu khắc tài hoa.

TVC giới thiệu lịch sử Đền Bạch Mã

Ngoài ra, ngôi đền này còn là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như bức hoàng phi “Đông trấn linh từ’’, Cỗ Long ngai, các vũ khí thời xưa như: đao, câu liêm, xích… được chạm khắc tinh xảo, những bia đá, sắc phong, hạc thờ cũng được khắc họa với những nét tinh xảo.

Ghé thăm đền Bạch Mã, du khách còn có thể lựa chọn những điểm đến tiếp theo như lượn một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm ngắm tháp Rùa, nhà Thờ, nhà Hát Lớn, thưởng thức món ăn đặc sản Hà Nội như kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, hay những món ăn bình dân như bún chả, bánh cuốn, bánh đa cua… Chắc chắn đây sẽ là tour du lịch lý thú, một trải nghiệm thú vị không bao giờ quên của các bạn.

Đền Bạch Mã - Di tích lịch sử đất Thăng Long

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !