Sách Gốm Việt Nam, Đồ Cổ, Gốm Việt Cổ
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ

Mỹ Thuật - Thiết Kế

Sách Gốm Việt Nam, Đồ Cổ, Gốm Việt Cổ

Liên hệ
Hà Nội, HCM
Ngày đăng: 26-09-2023
Thông tin cơ bản
  • Sách Gốm Việt Nam, Đồ Cổ, Gốm Việt Cổ : Hiện nay tôi có 1 số bản photo 9 cuốn sách dành cho những người đam mê và sưu tầm cổ vật.

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, lại giáp biên với Trung Quốc - một đất nước được xem là cội nguồn, xứ sở của nghề gốm sứ với bề dày lịch sử hơn 10.000 năm, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nghề làm gốm xuất hiện khá sớm. Bằng chứng khảo cổ học đã xác định, đồ gốm cũng xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng một vạn năm trước, trong giai đoạn văn hóa Hòa Bình (giai đoạn muộn), Bắc Sơn.

Đồ gốm thời tiền sử ở Việt Nam đều là gốm mộc, nặn bằng tay, được nung ở ngoài trời với nhiệt độ khoảng 700oC, xương gốm thô, chủ yếu được làm từ đất trộn với vỏ nhuyễn thể và bã thực vật. Hoa văn trang trí đơn giản ở phía ngoài như các vạch chéo, văn sóng nước, văn chải răng lược... Các hoa văn này được tạo ra khi sản phẩm còn ướt, một số được tạo bằng bàn dập hoặc dùng que nhọn để vẽ, vạch. 

Theo từng bước phát triển, sang thời đại kim khí, đồ gốm truyền thống Việt đã có những bước chuyển mới, từ kỹ thuật nặn tay đã chuyển sang kỹ thuật tạo hình bằng bàn xoay, tạo nên sự phong phú về chủng loại và kiểu dáng của sản phẩm, tiêu biểu là những đồ gốm giai đoạn Tiền Đông Sơn (văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun). Bên cạnh các sản phẩm đun nấu còn thấy những sản phẩm gốm để chứa đựng, dụng cụ ăn uống, trang sức, công cụ lao động và gốm mỹ thuật. Có thể nói, từ khi ra đời, đồ gốm đã trở nên phổ biến, giữ vai trò chủ đạo và luôn là một nghề thủ công có vị trí xứng đáng trong đời sống của cư dân thời tiền - sơ sử.

Hiện nay tôi có 1 số bản photo 9 cuốn sách dành cho những người đam mê và sưu tầm cổ vật, đó là:

“Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn” – Vương Hồng Sển, nhà xuất bản Mỹ Thuật 1994

Cuốn sách này nói về những kinh nghiệm chơi và cách mua đồ của cụ VHS, thời gian, hoàn cảnh và giá 1 số món đồ của nhà sưu tập VHS...

“Khảo về đồ sứ men lam Huế” - Vương Hồng Sển, nhà xuất bản Mỹ Thuật 1994

Cuốn sách Đồ sứ men lam Huế của cụ VHS, thú chơi ấm chén, gốm Đường Tống, Bát Tràng…

"Thú chơi cổ ngoạn" - Vương Hồng Sển, xuất bản 1971

Nội dung chính của cuốn sách:

- Lời tự

- Vì sao tôi ham sách và thích cổ ngoạn

- Nước Việt Nam yêu quý

- Chuyện coi voi già trong sở thú

- Dẫn

- Văn nhược hư

“Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ” - Tg: Trần Khánh Chương, nhà xuất bản Mỹ Thuật 2004

Những bài viết của họa sĩ, nhà sưu tầm cổ vật TKC, các bài viết của tác giả về gốm Việt Nam:

Gốm hoa nâu, gốm hoa lam, gốm men ngọc..., 1 số hình ảnh các cổ vật đặc trưng của VN.

"Đại cương về cổ vật ở Việt Nam" - Nguyễn Thị Minh Lý, trường ĐHVH – 2004

Cuốn sách bao gồm các chương:

- Chương 1: Những vấn đề chung về cổ vật

- Chương 2: Cổ vật bằng đá

- Chương 3: Cổ vật bằng đồng

- Chương 4: Cổ vật bằng gốm

- Chương 5: Các tác phẩm nghệ thuật cổ

- Chương 6: Quản lý cổ vật ở Việt Nam

“Hơn nửa đời hư” – Tg Vương Hồng Sển

“Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn” – Tg Trần Đức Anh Sơn, NXB ĐHQG Hà Nội 2008

Cuốn sách bao gồm các chương:

- Chương 1: Về thuật ngữ đồ sứ ký kiểu.

- Chương 2: Đồ sứ ký kiểu trước thời Nguyễn.

+ Đồ sứ ký kiểu các chúa Nguyễn đàng ngoài.

+ Đồ sứ ký kiểu các chúa Nguyễn đàng trong.

+ Đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn.

- Chương 3: Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

+ Các sứ bộ triều Nguyễn với việc ký kiểu đố sứ.

+ Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

+ Phương thức ký kiểu và lưu giữ đồ sứ.

- Chương 4: Đặc điểm mỹ thuật của đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

- Chương 5: Văn tự trên đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

“Khảo về đồ sứ Trung Hoa cổ” – Vương Hồng Sển, xuất bản 1971(có bản gốc)

Nội dung cuốn sách:

• Phần thứ nhất:

+ Chương 1: Khảo về thuật làm đồ gốm Trung hoa, đồ gốm sứ với người Trung hoa.

+ Chương 2: Bước đường tiến hóa từ thuở sơ khai đến thế kỷ XVIII

+ Chương 3: Khảo về vật liệu cần thiết để làm ra đồ sành. Các loại đất dung làm đồ gốm, đồ sứ.

+ Chương 4: Phương pháp chế tạo đồ sành

+ Chương 5: Hình thù và công dụng của đồ sành, đồ sứ.

+ Chương 6: Ý nghĩa của các kiểu vẽ trên sứ tàu. Cách tổ chức làm việc trong lúc vẽ.

+ Chương 7: Kỹ thuật vẽ trên đồ sứ, kỹ thuật vẽ trên thai(trên sành chưa tráng men).

+ Chương 8: Các tích tuồng kiểu vẽ trên đồ sứ.

+ Chương 9: Nói về niên hiệu chế tạo và các ký hiệu khác trên đồ sành, đồ sứ.

• Phần thứ 2:

+ Chương 1: Từ thượng cổ cho đến Hán(?-220 Tây lịch)

+ Chương 2: Từ Hán sang Đường.

+ Chương 3: Từ đường(618- 907) qua Ngũ Đại Tàn Đường(907-960).

+ Chương 4: Triều Đại Tống(960 – 1276).

+ Chương 5: Yuan, Nguyên Mông Cổ(1279-1368).

+ Chương 6: Minh(1368-1644)

+ Chương 7: Đại Thanh(1644-1912)

+ Chương 8: Từ việc xuất cảng đồ sành ra ngoại quốc đến các công ty Đông Ấn Độ

+ Chương 9: Đồ gốm Bát Tràng.

+ Chương 10: Tổng lược về mỹ thuật Việt Nam…

….Mục lục, ký hiệu, hình ảnh.

Gốm sứ Trung hoa thời Minh Thanh – hoa văn rồng phụng

Nội dung cuốn sách:

• Rồng và hoa văn rồng trên gốm sứ Trung hoa thời Minh Thanh

+ Rồng Trung hoa

+ Hoa văn rồng trên gốm sứ Trung hoa thời Minh Thanh

- Hoa văn long

- Hoa văn thủy long

- Chính diện long

- Hoa văn châu long

- Hoa văn hí châu long

- Xuyên hoa long

- Đoàn long

- Li long

- Hoa văn ứng long

- Hoa văn quỳ long

- Hoa văn quá chi long

- Long ngư…

• Phụng và hoa văn phụng trên gốm sứ Trung hoa thời Minh Thanh

+ Chim phụng trong truyền thống văn hóa Trung hoa

+ Hoa văn phụng trên gốm sứ Trung hoa thời Minh Thanh

- Hoa văn chim phụng

- Hoa văn song phụng

- Hoa văn đoàn phụng

- Hoa văn quỳ phụng

- Hoa văn chim phụng

- Hoa văn long phụng

….Kèm theo các hình ảnh……

Lâu nay, khi nhắc đến gốm cổ Việt Nam, nhiều người thường nghĩ đến những cái tên như Chu Đậu, Phù Lãng, Bát Tràng… ở miền Bắc; Gò Sành, Bàu Trúc… ở miền Trung; Cây Mai, Biên Hòa… ở miền Nam. Tuy nhiên, với giới chuyên môn và nhà sưu tập, rõ ràng bản đồ gốm cổ trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ có vậy.

Thực tế, có quá nhiều cái tên, thịnh suy từng thời kỳ, đã tạo nên một bề dày gốm trải dài suốt mấy ngàn năm, qua nhiều vùng miền. Thậm chí, có những danh gốm dù chỉ còn lại những hiện vật, nhưng nếu đào sâu vào tìm hiểu sẽ thấy cả một cơ đồ văn hóa hiện lên trong đó.

Ai có nhu cầu giao lưu cả bộ gồm 9 cuốn hay mua lẻ xin liên hệ với chúng tôi!

Liên hệ:


* Lưu ý : Giá hiển thị trên RAO VẶT: Vinacel - thuonghieuvietnoitieng.com : không bao gồm phí vận chuyển và các phụ phí khác. Vinael chỉ đóng vai trò trung gian kết nối Người mua - Người bán. Nếu Quý khách có nhu cầu thỏa thuận về vận chuyển, thanh toán hoặc có bất cứ thông tin khiếu nại nào, vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại với Người bán để được hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn !

Bình luận