Nguồn gốc của tục lệ lì xì tết
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ

Hàng Hóa - Vật Liệu

Nguồn gốc của tục lệ lì xì tết

1000
198/1 Liên Khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 01-12-2023
\
Thông tin cơ bản
  • Nguồn gốc của tục lệ lì xì tết : Nguồn gốc của tục lệ lì xì tết

Lì xì tết hay còn gọi là mừng tuổi đầu năm đã trở thành một phần phần văn hóa của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Tục lệ mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ. Lì xì là biểu tượng của sự may mắn, bình an và hạnh phúc, là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được vào ngày đầu Xuân năm mới.

Nguon-goc-cua-tuc-le-li-xi-tet

>>>Tham khảo thêm: In bao lì xì tphcm, kích thước bao lì xì tiêu chuẩn năm 2024

Tục lì xì tết đầu năm là nét văn hóa từ ngàn xưa

Đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là lúc mọi người bắt đầu được gửi và nhận những phong bao lì xì.

Lì xì là những phong bao màu đỏ bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết. Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…

Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm.

Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.

Năm nào cũng vậy, con cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ và ngược lại với hy vọng tặng cho nhau những may mắn đầu tiên của năm mới. Chẳng ai nhớ lì xì có từ bao giờ chỉ biết rằng cứ Tết đến là không thể thiếu phong bao tươi thắm.

Nguon-goc-li-xi-tet

>>>Xem thêm: Địa chỉ in lịch tết giá rẻ, chất lượng

Nguồn gốc của tục lệ lì xì tết

Có nhiều câu chuyện được người dân truyền miệng về sự ra đời của bao lì xì, trên thực tế cũng chưa ai kiểm chứng được có chính xác hay không. Theo TS. Nguyễn Thị Hồng – chuyên gia Văn hóa, Phó trưởng Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết tục lì xì đầu năm của người Việt Nam đã có từ ngàn năm chứ không phải bây giờ mới có.

Trước ý kiến cho rằng, phong bao lì xì và tục tặng lì xì đầu năm của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc, TS. Hồng lý giải: “Tục tặng lì xì không bắt nguồn từ Trung Quốc vì có thể thấy tuy tên gọi Tết là của Trung Quốc nhưng nội hàm lại thuần Việt. 12 cái Tết Việt Nam đang dùng có tên của Trung Quốc nhưng đều được Việt hóa cả. Các phong tục trong đó có phong tục ngày Tết Nguyên đán được Việt hóa không phải của Trung Quốc.

Chữ lì xì là của người miền Nam Việt Nam gọi còn các cụ xưa chỉ gọi đơn giản là tục mừng tuổi cho trẻ em và người già nhân dịp Tết. Vì vậy phong tục này là phong tục của người Việt. Xuất phát từ khát vọng, trong giao tiếp của người Việt”.

Không chỉ tặng lì xì Mùng 1 mà cả Mùng 2, 3 và thậm chí là trong dịp Tết chỉ cần gặp mặt nhau cũng có thể trao phong bao lì xì. Những đồng tiền trong phong bao lì xì được gọi là đồng tiền may mắn, là phúc lộc đầu năm. Bên cạnh đó, lì xì con mang niềm tin và hy vọng. Những người được nhận lì xì luôn tin rằng mình sẽ có một năm thật nhiều may mắn với khởi đầu tài lộc, sẽ “thuận buồm xuôi gió” cả năm.

Nguon-goc-li-xi-tet

>>>Tham khảo: Địa chỉ bán lịch bloc

Ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết

Lì xì đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt với mong muốn những điều tốt đẹp may mắn sẽ đến từ những ngày đầu năm mới.

Lì xì không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài đến tận những ngày mùng chín, mùng mười của Tết.

Theo phong tục của người Việt cứ vào sáng mùng Một Tết, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để dùng cơm và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, sau đó cùng nhau đi đến từng gia đình để chúc Tết.

Trong ngày này bố mẹ, ông bà mừng tuổi cho con cháu, con cháu chúc thọ bố mẹ, ông bà, bạn bè, những người thân thiết mừng tuổi cho nhau.

Khi con cháu họ hàng cũng như con cháu bạn bè, nếu còn nhỏ tuổi, đến nhà đều được chủ nhà cho tiền mừng tuổi, nhiều ít tùy tình tuỳ cảnh. Ngược lại, khách cũng mừng tuổi cho con cháu còn nhỏ của chủ nhà. 

Tiền mừng tuổi thường cho số lẻ, ngụ ý tiền đó sẽ dư mãi ra. Có thể mừng tuổi bằng tiền hoặc bằng quà, nhưng phải chú trọng đến mặt hình thức, vì ngày Tết ai cũng thích đẹp. Người già khăn áo chỉnh tề ngồi trang trọng trên giường, trên ghế để con cháu đến mừng thọ. Ngược lại, con cháu cũng nhận được ở người trên những lời khuyên ân cần trong cuộc sống.

>>>Xem chi tiết tại đây: Nguồn gốc của tục lệ lì xì tết

Liên hệ:


* Lưu ý : Giá hiển thị trên RAO VẶT: Vinacel - thuonghieuvietnoitieng.com : không bao gồm phí vận chuyển và các phụ phí khác. Vinael chỉ đóng vai trò trung gian kết nối Người mua - Người bán. Nếu Quý khách có nhu cầu thỏa thuận về vận chuyển, thanh toán hoặc có bất cứ thông tin khiếu nại nào, vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại với Người bán để được hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn !

Bình luận