Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
 Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam
Năm 2023

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

  • Email:
    contact@vicem.vn
  • Điện thoại:
    024-38512425

Thương hiệu Việt nổi tiếng - Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Vào tháng 9/1979, Liên hiệp các xí nghiệp xi măng - tiền thân của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) được thành lập. Trải qua 34 năm hình thành và phát triển, đến nay Vicem đã trở thành một tổng công ty phát triển rộng khắp cả nước với 8 đơn vị thành viên nắm giữ 100% vốn điều lệ, 17 đơn vị thành viên nắm giữ CP chi phối, 3 đơn vị sự nghiệp và 8 công ty liên doanh - liên kết. Với vai trò là doanh nghiệp đứng đầu ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam, Vicem đã và đang thể hiện vai trò chủ đạo của mình thông qua những thành tựu đạt được trong nhiều năm liền. Đặc biệt, năm 2012 vừa qua mặc dù chịu nhiều áp lực, cạnh tranh quyết liệt, song Vicem đã vững vàng vượt lên với kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Cụ thể, sản lượng clinker đạt 15,5 triệu tấn, tiêu thụ xi măng và clinker đạt 19,5 triệu tấn, vượt 3% so với năm 2011; doanh thu đạt 28.830 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 540 tỷ. Có được thành công đó là nhờ sự nhiệt huyết, chung sức, đồng lòng, sự năng động, nhạy bén, bản lĩnh và quyết liệt trong đổi mới quản lý, đổi mới quản trị doanh nghiệp của lãnh đạo Vicem, lãnh đạo các đơn vị thành viên. Chiến lược phát triển của Vicem hiện tại là sản xuất ximăng kết hợp với sản xuất điện từ nguồn nhiệt khí thải. Hiện, Vicem đang tích cực triển khai xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bình Phước, Tam Ðiệp, Hoàng Mai, Bút Sơn.

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM). Tiền thân là Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng được thành lập ngày 01/10/1979, Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng được thành lập để quản lý các nhà máy xi măng trong cả nước.

Ngày 05/10/1993 Bộ xây dựng có Quyết định số 456/BXD-TCLĐ đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam; Ngày 14/11/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 670/TTg về việc thành lập Tổng công ty Xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 91.

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Trong chặng đường phát triển, ngành Xi măng Việt Nam chia thành nhiều giai đoạn phát triển có thể kể đến một số giai đoạn sau:

  • Giai đoạn trước năm 1930: Khi đó trên lãnh thổ Việt Nam mới chỉ có nhà máy Xi măng Hải Phòng do người Pháp xây dựng năm 1899, đến năm 1955 thuộc về nhà nước Việt Nam quản lý, vận hành phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • Giai đoạn sau khi đất nước được thống nhất năm 1975 có thêm nhà máy xi măng Hà Tiên (Kiên Giang). Từ năm 1980 đến 1993 đất nước có thêm nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) do Liên Xô giúp đầu tư xây dựng và Hoàng Thạch (Hải Dương) do Đan Mạch cung cấp thiết kế thiết bị toàn bộ.
  • Giai đoạn từ 1993 đến nay ngành Xi măng Việt Nam có bước phát triển vượt bậc với nhiều hình thức đầu tư xây dựng gồm:

Các nhà máy xi măng do VICEM tự đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng đất nước như: Bút Sơn 1&2; Bỉm Sơn 2&3; Hoàng Thạch 3; Hà Tiên 1- Bình Phước; Hà Tiên 2- Kiên Lương; Hải Phòng mới và các nhà máy do địa phương đầu tư chuyển giao cho VICEM: Hoàng Mai; Tam Điệp. Các nhà máy do các ngành khác đầu tư chuyển giao cho VICEM: Hải Vân; Hạ Long; Sông Thao.

  • Các nhà máy xi măng liên doanh với VICEM gồm: Chinhfon (Đài Loan); Nghi Sơn (Nhật Bản); Siam City Cement (Thái Lan)
  • Các nhà máy do các địa phương, các ngành và doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay khối doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy Xi măng.

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Trải qua hơn 120 năm xây dựng và phát triển (kể từ khi xây dựng nhà máy Xi măng Hải Phòng) và hơn 40 năm thành lập VICEM được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Xây dựng, hiện nay VICEM có 10 nhà máy sản xuất Xi măng với 16 dây chuyền sản xuất, công xuất 20 triệu tấn Clinker và 27 triệu tấn xi măng/năm. Các nhà máy xi măng của VICEM có công nghệ hiện đại từ các nước EU, G7, được phân bố khắp đất nước. Các thương hiệu Xi măng của VICEM: Xi măng VICEM Hải Phòng, Xi măng VICEM Bỉm Sơn, Xi măng VICEM Hoàng Thạch, Xi măng VICEM Hà Tiên, Xi măng VICEM Bút Sơn, Xi măng VICEM Hoàng Mai… đã xây dựng các công trình trọng điểm của Quốc gia, công trình công nghiệp và dân dụng trên cả nước, ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó VICEM còn tham gia liên doanh với 3 công ty và nắm cổ phần chi phối/liên kết với 18 công ty tham gia chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh: Cung ứng Than, Thạch cao, vỏ bao, vận tải và phân phối sản phẩm. VICEM còn có Viện Công nghệ Xi măng làm nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu; công ty Tư vấn đầu tư & phát triển, chuyên tư vấn thiết kế dây chuyền công nghệ và sử dụng thiết bị Xi măng; Trường Trung cấp nghề kỹ thuật Xi măng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề sản xuất Xi măng. Đội ngũ Cán bộ, Kỹ sư, Công nhân kỹ thuật VICEM dày dạn kinh nghiệm và kỹ năng trong quản lý và vận hành các nhà máy Xi măng là nguồn lực quan trọng của ngành xi măng Việt Nam.

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, nhiều tập thể, cá nhân của VICEM được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động và nhiều phần thưởng cao quí.

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Hiện nay VICEM đang tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất, tối ưu hóa các dây chuyền công nghệ, phát huy tối đa nội lực. Cân đối phân bổ năng lực sản xuất phù hợp với từng thương hiệu, đảm bảo cân đối giữa năng lực sản xuất và thị trường. Tập trung thực hiện các công việc để cổ phần hóa công ty mẹ, các công ty 100% vốn Nhà nước để có nguồn vốn phát triển năng lực sản xuất bằng việc đầu tư mới, hoặc nhận `chuyển giao các doanh nghiệp mà Chính phủ, Bộ Xây dựng giao cho VICEM, giữ vững vai trò trụ cột, là cân đối lớn của ngành xi măng Việt Nam; tiếp tục đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để bắt nhịp kịp thời với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Tiếp tục quan tâm công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng nghĩa cử và đạo lý mà VICEM đã và đang thực hiện.

Lịch sử hình thành

Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của Ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy Xi măng Hải Phòng, được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn mác con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã có mặt tại Hội chợ triển lãm Liege (Pháp) năm 1904 và hàng vạn tấn xi măng Hải Phòng đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở các nước như vùng Viễn đông, Vladivostoc, Java (Indonesia), Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore...

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết năm 1954, Miền Bắc nước ta tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN, còn Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhà máy xi măng Hải Phòng được khôi phục và phát triển vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy trong các cuộc bắn phá ác liệt bằng máy bay của Mỹ để đáp ứng nhu cầu xi măng phục vụ cho các công trình quốc phòng và phát triển kinh tế ở Miền Bắc.

Sau ngày 30/4/1975, Đất nước hoàn toàn toàn thống nhất, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, sản xuất theo phương pháp ướt đã được xây dựng từ thời Mỹ - Ngụy.

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) để phù hợp với công cuộc xây dựng lại, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng mới hai nhà máy xi măng hiện đại, công suất lớn: Bỉm Sơn (Thanh Hoá) và Hoàng Thạch (Hải Dương). Nhà máy xi măng Bỉm Sơn do Liên Xô (cũ) đầu tư với hai lò quay phương pháp ướt, kích thước 5,0x185m, công suất 1,2 triệu tấn Clinker/năm. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch do F.L Smidth đầu tư với một lò quay phương pháp khô, kích thước 5,5x89 m, công suất 1,1 triệu tấn Clinker/năm. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn bắt đầu sản xuất năm 1981, nhà máy xi măng Hoàng Thạch năm 1983.

Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam

Phía Nam, tại tỉnh Kiên Giang, Nhà máy xi măng Hà Tiên với 02 lò quay phương pháp ướt, kích thước 3,3x100 của hãng Venot-Pic (Pháp) và từ 1991 được mở rộng với 01 lò quay phương pháp khô, kích thước 4,8x64m của hãng Polysius (Pháp). Clinker sản xuất một phần chuyển về Thủ Đức bằng đường thuỷ để nghiền và đóng bao phục vụ cho nhu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng Đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985); để phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng đã và đang được đầu tư mới, ngày 7/9/1979 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 1/4/1980 Liên hiệp các xí nghiệp xi măng bắt đầu đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước. Ngày 1/6/1980 Công đoàn LHCXN xi măng được thành lập theo Quyết định số 135/VP của Thường vụ công đoàn xây dựng Việt Nam.

Sau hơn 13 năm hoạt động, ngày 05 tháng 10 năm 1993 Bộ xây dựng có Quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành Tổng Công ty Xi măng Việt nam, tiếp theo đó Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số670/TTg ngày 14/11/1994 thành lập Tổng Công ty Xi măng Việt nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của Ngành xi măng với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc.

TVC giới thiệu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Vào năm 1994, sản lượng xi măng của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là 1,4 triệu tấn

Để đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng tăng, tháng 07 năm 1996 dây chuyền 2 nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất 1,2 triệu tấn/năm đi vào sản suất nâng tổng công suất Xi măng Hoàng Thạch lên 2,3 triệu tấn và năm 1998 Nhà máy Xi măng Bút Sơn (Hà Nam) với thiết bị của hãng Technip-Cle (Pháp), công suất 1,4 triệu tấn chính thức hoạt động.

Tổng Công ty Xi măng còn liên doanh với Tập đoàn Chìnfon và Thành phố Hải Phòng xây dựng nhà máy xi măng Chinh Phong công suất 1,4 triệu tấn/năm, liên doanh với Hoderbank Financial Glaris Ltd (Thuỵ Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai (Hòn Chông, Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm, liên doanh với Nihon.

Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Địa chỉ: 228 Lê Duẩn - Phường Trung Phụng - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.

Điện thoại tư vấn: 024-38512425

Chúng tôi đã tìm thấy 0 tổng số mặt hàng cho bạn!

Không tìm thấy sản phẩm nào!

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !